Các yếu tố có tƣơng quan trên 0.3 (đƣờng màu đỏ) là tƣơng đối mạnh. Dựa vào biểu đồ 3.8 có thể thấy, các yếu tố thói quen sinh hoạt tiêu cực, thiếu kết nối trong các mối quan hệ bạn bè, gia đình, tình yêu đôi lứa và đặc điểm tính cách hƣớng ngoại, nhiễu tâm là có mức ảnh hƣởng tƣơng đối mạnh với trải nghiệm cô đơn ở ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi. Các mặt tính cách sẵn sàng trải nghiệm, dễ chấp nhận, sự tận tâm hay quan điểm đề cao tiền bạc và vị trí xã hội chỉ tƣơng quan ở mức độ yếu với sự cô đơn.
Trong 11 yếu tố, chỉ có 4 đặc điểm tính cách hƣớng ngoại, sẵn sàng trải nghiệm, dễ chấp nhận và tận tâm có tƣơng quan nghịch với sự cô đơn, các yếu tố còn lại đều tƣơng quan thuận chiều.
0.425 0.599 0.48 0.339 0.301 -0.444 -0.207 -0.158 -0.178 0.168 0.137 -0.6 -0.4 -0.2 0 0.2 0.4 0.6 0.8 Thói quen sinh hoạt tiêu cực Thiếu kết nối với bạn bè Thiếu kết nối với gia đình Thiếu kết nối trong tình yêu đôi lứa Nhiễu tâm Hƣớng ngoại Sẵn sàng trải nghiệm Dễ chấp nhận Tận tâm Quan điểm đề cao tiền bạc Quan điểm đề cao vị trí xã hội
Bảng 3.22:Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới trải nghiệm cảm xúc cô đơn
B Beta t Giá trị p
Thói quen sinh hoạt tiêu cực 4.470 0.161 4.529 0.000
Thiếu kết nối với bạn bè 9.289 0.368 10.311 0.000
Thiếu kết nối với gia đình 3.791 0.225 6.463 0.000
Thiếu kết nối trong tình yêu đôi
lứa 1.362 0.074 2.180 0.030 Nhiễu tâm 1.295 0.176 4.863 0.000 Hƣớng ngoại -1.978 -0.299 -8.044 0.000 Sẵn sàng trải nghiệm -0.416 -0.053 -1.322 0.187 Dễ chấp nhận -0.069 -0.009 -0.209 0.835 Tận tâm 0.278 0.031 0.723 0.470
Quan điểm đề cao tiền bạc -0.892 -0.054 -1.302 0.194
Quan điểm đề cao vị trí xã hội -0.348 -0.021 -0.531 0.596
Nhìn vào bảng 3.21 ta thấy, kiểm định các yếu tố Sẵn sàng trải nghiệm (p = 0.187), Dễ chấp nhận (p = 0.835), Tận tâm (p = 0.470), Quan điểm đề cao tiền bạc (p = 0.194), và Quan điểm đề cao vị trí xã hội (p = 0.596) đều có p > 0.05, nhƣ vậy, tác động của 5 biến độc lập này đến biến phụ thuộc không có ý nghĩa thống kê. Đánh giá các yếu tố còn lại có ý nghĩa trong mô hình, kết quả cho thấy, yếu tố Bạn bè cho dự báo cao nhất tới trải nghiệm cô đơn ở ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi. Khi mức độ Thiếu kết nối với bạn bè tăng 1 đơn vị thì mức cô đơn tăng 0.368 đơn vị. Khả năng dự báo mạnh thứ 2 là yếu tố Hƣớng ngoại, khi mức hƣớng ngoại tăng 1 đơn vị thì mức cô đơn giảm 0.299 đơn vị. Các yếu tố Thiếu kết nối với gia đình, Nhiễu tâm, Thói quen sinh hoạt tiêu cực lần lƣợt tăng mức cô đơn thêm 0.225, 0.176, 0.161 đơn vị. Yếu tố Thiếu kết nối trong tình yêu đôi lứa có tác động thấp nhất, chỉ khiến mức cô đơn tăng 0.074 đơn vị.
