Thói quen sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự cô đơn ở người trưởng thành trẻ tuổi hiện nay (Trang 80 - 87)

3.1.4 .Mức cô đơn theo trình độ

3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự cô đơn

3.2.1. Thói quen sinh hoạt

Thang đo tìm hiểu về thói quen sống của ngƣời trƣờng thành trẻ tuổi hiện nay gồm 13 câu, điểm chạy từ 1 đến 4 theo mức độ tần suất tăng dần, mức điểm càng thì càng nhiều thói quen sinh hoạt tiêu cực.

Bảng 3.12: Mức độ thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt ĐTB ĐLC

Uống bia rƣợu 2.23 0.85

Hút thuốc lá 1.46 0.94

Sử dụng chất kích thích (heroin, thuốc lắc, đá, cỏ, ke, kẹo,

bóng cƣời…) 1.17 0.54

Ƣa thích các bản nhạc vui vẻ, trẻ trung* 3.13 0.83

Sinh hoạt theo giờ giấc điều độ* 2.65 0.92

Ăn uống không đúng bữa 2.98 0.87

Quan tâm đến chế độ dinh dƣỡng cho bản thân* 2.71 0.93

Tôi thƣờng nghe nhạc buồn, đọc những truyện ủy mị khi

không vui để tìm sự đồng cảm. 2.81 0.96

Tôi theo đuổi 1 thú vui, sở thích lành mạnh (đàn, hát, vẽ

tranh, trồng cây, sƣu tầm…)* 2.84 1.01

Tôi tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp lợi ích cho cộng

đồng* 2.42 0.91

Tôi dành nhiều thời gian cho các trang mạng xã hội 3.35 0.74 Tôi sử dụng điện thoại làm việc riêng trong những buổi tụ

tập bạn bè, gia đình. 2.68 0.88

Chú thích: SL - Số lượng (Đơn vị: người); TL - Tỷ lệ (Đơn vị: %).

Những item đánh dấu (*) ngược chiều với các item còn lại nên điểm càng cao thì thói quen sinh hoạt càng lành mạnh.

Các item tìm hiểu thói quen sinh hoạt đƣợc chia ra gồm các chủ đề về: thói quen sử dụng chất kích thích, thói quen sinh hoạt hàng ngày, thói quen giải trí và các hoạt động ngoại khóa.

Tình trạng sử dụng chất kích thích nhƣ rƣợu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện đang ngày càng phổ biến và gia tăng trong xã hội. Sự thuận lời trong việc dễ dàng du nhập văn hóa, các hình thức giải trí ở nƣớc ngoài ngày càng dễ dàng, sự tiếp cận với chất kích thích càng tăng. Độ tuổi những ngƣời sử dụng chất kích thích cũng đang dần trẻ hóa và việc thói quen sử dụng chất kích thích tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hƣởng nghiêm trọng tới cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của con ngƣời. Kết quả nghiên cứu trên các khách thể cho thấy, thói quen uống rƣợu bia là phổ biến nhất với ĐTB = 2.23, tiếp đến là thói quen hút thuốc ĐTB = 1.46, thói quen sử dụng chất kích thích (nhƣ heroin, thuốc lắc, đá, cỏ, ke, kẹo, bóng cƣời…) thấp nhất với ĐTB = 1.17. Việc uống rƣợu bia trong các buổi tụ tập đã trở thành thói quen phổ biến của ngƣời Việt Nam, bia rƣợu không chỉ có mặt trong những buổi gặp gỡ thân tình bạn bè, gia đình mà còn có thể xem là công cụ giao tiếp trong công việc, tăng kết nối với các mối quan hệ xã hội. Ở độ tuổi 20-30, con ngƣời bớt dần bị gia đình kiểm soát, khống chế thói quen sinh hoạt, bên cạnh đó, việc tham gia kết nối với

mối quan hệ trong xã hội nhiều hơn cũng là lý do ngƣời trƣởng thành có quyền lựa chọn sử dụng bia rƣợu nhiều hơn trong những cuộc vui giải trí và công việc. Kết quả nghiên cứu tìm hiểu về thói quen hút thuốc và chất kích thích cho thấy mức độ sử dụng của các khách thể khá thấp, 77.3% ngƣời không bao giờ hút thuốc, 89.5% ngƣời không bao giờ sử dụng chất kích thích. Đánh giá về việc dùng chất gây nghiện, tập khách thể nghiên cứu trong nghiên cứu tƣơng đối lành mạnh.

