Phương pháp xây dựng bảng hỏi có sử dụng thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự cô đơn ở người trưởng thành trẻ tuổi hiện nay (Trang 53 - 65)

CHƢƠNG 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.2.3. Phương pháp xây dựng bảng hỏi có sử dụng thang đo

Đây là phƣơng pháp chính đƣợc sử dụng trong nghiên cứu để thu thập ý kiến tự đánh giá của những ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi về quá trình cảm nhận nỗi cô đơn của họ. Nội dung nghiên cứu sử dụng kết hợp các thang đo đã đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới, cụ thể ở đây thang đo mức độ cô đơn UCLA III và thang đo Big5 phiên bản rút gọn. Đây là hai bộ công cụ đã đƣợc sử dụng trong nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới, có độ ứng dụng và độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, các thang đo về thói quen sinh hoạt, đánh giá các mối quan hệ và quan điểm sống đƣợc xây dựng riêng dựa trên tình hình thực trạng xã hội và văn hóa ở Việt Nam.

Bảng hỏi đƣợc thiết kế xoay quanh cảm nhận cô đơn, các đặc điểm cá nhân, thói quen sinh hoạt và quan điểm sống của khách thể nghiên cứu. Bảng hỏi gồm 10 câu với nội dung cụ thể nhƣ sau:

Câu 1: Gồm 13 items đƣợc dùng để tìm hiểu thông tin cá nhân, đặc điểm

nhân khẩu bao gồm: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, tình trạng hôn nhân, tiền sử bệnh tâm lý của cá nhân và gia đình. Các yếu tố đề cập đến đƣợc chọn lọc dựa trên nghiên cứu cơ sở lý luận.

Câu 2: Nghiên cứu sử dụng thang đo UCLA III gồm 20 câu để kiểm tra mức

độ cô đơn của các khách thể nghiên cứu. Đây là câu hỏi sẽ trả lời về thực trạng cô đơn của những ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi hiện nay.

Thang đo Cô đơn UCLA (University of California Los Angles Loneliness Scale) đƣợc phát triển vào những năm 1970 và sửa đổi vào những năm 1990. Bộ công cụ xây dựng dựa trên lý thuyết sai lệch nhận thức về sự cô đơn (tức là sự cô đơn xảy ra khi có con ngƣời thiếu hài lòng với các mối quan hệ, ngay cả khi có nhiều ngƣời xung quanh). UCLA đƣợc làm lại dựa trên 2 thang đo cũ hơn, bao gồm 75 câu mô tả sự cô đơn của 20 nhà tâm lý học. 25 câu hỏi đã đƣợc chọn ra và thử nghiệm trên 239 sinh viên. Cuối cùng, 20 câu đã đƣợc chọn để đo lƣờng cả cảm xúc

cô đơn lẫn sự cách ly xã hội. Phiên bản 3 của thang đo ra đời nhằm giúp ngƣời tham gia kiểm tra dễ hiểu câu hỏi hơn. Thang đo UCLA III bao gồm 11 câu theo hƣớng tiêu cực (cô đơn), và 9 câu theo hƣớng tích cực (không cô đơn) gồm câu 2.1, 2.5, 2.6, 2.9, 2.10, 2.15, 2.16, 2.19, 2.20 đƣợc đảo kết quả để cùng chiều với thang đo.

Đáp án đƣợc chia thành 4 mức Không bao giờ (1) - Hiếm khi (2) - Thỉnh thoảng (3) - Thƣờng xuyên (4), điểm đƣợc tính theo tổng 20 câu, mức điểm càng cao sự cô đơn càng lớn

Bảng 2.2:Kiểm định kết quả thang đo cô đơn UCLA

Item Tƣơng quan với toàn bộ thang đo Độ tin cậy nếu loại bỏ item

[Tôi cảm thấy mình hòa hợp với mọi ngƣời xung quanh]* 0.509 0.915 [Tôi cảm thấy thiếu những ngƣời bạn đồng hành] 0.584 0.914 [Tôi chẳng có ai ở bên động viên và ủng hộ tôi] 0.599 0.913

