3.1. Thực trạng cô đơn của những ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi hiện nay
Mức độ cô đơn đƣợc sử dụng thang đo UCLA III để kiểm tra thực trạng và mức độ cô đơn của những ngƣời trƣờng thành trẻ tuổi hiện nay.
Bảng 3.1: Kết quả thang đo cô đơn UCLA III
Item ĐTB ĐLC
[Tôi cảm thấy mình hòa hợp với mọi ngƣời xung quanh]* 1.84 0.73 [Tôi cảm thấy thiếu những ngƣời bạn đồng hành] 3.15 0.78 [Tôi chẳng có ai ở bên động viên và ủng hộ tôi] 2.67 1.00
[Tôi cảm thấy cô đơn] 3.19 0.77
[Tôi cảm thấy mình là một thành viên trong nhóm bạn bè ]* 1.93 0.89 [Tôi thấy mình có nhiều điểm chung với mọi ngƣời xung
quanh]* 2.44 0.86
[Tôi cảm thấy không thân thiết đƣợc lâu với bất kỳ ai] 2.77 1.00 [Tôi không thể chia sẻ sở thích và ý tƣởng của mình với những
ngƣời xung quanh] 2.72 0.93
[Tôi đánh giá mình là ngƣời thoải mái và thân thiện]* 1.79 0.87 [Tôi cảm thấy gần gũi với mọi ngƣời]* 2.01 0.89
[Tôi thấy mình bị bỏ rơi] 2.68 0.97
[Tôi cảm thấy những mối quan hệ xung quanh không đủ bền
chặt, ý nghĩa] 3.06 0.84
[Tôi thấy không ai thực sự hiểu tôi] 3.14 0.89
[Tôi thấy cô độc giữa mọi ngƣời] 2.96 0.93
[Tôi có thể tìm đƣợc một ngƣời tôi đồng hành ở bất cứ nơi nào
tôi muốn]* 2.75 0.96
[Luôn có những ngƣời xung quanh sẵn sàng hiểu tôi]* 2.57 0.91 [Tôi cảm thấy mình xấu hổ, nhút nhát] 2.63 1.02
[Mọi ngƣời ở xung quanh tôi nhƣng không để tâm cạnh tôi] 2.77 0.90 [Có rất nhiều ngƣời tôi có thể nói chuyện]* 2.04 0.95 [Tôi có ngƣời ở bên động viên và ủng hộ tôi]* 2.14 0.92
Điểm trung bình thang đo 51.36 11.29
Điểm trung bình chung thang đo 2.59 0.56
Ghi chú: Những item đánh dấu * đã được đổi điểm
Có 45.5% ngƣời đƣợc hỏi tự nhận mình thỉnh thoảng cảm thấy cô đơn, 38.2% ngƣời tự đánh giá ở mức thƣờng xuyên cô đơn, 13.5% ngƣời thỉnh thoảng cô đơn, chỉ có 2.7% ngƣời trả lời “không bao giờ” cảm thấy cô đơn. Item “Tôi cảm thấy cô đơn” có mức điểm trung bình cao nhất trong số 20 item (ĐTB = 3.19), tuy nhiên, khi đánh giá kết quả trên toàn bộ thang đo lại cho điểm trung bình chung mức độ cô đơn là 2.59. Sự cách biệt mức điểm lớn cho thấy, mức độ cô đơn thực sự không cao nhƣ suy nghĩ chủ quan của khách thể.
Phân loại mức độ cô đơn của 437 khách thể nghiên cứu cho kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.2:Đánh giá độ cô đơn của người trưởng thành trẻ tuổi
Mức độ cô đơn
Thấp Trung bình Cao
SL % SL % SL %
68 12.7 287 53.5 82 15.3
Có thể thấy cô đơn là một trải nghiệm cảm xúc phổ biến ở khá nhiều ngƣời, có 53.5% ngƣời cảm nhận ở mức độ trung bình và 15.3% ngƣời có mức độ cô đơn cao. Số ngƣời tự đánh giá mức độ cô đơn thấp chỉ chiếm 12.7%.
3.1.1. Mức cô đơn theo giới tính
Xã hội ngày càng có cái nhìn thoáng hơn với những ngƣời ở giới tính thứ 3, đây là một nghiên cứu dành cho những ngƣời trẻ tuổi, vì vậy biến giới tính cũng đƣợc linh động với 3 phƣơng án “nam”, “nữ”, “khác”. Sử dụng phép kiểm định Anova, cho kết quả nhƣ sau.
