Mức cô đơn theo lịch sử tâm lý cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự cô đơn ở người trưởng thành trẻ tuổi hiện nay (Trang 78 - 80)

3.1.4 .Mức cô đơn theo trình độ

3.1.8. Mức cô đơn theo lịch sử tâm lý cá nhân

Để đánh giá về các vấn đề tâm lý tiềm ẩn, nghiên cứu sử dụng 3 câu hỏi để tìm hiểu các khách thể, gồm “Bạn đã từng mắc vấn đề nào về tâm lý cần chữa trị chƣa?”, “Gia đình bạn có ai từng gặp vấn đề về tâm lý không?”, và “Bạn có từng

gặp rắc rối về cảm xúc cô đơn ở độ tuổi niên thiếu không?”. Với cách trả lời đáp án có/không, nghiên cứu sử dụng kiểm định T-test để tìm sự khác nhau giữa các nhóm có xu hƣớng gặp rối nhiễu tâm lý và nhóm có lịch tử tâm lý ổn định.

Bảng 3.11:So sánh mức độ cô đơn về lịch sử vấn đề tâm lý

Câu hỏi Số mẫu ĐTB ĐLC Mức ý nghĩa

Đã từng mắc vấn đề về tâm lý cần chữa trị Có 104 55.8 10.5 t(435) = 4.693, p= 0.000 Không 333 49.9 11.2 Gia đình có ngƣời từng gặp vấn đề về tâm lý Có 73 52.1 11.3 t(435) = 0.638, p = 0.524 Không 364 51.2 11.3 Từng gặp rắc rối về cảm xúc cô đơn ở độ tuổi niên thiếu

Có 339 53.2 10.6 t(435) = 6.652, p = 0.000 không 98 44.9 11.3

Với p = 0.00 < 0.05, ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi tìm hiểu về lịch sử vấn để tâm lý của khách thể. Có 104 ngƣời thừa nhận đã từng mắc các vấn đề về tâm lý cần chữa trị, các đối tƣợng này có mức độ cô đơn ĐTB = 55.8, cao hơn những ngƣời chƣa từng mắc chỉ có ĐTB = 49.9. Khi đƣợc hỏi về trải nghiệm cô đơn độ tuổi dậy thì, 339 ngƣời đã trả lời từng gặp rắc rối về vấn đề cô đơn ở độ tuổi niên thiếu, những ngƣời này có ĐTB = 53.2 cao hơn so với những ngƣời chƣa từng bị ảnh hƣởng bởi sự cô đơn trong thời thơ ấu (ĐTB = 44.9). Nhƣ vậy có thể thấy, lịch sử từng gặp rối nhiễu về tâm lý trong quá khứ của mỗi ngƣời trong quá khứ có ảnh hƣởng đến trải nghiệm sự cô đơn của họ khi trƣởng thành.Khách thể MS402 (nữ, 25 tuổi) cũng chia sẻ: “Lâu lâu có cảm giác những ngƣời xung quanh không hiểu gì về mình nhƣng cũng có thể vì nguyên nhân trƣớc đây mình từng bị rối loạn trầm cảm nên vậy”. Các nghiên cứu về sự cô đơn thƣờng hƣớng đến ngƣời già và ngƣời ở tuổi dậy thì. Độ tuổi dậy thì với sự thay đổi về hoocmon và cảm giác không ai hiểu đƣợc mình đặc trƣng là yếu tố khiến con ngƣời thấy mình cô đơn ở độ tuổi phát triển. 77.6% khách thể nghiên cứu thừa nhận từng gặp phải vấn đề này

chứng tỏ sự cô đơn ở độ tuổi dậy thì là một điều rất phổ biến. Khách thể ẩn danh MS2“Khi còn nhỏ tôi có nhiều cảm xúc cô đơn đặc biệt với bạn bè, tôi không được thấu hiểu chia sẻ, tôi bị cô lập trong nhóm bạn chơi của mình, nhưng khi trưởng thành tôi không còn cảm giác đó nữa”.Có thể kết luận, những ngƣời từng gặp khó khăn, rối nhiễu về tâm lý sẽ khó kiểm soát cảm xúc của mình hơn và dễ bị tác động bởi môi trƣờng, các mối quan hệ xung quanh nên dễ gặp phải trạng thái cô đơn.

Các vấn đề về tâm lý cũng có thể bị ảnh hƣởng bởi gen di truyền từ những ngƣời thân trong gia đình. Câu hỏi về lịch sử vấn đề tâm lý của gia đình đƣợc sử dụng để kiểm tra giả thuyết đó. Tuy nhiên, khi chạy kiểm định T-test để phân tích lại cho p = 0.52 > 0.05. Nhƣ vậy, không có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 tổng thể; nói cách khác, yếu tố có ngƣời thân gặp vấn đề về tâm lý không có ảnh hƣởng nhiều tới trải nghiệm tâm lý củacác khách thể nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự cô đơn ở người trưởng thành trẻ tuổi hiện nay (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)