[Tôi cảm thấy cô đơn] 0.597 0.913

[Tôi cảm thấy mình là một thành viên trong nhóm bạn bè ]* 0.521 0.915 [Tôi thấy mình có nhiều điểm chung với mọi ngƣời xung

quanh]* 0.537 0.915

[Tôi cảm thấy không thân thiết đƣợc lâu với bất kỳ ai] 0.580 0.914 [Tôi không thể chia sẻ sở thích và ý tƣởng của mình với

những ngƣời xung quanh] 0.558 0.914

[Tôi đánh giá mình là ngƣời thoải mái và thân thiện]* 0.392 0.918 [Tôi cảm thấy gần gũi với mọi ngƣời]* 0.587 0.913

[Tôi thấy mình bị bỏ rơi] 0.679 0.911

[Tôi cảm thấy những mối quan hệ xung quanh không đủ

bền chặt, ý nghĩa] 0.640 0.912

[Tôi thấy không ai thực sự hiểu tôi] 0.637 0.912 [Tôi thấy cô độc giữa mọi ngƣời] 0.715 0.910

[Tôi có thể tìm đƣợc một ngƣời tôi đồng hành ở bất cứ

nơi nào tôi muốn]* 0.528 0.915

[Luôn có những ngƣời xung quanh sẵn sàng hiểu tôi]* 0.555 0,914 [Tôi cảm thấy mình xấu hổ, nhút nhát] 0.471 0.916 [Mọi ngƣời ở xung quanh tôi nhƣng không để tâm cạnh tôi] 0.626 0.912 [Có rất nhiều ngƣời tôi có thể nói chuyện]* 0.568 0.914 [Tôi có ngƣời ở bên động viên và ủng hộ tôi]* 0.598 0.913

Tổng item: 20 Độ tin cậy: 0.918

Cách trả lời cho bảng hỏi này dựa trên 4 mức độ: 1 = “Tôi không bao giờ cảm thấy nhƣ vậy”; 2 = “Tôi hiếm khi cảm thấy nhƣ vậy”; 3 = “Tôi thỉnh thoảng cảm thấy nhƣ vậy”; 4 = “Tôi thƣờng xuyên cảm thấy nhƣ vậy” và khách thể sẽ trả lời theo mức độ phù hợp mà họ tự đánh giá. Kết quả đƣợc tính bằng cách lấy tổng điểm, điểm số càng lớn mức độ cô đơn càng cao. Đây là thang đo đƣợc đánh giá là công cụ đo sự cô đơn đƣợc sử dụng rộng rãi nhất và có độ tin cậy cao. Hệ số Alpha‟s Cronbach khá cao với  = 0.918.

Theo Solano (1980), điểm hạn chế của thang đo cô đơn UCLA là chỉ nhấn mạnh đến sự thiếu kết nối chủ quan mà bỏ qua các loại cô đơn khác, đặc biệt là các loại về bệnh lý. Tuy nhiên, đề tài “Sự cô đơn ở ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi hiện nay” là một nghiên cứu xã hội nhắm đến phần đông các thanh niên bình thƣờng, không gặp phải những rắc rối quá lớn về tâm lý, vì vậy, thang đó UCLA vẫn đáp ứng đƣợc nội dung nghiên cứu.

Bảng 2.3:Phân bố mức độ cô đơn

Tổng số mẫu: 437

Mean Median Mode SD Skewness Kurtosis Min Max

51.37 51.00 51.00 11.29 - 0.149 -0.741 26 77

Để đảm bảo tính khoa học cho việc phân tích những số liệu thu đƣợc từ mẫu điều tra, sử dụng phép thử Skewness (đánh giá tính đối xứng của đƣờng cong phân phối điểm) và Kurtosis (đánh giá độ phẳng của đƣờng cong phân phối điểm) trong

SPSS để kiểm tra. Kết quả cho thấy, các giá trị trung bình cộng, trung vị, giá trị thƣờng gặp gần bằng nhau (Mean = Median = Mode  51), độ nghiêng nằm trong khoảng (-1;1) với Skewness = - 0.149, độ nhọn nằm trong khoảng (-2;2) với Kurtosis = -0,741, nhƣ vậy đây là phân phối với đƣờng cong chuẩn có dạng hình chuông, có trị trung bình là 51.3 và số liệu phân phối khá đều 2 bên và độ lệch chuẩn SD= 11.29. Điểm mức độ cô đơn thấp nhất là 26 và cao nhất là 77 điểm.