Bảng 3.3:So sánh mức độ cô đơn theo giới tính
Tiêu chí Số mẫu ĐTB ĐLC Mức ý nghĩa
Giới tính Nam 130 50.8 10.9 F(2, 434) = 0.677,
p = 0.509
Nữ 293 51.5 11.5
Khác 14 54.4 10.7
Khi kiểm tra mức độ cô đơn của 3 nhóm cho ra kết quả nhóm khách thể thuộc giới tính thứ 3 có mức độ cô đơn cao nhất với điểm trung bình là 54.4 điểm. Tuy nhiên, số lƣợng khách thể tập giới tính thứ 3 quá ít, chỉ có 14 ngƣời (chiếm 3.2%) nên chƣa đủ ý nghĩa về mặt thống kê.
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt mang tính ý nghĩa về mặt thống kê giữa mức độ xét theo giới tính (p = 0.55 > 0.05). Nhƣ vậy, trái với quen điểm của nhiều ngƣời thƣờng cho rằng nữ giới cảm nhận sự cô đơn nhiều hơn, có thể đánh giá trải nghiệm về sự cô đơn ở nam và nữ trên thực tế không có sự khác biệt. Điều này trùng khớp với kết quả nhiều nghiên cứu về sự cô đơn đã đề cập đến trong phần tổng quan tài liệu, yếu tố giới tính không có nhiều tác động nhiều tới trải nghiệm sự cô đơn ở mỗi ngƣời.
3.1.2. Mức cô đơn theođộ tuổi
Các khách thể tham gia nghiên cứu đƣợc chia làm 2 khoảng tuổi: từ 20 đến 24 và từ 25 đến 30. S sánh mức độ cô đơn theo độ tuổi qua phép kiểm định Independent-samples T-test, cho kết quả sau.
Bảng 3.4: So sánh mức độ cô đơn theo độ tuổi
Tiêu chí Số mẫu ĐTB ĐLC Mức ý nghĩa
Tuổi
20-24 285 53.1 11.3 t(435) = 4.542, p = 0.000
25-30 152 48.1 10.5
Độ tuổi trung bình của khách thể là 23.7, khá trẻ. Khi tiến hành nghiên cứu, đề tài dự kiến lựa chọn đối tƣợng trong khoảng 22-30 vì mục đích muốn nghiên cứu khoanh vùng những ngƣời đã hoàn thành cơ bản công việc học tập và bắt đầu đi làm chủ động, độc lập về tài chính. Tuy nhiên, trong quá trình chia sẻ, bảng hỏi đã nhận
đƣợc nhiều sự quan tâm của nhiều đối tƣợng ở các độ tuổi khác nhau. Kết quả cho thấy rất nhiều các bạn trẻ 20, 21 tuổi đã đi làm có khả năng kiếm tự kiếm đƣợc thu nhập, kết quả này hoàn toàn có ý nghĩa phù hợp với mục đích nghiên cứu vì vậy độ tuổi đã đƣợc nới rộng ra thành 20-30 tuổi và chia thành hai khoảng: 20-24 tuổi và 25-30 tuổi. Có sự phân chia này là do ở độ tuổi 20-24, con ngƣời bắt đầu có những suy nghĩ về con đƣờng phát triển trong tƣơng lai. Nhiều các bạn sinh viên đã đi làm để trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm từ sớm, và sau khi ra trƣờng, họ bắt đầu chính thức tham gia vào thị trƣờng lao động, tuy nhiên vẫn sẽ mất 2-3 năm trải nghiệm mới bắt đầu có định hƣớng cụ thể cho con đƣờng phát triển lâu dài. Khoảng độ sau 25 về cơ bản thƣờng đã ổn định đƣợc công việc cho bản thân, giai đoạn từ 25-30 tuy còn nhiều khó khăn trong hành trình phát triển sự nghiệp tuy nhiên định hƣớng đã rõ ràng hơn nhiều so với thời kỳ 20-24 tuổi. Con ngƣời ở độ tuổi này cũng đã có những va vấp nhất định trong xã hội và có thêm nhiều sự thay đổi mới trong cuộc sống nhƣ lập gia đình, sinh con cái.
Đánh giá tƣơng quan giữa độ tuổi và mức độ cô đơn cho kết quả r = -0.188, p= 0.00 (p < 0.01), nhƣ vậy yếu tố tuổi tác và mức độ cô đơn có tƣơng quan nghịch biến. Nói cách khác, nhóm khách thể 20-30 tuổicó xu hƣớng giảm mức độ cô đơn khi ở ngƣỡng tuổi cao hơn. Tuy nhiên, tƣơng quan giữa 2 yếu tố này chỉ ở mức thấp (r < 0.3).