* Tiểu kết chƣơng 3:
- Chất lƣợng các mối quan hệ là yếu tố ảnh hƣởng lớn nhất đến trải nghiệm cô đơn của ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi hiện nay. Trong đó sự thiếu kết nối với bạn bè là yếu tố gây cô đơn nhiều nhất.
- Đặc điểm tính cách nhiễu tâm, mức độ hƣớng ngoại và các thói quen tích cực nhƣ nghe nhạc, lối sống lành mạnh, tham gia các hoạt động xã hội có tƣơng quan khá chặt chẽ với trải nghiệm cô đơn.
- Các biến nhân khẩu, quan điểm về tiền bạc, địa vị xã hội và các thói quen sống còn lại tuy có ảnh hƣởng tới mức độ cô đơn nhƣng chỉ ở mức thấp.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Nghiên cứu đƣợc tiến hành dựa trên việc kết hợp kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, sử dụng các thang đo của nƣớc ngoài có độ tin cậy cao nhƣ UCLA III hay (BFI – S), kết hợp xây dựng các thang đo dựa trên văn hóa, thói quen sống của ngƣời Việt Nam. Kết quả nghiên cứu “Sự cô đơn ở người trưởng thành trẻ tuổi” rút ra đƣợc một số kết luận sau:
- Các yếu tố về nhân khẩu có mức ảnh hƣởng thấp tới trải nghiệm sự cô đơn, đặc biệt, giới tính và việc có sống cùng ngƣời thân, bạn bè hay không có sự tác động tới mức cô đơn của những ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi.
- Những ngƣời có lối sống lành mạnh, tích cực có mức độ cô đơn thấp hơn. Trong những thói quen sống đƣợc đƣa ra thì việc lựa chọn những bản nhạc vui vẻ, sinh hoạt theo giờ giấc nề nếp và tham gia đều đặn các hoạt động xã hội có ảnh hƣởng nhất trong việc cải thiện tâm trạng, giảm bớt cảm xúc cô đơn ở ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi. Qua đó có thể thấy việc tự chăm sóc bản thân và lựa chọn những phƣơng thức, hoạt động giải trí, tham gia có thể tác động ngƣợc lại cảm xúc của con ngƣời.
- Đánh giá về các đặc điểm tính cách, trong 5 mặt nhân cách cơ bản của con ngƣời gồm nhiễu tâm, hƣớng ngoại, sẵn sàng trải nghiệm, dễ mến, tận tâm thì mức độ nhiễu tâm và hƣớng ngoại có ảnh hƣởng lớn tới cảm xúc cô đơn của những ngƣời trƣởng thành trẻ Việt Nam. Mặt nhiễu tâm là đại diện cho xu hƣớng trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực, vì vậy nó liên quan chặt chẽ tới cảm nhận cô đơn ở mỗi ngƣời, rất nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đều tìm thấy điểm liên quan mật thiết giữa mặt tính cách này với cảm xúc cô đơn. Bên cạnh đó, yếu tố hƣớng nội - hƣớng ngoại đƣợc xem là mặt tính cách có tƣơng quan cao nhất với trải nghiệm cô đơn ở ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi Việt Nam. Mặt tính cách này thể hiện sự năng động, thân thiện, tìm kiếm sự kích thích từ môi trƣờng bên ngoài. ĐTB mức độ hƣớng ngoại của ngƣời trẻ Việt nhìn chung còn thấp, có thể đánh giá năng lực hoạt động xã hội của đối tƣợng này chƣa cao. Trên thực tế, khả năng giao tiếp tƣơng tác với xã hội của thanh niên Việt Nam chƣa đƣợc đánh giá cao. Văn hóa đề cao sự khiêm tốn, thói quen sống xuôi theo ý kiến đám đông và chịu ảnh hƣởng phong cách nuôi dạy bao bọc của gia đình có thể cản trở sự phát triển mặt tính cách này.