Mức độ cô đơn đƣợc chia 3 mức độ thấp - trung bình - cao với:

 Mức độ trung bình trong khoảng 40 - 62.6 điểm (Mean  SD)

 Mức độ thấp trong khoảng 26 - 39.9 điểm (giá trị dƣới trung bình tiến về min)

 Mức độ cao trong khoảng 62.3 - 77 điểm (giá trị trên trung bình tiến về max)

Câu 3: Đây là câu hỏi tìm hiểu thói quen sinh hoạt của các khách thể nghiên

cứu, bao gồm 13 items. Trong đó, có 7 câu về các thói quen tiêu cực, 6 câu về các thói quen tích cực (câu 3.4, 3.5, 3.7, 3.8, 3.10, 3.11 đảo kết quả). Đáp án đƣợc chia thành 4 mức Không bao giờ - Hiếm khi - Thỉnh thoảng - Thƣờng xuyên, điểm đƣợc tính theo mức độ tăng dần.

Bảng 2.4:Kiểm định kết quả thang đo thói quen sinh hoạt

Item Tƣơng quan

với toàn bộ thang đo

Độ tin cậy nếu loại bỏ

item

[Tôi uống bia rƣợu] 0.205 0.693

[Tôi hút thuốc lá] 0.171 0.700

[Tôi sử dụng chất kích thích (heroin, thuốc lắc, đá, cỏ, ke, kẹo, bóng cƣời…)]

0.195 0.692 [Tôi ƣa thích các bản nhạc vui vẻ, trẻ trung]* 0.272 0.684 [Tôi sinh hoạt theo giờ giấc điều độ]* 0.500 0.651

[Tôi ăn uống không đúng bữa] 0.280 0.684

[Tôi quan tâm đến chế độ dinh dƣỡng cho bản thân]* 0.500 0.651

[Tôi thƣờng nghe nhạc buồn, đọc những truyện ủy mị khi không vui để tìm sự đồng cảm]

0.320 0.678 [Tôi theo đuổi 1 thú vui, sở thích lành mạnh (đàn,

hát, vẽ tranh, trồng cây, sƣu tầm…)]*

0.379 0.669 [Tôi tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp lợi ích

cho cộng đồng]*

0.335 0.676

[Tôi dành nhiều thời gian cho các trang mạng xã hội] 0.288 0.683 [Tôi sử dụng điện thoại làm việc riêng trong những

buổi tụ tập bạn bè, gia đình]

0.327 0.677

Tổng item: 13 Độ tin cậy: 0.696

Sử dụng Compute để tìm điểm trung bình cho toàn thang đo “Thói quen sinh hoạt” cho ra kết quả phân bố nhƣ sau.

Bảng 2.5:Phân bố mức độ thói quen sinh hoạt

Tổng số mẫu: 437

Mean Median Mode SD Skewness Kurtosis Min Max

2.35 2.30 2.31 0.41 0.19 - 0.20 1.38 3.62

Kết quả cho thấy, các giá trị trung bình cộng, trung vị, giá trị thƣờng gặp gần bằng nhau (Mean = Median = Mode  2.3). Đây là phân phối với đƣờng cong chuẩn có dạng hình chuông, có trị trung bình là 2.30 và độ lệch chuẩn SD = 0.40. Điểm mức độ thói quen tiêu cực thấp nhất là 1.38 và cao nhất là 3.62.

Thang đo “Thói quen sinh hoạt” có ĐTB = 2.35, ĐLC = 0.41 tuân theo phân bố chuẩn, mức điểm càng cao thì thói quen tiêu cực càng lớn. Dựa trên điểm trung bình toàn thang, chia 3 mức độ thói quen tích cực - trung bình - tiêu cực với

 Mức độ trung bình trong khoảng 1.94 - 2.76 điểm (Mean  SD)

 Mức độ thấp trong khoảng 1.38 - 1.93 điểm (giá trị dƣới trung bình tiến về min)

Câu 4: Đây là câu hỏi nhằm nghiên cứu đặc điểm tính cách cá nhân, sử dụng

công cụ là thang đo tính cách năm nhân tố rút gọn (BFI – S) gồm 15 items, đo 5 đặc điểm tính cách gồm: nhiễu tâm, hƣớng ngoại, cởi mở, dễ chấp nhận, tận tâm.