Tìm hiểu về thói quen sinh hoạt, nghiên cứu sử dụng các câu hỏi liên quan đến giờ giấc sinh hoạt nói chung, giờ giấc ăn uống, chế độ dinh dƣỡng, và việc tập thể thao. Các thói quen tích cực có điểm trung bình lần lƣợt là: sinh hoạt điều độ ĐTB = 2.65, quan tâm chế độ dinh dƣỡng ĐTB = 2.71, tập luyện thể thao ĐTB = 2.40. Riêng thói quen ăn uống không đúng bữa có mức độ cao hơn hẳn với ĐTB = 2.98. Nhƣ vậy, thói quen sinh hoạt của nhóm khách thể nghiên cứu có độ tích cực chỉ ở mức trung bình khá.

Nghiên cứu giá về thói quen giải trí và các hoạt động ngoại khóa dựa trên các hoạt động giải trí. Trong đó, các thói quen “nghe nhạc buồn, đọc những truyện ủy mị khi không vui để tìm sự đồng cảm” (ĐTB = 2.81), “dành nhiều thời gian cho các trang mạng xã hội” (ĐTB = 3.35), “sử dụng điện thoại làm việc riêng trong những buổi tụ tập bạn bè, gia đình” (ĐTB = 2.68) có xu hƣớng giảm kết nốt thật, dự báo gây ra nhiều cảm xúc âm tính hơn. Các thói quen nhƣ “ƣa chuộng các bản nhạc vui vẻ, trẻ trung”, “theo đuổi 1 thú vui, sở thích lành mạnh (đàn, hát, vẽ tranh, trồng cây, sƣu tầm…)”, “tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp lợi ích cho cộng đồng (ĐTB = 2.42) hƣớng đến sự tƣơi vui, tích cực và tăng kết nối thật cho cuộc sống hơn. Có thể thấy trong 13 thói quen tìm hiểu, thói quen dành nhiều thời gian cho mạng xã hội có mức ĐTB cao nhất, 218 ngƣời thừa nhận thƣờng xuyên sử dụng mạng xã hội (chiếm 49.9% tổng số ngƣời đƣợc hỏi).

Bảng 3.13:Tương quan mức độ cô đơn và các thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt Sự cô đơn

Hệ số r Giá trị p

Hút thuốc lá - 0.044 0.36 Sử dụng chất kích thích (heroin, thuốc lắc, đá, cỏ, ke, kẹo,

bóng cƣời…) -0.033 0.49

Ƣa thích các bản nhạc vui vẻ, trẻ trung - 0.337** 0.00 Sinh hoạt theo giờ giấc điều độ - 0.320** 0.00

Ăn uống không đúng bữa 0.207** 0.00

Quan tâm đến chế độ dinh dƣỡng cho bản thân - 0.272** 0.00

Tập luyện thể thao - 0.203** 0.00

Tôi thƣờng nghe nhạc buồn, đọc những truyện ủy mị khi

không vui để tìm sự đồng cảm. 0.293** 0.00

Tôi theo đuổi 1 thú vui, sở thích lành mạnh (đàn, hát, vẽ

tranh, trồng cây, sƣu tầm…) - 0.172** 0.00

Tôi tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp lợi ích cho

cộng đồng -0.304** 0.00

Tôi dành nhiều thời gian cho các trang mạng xã hội 0.244** 0.00 Tôi sử dụng điện thoại làm việc riêng trong những buổi tụ

tập bạn bè, gia đình. 0.204** 0.00

Chú thích: ** - Tương quan có ý nghĩa ở mức p < 0.01

Kết quả đánh giá tƣơng quan cho thấy, cả 3 item tìm hiểu về thói quen sử dụng chất kích thích đều cho giá trị p > 0.05, vì vậy, nghiên cứu không tìm thấy sự tƣơng quan giữa việc hút thuốc, uống bia rƣợu, sử dụng chất kích thích với mức độ cô đơn của ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi.