- Các mối quan hệ xung quanh là yếu tố ảnh hƣởng mạnh nhất tới trải nghiệm cô đơn của mỗi ngƣời, điều này cho thấy đặc điểm của nền văn hóa cộng đồng, con ngƣời có nhu cầu đƣợc thuộc về nhóm, đƣợc chấp nhận và hòa nhập rất cao. Chính vì vậy, khi các mối quan hệ gắn kết lỏng lẻo hơn là nguyên nhân gây ra trải nghiệm sự cô đơn ở những ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi. Những ngƣời Việt Nam ở độ tuổi 20-30 có sự kết nối tốt nhất với bạn bè, tiếp đến là ngƣời yêu hoặc vợ chồng, sự chia sẻ, gắn kết với ngƣời thân gia đình là thấp nhất. Nhu cầu kết nối bạn bè, gia tăng các mối quan hệ xã hội ảnh hƣởng lớn nhất tới trải nghiệm cô đơn, trong khi tình cảm yêu đƣơng đôi lứa lại có ảnh hƣởng thấp nhất. Xu hƣớng kết hôn muộn, thoải mái về việc lựa chọn đối tƣợng hẹn hò, và coi trọng sự nghiệp ở độ tuổi trẻ có thể là lý do khiến tình yêu đôi lứa ít tác động tới cảm xúc của những ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi hơn.
- Xã hội phát triển, các giá trị vật chất, địa vị ngày càng đƣợc coi trọng kéo theo sự thay đổi nhận thức của con ngƣời về tiền bạc và thƣớc đo sự thành công. Dƣới áp lực xã hội cũng nhƣ kỳ vọng vào bản thân, ngƣời trẻ hiện nay có xu hƣớng coi trọng tiền bạc và vị trí trong xã hội nhiều hơn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, những ngƣời đề cao vật chất và địa vị trong xã hội có xu hƣớng cô đơn cao hơn những ngƣời biết cân bằng các mặt trong cuộc sống.
Đánh giá chung cho thấy, mức độ cô đơn của ngƣời trƣởng thành trẻ Việt Nam tuy có nhƣng chỉ ở mức trên trung bình, không nghiêm trọng và nặng nề nhƣ tình trạng cô đơn ở các nƣớc tƣ bản nhƣ Anh, Mỹ, Nhật Bản… Đó có thể là nhờ đặc điểm văn hóa cộng đồng gắn kết con ngƣời tốt hơn, con ngƣời đƣợc gia đình, xã hội quan tâm, bao bọc nhiều hơn nên mức độ cô đơn thấp hơn những ngƣời ở các nƣớc có nền văn hóa cá nhân, đề cao cái tôi độc lập.
2. Kiến nghị
Sự cô đơn có thể “tấn công” cuộc sống của chúng ta bất cứ lúc nào, nó có thể chỉ dừng ở mức là một cảm xúc thoảng qua, cũng có thể trở thành trạng thái tâm lý ảnh hƣởng tiêu cực tới sức khỏe. Nhiều ngƣời trẻ ý thức đƣợc các biện pháp đƣợc các biện pháp để bản thân thoát khỏi cảm xúc cô đơn, nhƣng bản thân họ vẫn thiếu sự chủ động vƣợt qua. Điều đó cho thấy một thực tế trong xã hội hiện đại, con ngƣời hoàn toàn có khả năng nhận ra vấn đề của bản thân và biết đƣợc cách ứng phó nhƣng không đủ động lực tự thực hiện. Cô đơn là một trạng thái cảm xúc chủ quan của mỗi
ngƣời, vì vậy, sự chủ động chính là yếu tố quan trọng nhất để mỗi cá nhân vƣợt qua trạng thái cô đơn.
