:So sánh mức độ cô đơn theo địa bàn sinh sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự cô đơn ở người trưởng thành trẻ tuổi hiện nay (Trang 72 - 73)

Tiêu chí Số mẫu ĐTB ĐLC Mức ý nghĩa

Nơi sinh sống Hà Nội 134 47.9 11.2 F(2, 434) = 12.294, p = 0.000 Tp. Hồ Chí Minh 131 51.1 11.2 Khác 172 54.2 10.8

Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trải nghiệm sự cô đơn ở giữa con ngƣời ở những địa bàn khác nhau (p=0.00 < 0.05). Những ngƣời trẻ tuổi ở Hà Nội có ĐTB = 47.9, thấp hơn những ngƣời ở Tp. Hồ Chí Minh có ĐTB = 51.1 và các nơi khác có ĐTB = 54.2. Sự khác biệt về văn hóa, lối sống

của các vùng miền có thể là lý do giúp ngƣời trẻ Hà Nội có mức độ cô đơn thấp hơn. Ngƣời Hà Nội nói riêng hay miền Bắc nói chung có xu hƣớng đề cao văn hóa cộng đồng, đề cao lễ nghĩa và tình cảm gắn kết, con ngƣời sống trong các nhóm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp dễ tìm đƣợc sự chia sẻ về tình cảm sâu sắc hơn, đƣợc quan tâm, chăm sóc nhiều hơn nên mức độ cô đơn thấp hơn. Với ngƣời dân Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, con ngƣời có lối sống tự do thoải mái hơn, ít ràng buộc và đề cao quyền tự do cá nhân. Mặt trái của xu hƣớng sống đề cao cá nhân đơn lẻ là con ngƣời sẽ ít tìm đƣợc sự kết nối gắn bó với những ngƣời xung quanh hơn. Càng độc lập, ít cảm nhận sự bao bọc, gần gũi từ bên ngoài thì sự cô đơn có xu hƣớngcao hơn. Tuy nhiên, kết quả từ Post Hoc Tests lại chỉ cho thấy có sự khác biệt về mức độ cảm xúc cô đơn giữa ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi ở Hà Nội và các nơi khác. Nói cách khác, mức độ cô đơn của nhóm ngƣời ở Hà Nội có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm sống ở các nơi khác (p=0.00 < 0.05). Khi so sánh giữa Hà Nội và Sài Gòn cho mức p=0.18 > 0.05 nên chƣa khẳng định đƣợc sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trải nghiệm sự cô đơn của con ngƣời ở hai địa bàn này.

3.1.4.Mức cô đơn theo trình độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự cô đơn ở người trưởng thành trẻ tuổi hiện nay (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)