Năm đặc điểm tính cách đƣợc tìm hiểu bao gồm:

 Nhiễu tâm (N - Neuroticism) đề cập đến những cá nhân dễ bị tổn thƣơng, thƣờng trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực nhƣ lo lắng, tức giận và trầm cảm.

 Hƣớng ngoại (E - Extraversion): đề cập đến những cá nhân ƣa thích sự tụ họp, hoạt động và thƣờng trải nghiệm những cảm xúc tích cực.

 Sẵn sàng trải nghiệm (O - Openness to experience): là tính cách của những cá nhân có xu hƣớng sáng tạo, thích sự độc đáo, dễ dàng chấp nhận những ý tƣởng mới.

 Dễ mến (A - Agreeableness): là tính cách của những cá nhân vị tha, ấm áp, tốt bụng, đáng tin cậy.

 Tận tâm (C - Conscientiousness): đề cập đến những cá nhân có sự tự chủ, có định hƣớng trong hoạt động và tuân thủ các quy tắc. [6]

Thang đo đƣợc dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, ngƣời tham gia trả lời theo thang likert 7 bậc từ 1 = “Hoàn toàn không đúng đến” đến 7 = “Hoàn toàn đúng”. Bốn mệnh đề diễn tả theo chiều nghịch đƣợc đổi điểm trƣớc khi phân tích. Tuy nhiên, sau khi đổi điểm các item số 3, 6, 10, 14 độ tin cậy Alpha‟s Cronbach của thang đo BFI khá thấp với  = 0.595

Bảng 2.6:Kiểm định kết quả thang đo BFI

Item Tƣơng quan với

toàn bộ thang đo

Độ tin cậy nếu loại bỏ item

[Tôi là ngƣời lo nghĩ nhiều] 0.383 0.552

[Tôi dễ lo âu, bất an] 0.124 0.597

[Giữ đƣợc bình tĩnh trong những tình huống

căng thẳng]* -0.477 0.684

[Tôi hay nói ] 0.512 0.520

[Tôi là ngƣời kín đáo]* -0.271 0.659 [Tôi thấy mình độc đáo, hay nảy ra những ý

tƣởng mới] 0.541 0.520

[Tôi coi trọng những trải nghiệm mang tính

nghệ thuật, thẩm mỹ] 0.512 0.524

[Tôi có trí tƣởng tƣợng phong phú] 0.509 0.526 [Đôi khi tôi hơi thô lỗ với ngƣời khác]* -0.367 0.677 [Tôi có bản tính khoan dung, vị tha] 0.484 0.535 [Tôi chu đáo và tốt bụng với hầu hết mọi

ngƣời] 0.606 0.517

[Tôi cẩn thận, kỹ lƣỡng và chu toàn khi làm

việc] 0.505 0.532

[Tôi có xu hƣớng lƣời biếng]* -0.208 0.650 [Tôi làm việc một cách hiệu quả] 0.502 0.540

Tổng item: 15 Độ tin cậy: 0.595

*: Các item đảo kết quả

Đặc biệt, cả 4 ietm diễn đạt theo chiều nghịch đều có tƣơng quan cao hơn với thang đo. Sau khi bỏ các item này đi thì độ tin cậy của thang đo tăng cao từ  = 0.595 lên  = 0.852. Sự thay đổi độ tin cậy Alpha‟s Cronbach sau khi bỏ bớt 4 item chiều nghịch đƣợc diễn tả cụ thể theo bảng sau.