Khi mặc định thừa nhận mình là ngƣời cô đơn, con ngƣời sẽ có xu hƣớng tự tách mình ra khỏi các mối quan hệ và điều đó khiến trình trạng cô đơn của họ tệ hơn. Mức hƣớng ngoại và chất lƣợng các mối quan hệ đƣợc dự báolà các yếu tố tƣơng quan chặt chẽ với sự cô đơn. Để cải thiện tích cực các yếu tố này, những ngƣời trƣởng thành trẻ hiện hay nên chủ động gia tăng các mối quan hệ thân tình bằng các cách nhƣ : nói chuyện nhiều hơn với bạn bè; mở lòng chia sẻ với những ngƣời xung quanh; thử tham gia vào các nhóm cộng đồng chung sở thích, làm hoạt động xã hội nhƣ từ thiện, hỗ trợ cộng đồng… Các hoạt độngsẽ giúp con ngƣời cảm thấy mình sống có ích, mở rộng mối quan hệ và gắn bó với mọi ngƣời tốt hơn.
Sức khỏe thể chất tốt cũng có thể làm nền tảng để cải thiện sức khỏe tinh thần. Vì vậy, điều chỉnh lối sống tích cựcsẽ giúp tác động ngƣợc lại tâm lý. Một số các hoạt động cụ thể có ảnh hƣởng tốt cho tâm lý có thể kể đến là: ăn uống lành mạnh; phân bố khoa học thời gian ngủ nghỉ và làm việc; rèn luyện thể thao; đọc sách, nghe nhạc có lợi cho tinh thần; hạn chế sử dụng mạng xã hội và các thiết bị công nghệ, luyện tập thiền định và tìm đến các để thấu hiểu bản thân và bình yên hơn… Đây là các biện pháp đã đƣợc nhiều công trình khoa học chứng minh có ảnh hƣởng tích cực tới tâm lý, cảm xúc của con ngƣời.
Bên cạnh đó, gia đình, nhà trƣờng và xã hội cũng cần có sự quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tâm lý của những ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi. Sự quan tâm từ ngƣời thân, bạn bè sẽ giúp ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi ít gặp phải những xáo trộn về tinh thần khi thay đổi môi trƣờng sống, giải tỏa đƣợc bớt căng thẳng áp lực trong quá trình học tập và làm việc. Các kiến thức về tâm lý cơ bản cũng cần đƣợc phổ biến rộng trong các trƣờng học, công ty, trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng để nâng cao hiểu biết và khả năng tự chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Cuộc sống luôn vận động thay đổi và những trạng thái cảm xúc âm tính khiến con ngƣời khó chịu là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, khi hiểu đƣợc tính chủ quan của cảm xúc, học đƣợc cách chấp nhận cảm xúc chúng ta có giúp bản thân và những ngƣời xung quanh vƣợt qua những giai đoạn khó khăn về tâm lý, tạo dựng cuộc sống tích cực và hạnh phúc bền vững.
HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG MỞ RỘNG ĐỀ TÀI
Trong quá trình thực hiện, đề tài “Sự cô đơn ở ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi” vẫn còn một số những hạn chế trong quá trình nghiên cứu nhƣ:
- Việc sử dụng thang đo (BFI – S) phải bỏ tới 4 item để tăng mức độ tin cậy, số lƣợng item rút gọn tối đa nên kết quả tìm hiểu đặc điểm tính cách các khách thể chƣa đƣợc rõ ràng. Bên cạnh đó, các thang đo thói quen, mối quan hệ, quan điểm sống dựa nhiều trên trải nghiệm của ngƣời thực hiện đề tài nên có thể chƣa đủ khách quan. Đặc biệt, tiểu thang đo quan điểm vị trí xã hội (3 item) vẫn còn đơn giản nên kết quả có thể chƣa sát với thực tế.
