Thói quen sinh hoạt ĐTB ĐLC
Uống bia rƣợu 2.23 0.85
Hút thuốc lá 1.46 0.94
Sử dụng chất kích thích (heroin, thuốc lắc, đá, cỏ, ke, kẹo,
bóng cƣời…) 1.17 0.54
Ƣa thích các bản nhạc vui vẻ, trẻ trung* 3.13 0.83
Sinh hoạt theo giờ giấc điều độ* 2.65 0.92
Ăn uống không đúng bữa 2.98 0.87
Quan tâm đến chế độ dinh dƣỡng cho bản thân* 2.71 0.93
Tôi thƣờng nghe nhạc buồn, đọc những truyện ủy mị khi
không vui để tìm sự đồng cảm. 2.81 0.96
Tôi theo đuổi 1 thú vui, sở thích lành mạnh (đàn, hát, vẽ
tranh, trồng cây, sƣu tầm…)* 2.84 1.01
Tôi tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp lợi ích cho cộng
đồng* 2.42 0.91
Tôi dành nhiều thời gian cho các trang mạng xã hội 3.35 0.74 Tôi sử dụng điện thoại làm việc riêng trong những buổi tụ
tập bạn bè, gia đình. 2.68 0.88
Chú thích: SL - Số lượng (Đơn vị: người); TL - Tỷ lệ (Đơn vị: %).
Những item đánh dấu (*) ngược chiều với các item còn lại nên điểm càng cao thì thói quen sinh hoạt càng lành mạnh.
Các item tìm hiểu thói quen sinh hoạt đƣợc chia ra gồm các chủ đề về: thói quen sử dụng chất kích thích, thói quen sinh hoạt hàng ngày, thói quen giải trí và các hoạt động ngoại khóa.
Tình trạng sử dụng chất kích thích nhƣ rƣợu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện đang ngày càng phổ biến và gia tăng trong xã hội. Sự thuận lời trong việc dễ dàng du nhập văn hóa, các hình thức giải trí ở nƣớc ngoài ngày càng dễ dàng, sự tiếp cận với chất kích thích càng tăng. Độ tuổi những ngƣời sử dụng chất kích thích cũng đang dần trẻ hóa và việc thói quen sử dụng chất kích thích tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hƣởng nghiêm trọng tới cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của con ngƣời. Kết quả nghiên cứu trên các khách thể cho thấy, thói quen uống rƣợu bia là phổ biến nhất với ĐTB = 2.23, tiếp đến là thói quen hút thuốc ĐTB = 1.46, thói quen sử dụng chất kích thích (nhƣ heroin, thuốc lắc, đá, cỏ, ke, kẹo, bóng cƣời…) thấp nhất với ĐTB = 1.17. Việc uống rƣợu bia trong các buổi tụ tập đã trở thành thói quen phổ biến của ngƣời Việt Nam, bia rƣợu không chỉ có mặt trong những buổi gặp gỡ thân tình bạn bè, gia đình mà còn có thể xem là công cụ giao tiếp trong công việc, tăng kết nối với các mối quan hệ xã hội. Ở độ tuổi 20-30, con ngƣời bớt dần bị gia đình kiểm soát, khống chế thói quen sinh hoạt, bên cạnh đó, việc tham gia kết nối với
mối quan hệ trong xã hội nhiều hơn cũng là lý do ngƣời trƣởng thành có quyền lựa chọn sử dụng bia rƣợu nhiều hơn trong những cuộc vui giải trí và công việc. Kết quả nghiên cứu tìm hiểu về thói quen hút thuốc và chất kích thích cho thấy mức độ sử dụng của các khách thể khá thấp, 77.3% ngƣời không bao giờ hút thuốc, 89.5% ngƣời không bao giờ sử dụng chất kích thích. Đánh giá về việc dùng chất gây nghiện, tập khách thể nghiên cứu trong nghiên cứu tƣơng đối lành mạnh.
Tìm hiểu về thói quen sinh hoạt, nghiên cứu sử dụng các câu hỏi liên quan đến giờ giấc sinh hoạt nói chung, giờ giấc ăn uống, chế độ dinh dƣỡng, và việc tập thể thao. Các thói quen tích cực có điểm trung bình lần lƣợt là: sinh hoạt điều độ ĐTB = 2.65, quan tâm chế độ dinh dƣỡng ĐTB = 2.71, tập luyện thể thao ĐTB = 2.40. Riêng thói quen ăn uống không đúng bữa có mức độ cao hơn hẳn với ĐTB = 2.98. Nhƣ vậy, thói quen sinh hoạt của nhóm khách thể nghiên cứu có độ tích cực chỉ ở mức trung bình khá.
Nghiên cứu giá về thói quen giải trí và các hoạt động ngoại khóa dựa trên các hoạt động giải trí. Trong đó, các thói quen “nghe nhạc buồn, đọc những truyện ủy mị khi không vui để tìm sự đồng cảm” (ĐTB = 2.81), “dành nhiều thời gian cho các trang mạng xã hội” (ĐTB = 3.35), “sử dụng điện thoại làm việc riêng trong những buổi tụ tập bạn bè, gia đình” (ĐTB = 2.68) có xu hƣớng giảm kết nốt thật, dự báo gây ra nhiều cảm xúc âm tính hơn. Các thói quen nhƣ “ƣa chuộng các bản nhạc vui vẻ, trẻ trung”, “theo đuổi 1 thú vui, sở thích lành mạnh (đàn, hát, vẽ tranh, trồng cây, sƣu tầm…)”, “tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp lợi ích cho cộng đồng (ĐTB = 2.42) hƣớng đến sự tƣơi vui, tích cực và tăng kết nối thật cho cuộc sống hơn. Có thể thấy trong 13 thói quen tìm hiểu, thói quen dành nhiều thời gian cho mạng xã hội có mức ĐTB cao nhất, 218 ngƣời thừa nhận thƣờng xuyên sử dụng mạng xã hội (chiếm 49.9% tổng số ngƣời đƣợc hỏi).