Bảng 2.7:Kiểm định kết quả thang đo BFI sau khi loại bỏ 4 item

Item Tƣơng quan với toàn bộ

thang đo

Độ tin cậy nếu loại bỏ item

[Tôi là ngƣời lo nghĩ nhiều] 0.494 0.843

[Tôi dễ lo âu, bất an] 0.237 0.864

[Tôi hay nói ] 0.520 0.841

[Tôi quảng giao, thích gặp gỡ

[Tôi thấy mình độc đáo, hay nảy

ra những ý tƣởng mới] 0.603 0.834

[Tôi coi trọng những trải nghiệm

mang tính nghệ thuật, thẩm mỹ] 0.592 0.835 [Tôi có trí tƣởng tƣợng phong

phú] 0.608 0.834

[Tôi có bản tính khoan dung, vị

tha] 0.576 0.837

[Tôi chu đáo và tốt bụng với hầu

hết mọi ngƣời] 0.679 0.830

[Tôi cẩn thận, kỹ lƣỡng và chu

toàn khi làm việc] 0.593 0.836

[Tôi làm việc một cách hiệu quả] 0.587 0.837

Tổng item: 11 Độ tin cậy: 0.852

Thang đo tăng độ tin cậy đáng kể sau khi loại bỏ 4 ietm chiều nghịch. Kết quả này cũng tƣơng tự nghiên cứu đƣợc báo cáo trong bài viết Sử dụng thang đo tính cách năm nhân tố rút gọn (BFI – S) của Trƣơng Thị Khánh Hà &Trần Hà Thu [6]. Để nghiên cứu có tính chính xác cao, 4 item theo chiều nghịch sẽ bị loại bỏ. Nhƣ vậy, mỗi tiểu thang đo nhiễu tâm, hƣớng ngoại, dễ mến, tận tâm sẽ đƣợc nghiên cứu dựa trên 2 item, riêng tiểu thang đo Sẵn sàng trải nghiệm giữ nguyên 3 item.

Bảng 2.8:Các chỉ số thống kê cơ bản về đặc điểm tính cách

Đặc điểm tính cách ĐTB ĐLC Skewness Kurtosis

N: Nhiễu tâm 5.01 1.54 - 0.452 - 0.694

E: Hƣớng ngoại 4.11 1.71 - 0.028 - 1.009

O: Sẵn sàng trải nghiệm 4.64 1.44 - 0.361 - 0.679

A: Dễ chấp nhận 5.04 1.39 - 0.487 - 0.405

Các tiểu thang đo đƣợc tính theo thang điểm tăng dần chạy từ 1 đến 7. Sử dụng phép thử Skewness và Kurtosis trong SPSS để kiểm tra phân phối điểm của trắc nghiệm (BFI – S) khẳng định đƣờng cong phân phối điểm của 5 tiểu thang trên mẫu điều tra ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi đều gần với đƣờng cong chuẩn.

Câu 5: Câu hỏi về các mối quan hệ gồm 15 items, chia thành 3 tiểu thang đo,

tìm hiểu các mối quan hệ gia đình ngƣời thân, quan hệ bạn bè xã hội, và quan hệ yêu đƣơng của ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi. Đây là 3 loại quan hệ cơ bản cần có trong cuộc đời của mỗi con ngƣời. Mỗi kiểu quan hệ đƣợc đánh giá bằng 5 items. Thang điểm đƣợc tính gồm 4 nấc Không đồng ý (1), Đồng ý một phần (2), Đồng ý (3), Hoàn toàn đồng ý (4). Điểm số càng cao chứng tỏ mối quan hệ của cá nhân đó càng lỏng lẻo, thiếu gắn bó. Có 5/15 mang nghĩa tích cực nên đƣợc đảo kết quả để cùng chiều với thang đo. (câu 5.3, 5.4, 5.7, 5.9, 5.11 đảo kết quả)

Bảng 2.9:Chỉ số thống kê cơ bản về chất lượng các mối quan hệ

Mối quan hệ ĐTB ĐLC Skewness Kurtosis

Bạn bè 2.22 0.45 - 0.116 0.014

Gia đình 2.29 0.67 0.307 - 0.502

Tình yêu 2.26 0.61 0.400 - 0.072

Cả 3 mối quan hệ 2.25 0.43 0.124 - 0.110

Các tiểu thang đo đƣợc tính theo thang điểm tăng dần chạy từ 1 đến 4. Sử dụng phép thử Skewness và Kurtosis trong SPSS để kiểm tra phân phối điểm trung bình thang đo chất lƣợng các mối quan hệ, khẳng định đƣờng cong phân phối điểm của 3 tiểu thang mối quan hệ bạn bè - gia đình - tình yêu trên mẫu điều tra ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi đều gần với đƣờng cong chuẩn.