- Nghiên cứu đƣợc thực hiện theo hình thức chia sẻ bảng hỏi online trên Facebook, vì vậy những ngƣời tham gia đều sử dụng mạng xã hội, kết quả có thể chủ quan về các yếu tố liên quan tới mạng xã hội. Bên cạnh đó, số ngƣời dùng Facebook hiện nay tập trung ở các thành phố lớn nên nghiên cứu mới chỉ dừng lại tìm hiểu đƣợc đối tƣợng ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi ở đô thị, có điều kiện tiếp cận Internet.
- Hầu hết các khách thể chủ động thực hiện nghiên cứu trên tinh thần tự nguyện, vì vậy, bản thân những ngƣời tham gia nghiên cứu đã có mối quan tâm sẵn với chủ đề “sự cô đơn”.
- Kết quả 77.3% ngƣời không bao giờ hút thuốc lá, 89.5% ngƣời không bao giờ dùng chất kích thích cũng gây ra nghi vấn đối lập với thực trạng xã hội số lƣợng ngƣời sử dụng chất kích thích đang ngày một tăng nhƣ hiện nay. Việc chƣa tiếp cận đƣợc các đối tƣợng sử dụng chất kích thích để giải tỏa cảm xúc khiến nghiên cứu chƣa hoàn thiện về mức độ khái quát thực trạng cô đơn ở ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi.
Nếu có thêm điều kiện và thời gian phát triển nghiên cứu sâu hơn, đề tài sẽtìm hiểu thêm về khả năng tự đánh giá bản thân (self-esteem) và những ảnh hƣởng của yếu tố văn hóa xã hội tới cảm xúc cô đơn của ngƣời trƣởng thành trẻ. Bên cạnh đó, đề tài sẽ để có những giải pháp hỗ trợ vƣợt qua cảm xúc cô hơn dễ dàng hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Đỗ Công Huỳnh, (2007), Giáo trình Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Minh Niệm (10-2016), Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp TP.HCM
3. Phạm Minh Hạc (2007), Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEO PI-R cải biên, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội
4. Thích Nhất Hạnh (1966), Nói với tuổi 20, Chƣơng II, NXB Phƣơng Đông 5. Trƣơng Thị Khánh Hà (2015), Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Quốc Gia
Hà Nội, Hà Nội.
6. Trƣơng Thị Khánh Hà & Trần Hà Thu (10-2017), Sử dụng thang đo tính cách năm nhân tố rút gọn (BFI – S) trên nhóm khách thể người Việt Nam, Tạp chí Tâm lý học, số 10 (223), tr73
7. Trần Thị Thu Mai (2013), Giáo trình Tâm lý học người trưởng thành, ĐH Sƣ phạm Tp. HCM
8. Trần Thị Minh Đức & Cao Quốc Thái (8-2018), Cảm nhận cô đơn của sinh viên và mối liên hệ giữ cảm nhận cô đơn với tự đánh giá bản thân, tiêu điểm kiểm soát bên ngoài, Tạp chí tâm lý học, số 8 (233).
9. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lý học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
10.AmiRokach (2002), Loneliness and Drug Use in Young Adults, International Journal of Adolescence and Youth, 237-254.
11.Bowlby J. (1969), Attachment and Loss: Vol. 1, New York: Basic Books
12.Brennan T. (1982), Loneliness at adolescence, Journal of Youth and Adolescence, New York.
13.Cacioppo (2014), The Science of Resilient Aging, University of Chicago.
14.Cacioppo et al, (2015), Proceedings of the National Academy of Sciences, University of Chicago.
15.Cacioppo, Stephanie; Capitanio, John P. (11-2014), Toward a neurology of loneliness, Psychological Bulletin, Vol 140(6), pg 1464-1504
16.Daniel Perlman and Letitia Anne Peplau (1981), Chapter 2: Toward a Social Psychology of Loneliness, Personal Relationships in Disorder, Academic