Biểu đồ 3.1:So sánh mức độ cô đơn giữa 2 khoảng tuổi
13% 62.80% 24.20% 20.40% 71.10% 8.60% Thấp Trung bình Cao 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 20-24 tuổi 25-30 tuổi
So sánh trải nghiệm cảm xúc cô đơn giữa hai khoảng tuổi ta có thể thấy mức độ cô đơn những ngƣời ở độ tuổi 25-30 thấp hơn độ tuổi 20-24. Trong khi có 24,2% ngƣời ở độ tuổi 20-24 có mức độ cô đơn cao thì ở những ngƣời 25-30 tuổi chỉ là 8,6%. Tỷ lệ ngƣời có mức độ cô đơn thấp và trung bình 25-30 tuổi đều thấp hơn so với ngƣời ở độ tuổi 20-24 tuổi. Lý giải cho điều này có thể do sự thay đổi địa vị, sự nghiệp đã giúp những ngƣời ở độ tuổi 25-30 giữ cân bằng tâm trạng tốt hơn. Trong 437 khách thể nghiên cứu có tới 250 ngƣời là lao động trí thức (chiếm 57,2%) và 91 ngƣời hiện vẫn đang đi học (chiếm 20,8%), nhƣ vậy, số dân trí thức trong số khách thể nghiên cứu chiếm 78%. Giai đoạn từ 20 đến 24 tuổi, số đông mọi ngƣời vẫn còn đang trên ghế nhà trƣờng hoặc ra trƣờng đi làm đƣợc 1-2 năm, những xáo trộn trong cuộc sống đang phụ thuộc vào gia đình phải trƣởng thành, sống độc lập, tự chủ dần về tài chính cũng nhƣ phải xác định mục tiêu, ƣớc mơ, hƣớng đi cho tƣơng lai khiến những ngƣời ở độ tuổi này gặp nhiều khó khăn hơn về mặt cảm xúc. Sau khi trải nghiệm đi làm đƣợc khoảng 2 năm trở lên, cuộc sống tự chủ đi vào quỹ đạo, con ngƣời sẽ xác định rõ ràng hơn về năng lực của bản thân và dần ổn định hơn về vị trí công việc. Bên cạnh đó, những va vấp trong cuộc sống sau khi ra trƣờng giúp con ngƣời trƣởng thành hơn về mặt tâm lý xã hội, những kỹ năng sống mới có thể hỗ trợ con ngƣời kiểm soát tốt hơn sự dao động cảm xúc thất thƣờng, nhờ vậy mà mức độ trải nghiệm sự cô đơn giảm dần.
3.1.3. Mức cô đơn theo địa bàn sinh sống
Bảng 3.5:So sánh mức độ cô đơn theo địa bàn sinh sống
Tiêu chí Số mẫu ĐTB ĐLC Mức ý nghĩa
Nơi sinh sống Hà Nội 134 47.9 11.2 F(2, 434) = 12.294, p = 0.000 Tp. Hồ Chí Minh 131 51.1 11.2 Khác 172 54.2 10.8
Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trải nghiệm sự cô đơn ở giữa con ngƣời ở những địa bàn khác nhau (p=0.00 < 0.05). Những ngƣời trẻ tuổi ở Hà Nội có ĐTB = 47.9, thấp hơn những ngƣời ở Tp. Hồ Chí Minh có ĐTB = 51.1 và các nơi khác có ĐTB = 54.2. Sự khác biệt về văn hóa, lối sống
của các vùng miền có thể là lý do giúp ngƣời trẻ Hà Nội có mức độ cô đơn thấp hơn. Ngƣời Hà Nội nói riêng hay miền Bắc nói chung có xu hƣớng đề cao văn hóa cộng đồng, đề cao lễ nghĩa và tình cảm gắn kết, con ngƣời sống trong các nhóm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp dễ tìm đƣợc sự chia sẻ về tình cảm sâu sắc hơn, đƣợc quan tâm, chăm sóc nhiều hơn nên mức độ cô đơn thấp hơn. Với ngƣời dân Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, con ngƣời có lối sống tự do thoải mái hơn, ít ràng buộc và đề cao quyền tự do cá nhân. Mặt trái của xu hƣớng sống đề cao cá nhân đơn lẻ là con ngƣời sẽ ít tìm đƣợc sự kết nối gắn bó với những ngƣời xung quanh hơn. Càng độc lập, ít cảm nhận sự bao bọc, gần gũi từ bên ngoài thì sự cô đơn có xu hƣớngcao hơn. Tuy nhiên, kết quả từ Post Hoc Tests lại chỉ cho thấy có sự khác biệt về mức độ cảm xúc cô đơn giữa ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi ở Hà Nội và các nơi khác. Nói cách khác, mức độ cô đơn của nhóm ngƣời ở Hà Nội có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm sống ở các nơi khác (p=0.00 < 0.05). Khi so sánh giữa Hà Nội và Sài Gòn cho mức p=0.18 > 0.05 nên chƣa khẳng định đƣợc sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trải nghiệm sự cô đơn của con ngƣời ở hai địa bàn này.