Bảng2.10:Kiểm định kết quả thang đo chất lượng mối quan hệItem Tƣơng Item Tƣơng quan với toàn bộ thang đo Độ tin cậy nếu loại bỏ item

[Tôi có nhiều bạn bè nhƣng rất khó tìm ngƣời tâm sự] 0.353 0.718 [Các mối quan hệ của tôi rất hạn hẹp] 0.293 0.724 [Bạn bè luôn ở bên khi tôi cần]* 0.369 0.717 [Tôi đề cao chất lƣợng bạn bè hơn số lƣợng]* -0.013 0.746 [Tôi ƣu tiên kết nối với những ngƣời bạn tốt cho sự

nghiệp, đem lại lợi ích vật chất hơn là tìm ngƣời tâm sự, chia sẻ]

0.107 0.742

[Tôi chia sẻ chuyện của mình trong các nhóm cộng đồng, với ngƣời lạ trên mạng thay vì gia đình]

0.321 0.721 [Tôi tâm sự với cha mẹ về khó khăn của mình]* 0.321 0.721 [Tôi cảm thấy không đƣợc ngƣời thân thấu hiểu] 0.564 0.695 [Gia đình luôn là nơi nâng đỡ tôi khi mệt mỏi, thất bại]* 0.450 0.707 [Tôi cảm thấy lạc lõng ngay giữa gia đình mình] 0.533 0.696 [Tôi thích kể mọi chuyện với ngƣời yêu/ngƣời bạn đời]* 0.064 0.751 [Dù đang hẹn hò/đã kết hôn nhƣng tôi vẫn cảm giác

khó sẻ chia, tâm sự]

0.485 0.703

[Ngƣời yêu, vợ/chồng không chăm sóc tôi nhƣ tôi đã làm với họ]

0.419 0.711 [Ngƣời yêu, vợ/chồng không quan tâm đến cảm xúc

của tôi]

0.466 0.706

[Những lần cãi nhau, giận nhau với ngƣời ấy ảnh hƣởng nhiều đến tâm trạng của tôi.]

0.253 0.729

Câu 6: Câu hỏi này tìm hiểu quan điểm về tiền và sự nghiệp của ngƣời trẻ

trong xã hội hiện đại. Những lối sống đề cao vật chất, coi trọng địa vị, sự nghiệp có thể là một yếu tố quan trọng khiến con ngƣời ngày nay trở nên cô đơn hơn. Câu hỏi có 8 items, thang điểm đƣợc tính gồm 4 nấc Không đồng ý (1), Đồng ý một phần (2), Đồng ý (3), Hoàn toàn đồng ý (4). Điểm số càng cao chứng tỏ cá nhân đó càng coi trọng tiền và vị thế hơn tình cảm, sự gắn kết của con ngƣời.

Bảng 2.11:Kiểm định kết quả thang đo quan điểm về tiền bạc, địa vị, sự nghiệp

Item Tƣơng quan

với toàn bộ thang đo

Độ tin cậy nếu loại

bỏ item

[Những lúc ít tiền, tôi hoàn toàn mất tự tin với mọi ngƣời]

0.433 0.820 [Tôi luôn cố thể hiện ra bên ngoài sự đầy đủ vật chất] 0.434 0.819 [Phải có nhiều tiền tôi mới có thể hạnh phúc] 0.688 0.784 [Tiền là thƣớc đo của sự thành công] 0.642 0.792 [Tôi cần thu nhập cao hơn là đồng nghiệp tốt] 0.678 0.787 [Tôi cần địa vị cao hơn là đƣợc đồng nghiệp yêu quý] 0.593 0.799 [Thành công trong sự nghiệp là cách duy nhất để

chứng tỏ giá trị bản thân]

0.575 0.801

[Theo tôi, khi còn trẻ nên tập trung lo sự nghiệp hơn là tình yêu]

0.339 0.831

Tổng item: 8 Độ tin cậy: 0.825

Bảng 2.12:Chỉ số thống kê cơ bản về quan điểm tiền bạc và địa vị, sự nghiệp

Quan điểm ĐTB ĐLC Skewness Kurtosis

Địa vị, sự nghiệp 2.38 0.70 0.189 - 0.364

Tiền bạc 2.26 0.69 0.212 - 0.534

Các tiểu thang đo đƣợc tính theo thang điểm tăng dần chạy từ 1 đến 4 Sử dụng phép thử Skewness và Kurtosis trong SPSS để kiểm tra phân phối điểm của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự cô đơn ở người trưởng thành trẻ tuổi hiện nay (Trang 53 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)