Đánh giá về thói quen sinh hoạt hàng ngày cho thấy, các thói quen sinh hoạt giờ giấc điều độ (r = - 0.320, p < 0.05), ý thức quan tâm chế độ dinh dƣỡng (r = - 0.272, p < 0.05) và tập luyện thể thao (r = - 0.203, p < 0.05), có tƣơng quan nghịch biến với mức độ cô đơn. Trong khi đó, những ngƣời thừa nhận mình ăn uống không đúng bữa (r = 0.207, p < 0.05) có tƣơng quan thuận với mức độ cô đơn.MS363(Nam, 23 tuổi) chia sẻ một vài trải nghiệm về sự cô đơn nhƣ sau: “Tôi thƣờng chán chƣờng vào buổi sáng. Và tôi thức khuya khoảng 1h mới ngủ. Tôi có

khoảng thời gian lang thang vô định trên mạng và cảm giác rất buồn”. Nhƣ vậy, có thể kết luận, những ngƣời càng có lối sống lành mạnh, biết chăm sóc sức khỏe thể chất cho bản thân thì mức độ cô đơn càng thấp. Sức khỏe thể chất và tinh thần luôn có tác động qua lại lẫn nhau, vì vậy khi có thói quen sống tốt, sức khỏe thể chất ổn định thì sức khỏe tâm lý cũng tốt hơn. Bạn Phƣơng (nữ, 21 tuổi) đã có những tâm sự về thói quen sống của mình khi cảm thấy cô đơn: “Một sự trống rỗng bên trong tâm hồn, sự thiếu thốn vô cùng tận phải dùng thức ăn, những mối quan hệ, bia rƣợu, tình dục để lấp đầy”.

Kết quả tìm hiểu về thói quen giải trí, tham gia hoạt động ngoại khóa cho thấy, việc nghe những bản nhạc vui vẻ (r = - 0.337, p < 0.05), theo đuổi sở thích lành mạnh (r = - 0.172, p < 0.05), tham gia hoạt động xã hội (r = - 0.203, p < 0.05) có tƣơng quan nghịch ở mức độ cô đơn. Trong khi đó, việc chọn nghe các bản nhạc buồn, tìm đọc những thứ ủy mị tìm sự đồng cảm (r = 0.293, p < 0.05), dành nhiều thời gian cho mạng xã hội (r = 0.244, p < 0.05), sử dụng điện thoại làm việc riêng ngay cả khi ở cùng gia đình bạn bè (r = 0.204, p < 0.05) có tƣơng quan thuận với mức độ cô đơn. Xã hội càng phát triển, con ngƣời càng có nhiều lựa chọn các thú vui giải trí khác nhau, có rất nhiều công cụ giúp con ngƣời “giết thời gian” sau những giờ làm việc căng thẳng nhƣ âm nhạc, phim ảnh, mạng xã hội… Tuy nhiên, không phải hình thức giải trí nào cũng đem lại tác dụng tốt cho cảm xúc, tâm trạng của con ngƣời. Có 2 item cùng về âm nhạc với nội dung đối nhau đã đƣợc sử dụng và đều cho kết quả tƣơng quan có ý nghĩa thống kê, điều đó đã chứng minh phần nào việc chủ động lựa chọn hình thức giải trí nhƣ thế nào có ảnh hƣởng ngƣợc lại tới cảm xúc, tâm trạng con ngƣời.Khách thể MS22 (22 tuổi) thuộc giới tình thứ 3 cũng có một chia sẻ khác về việc sử dụng công ngệ giải trí để tác động tới cảm xúc “Thƣờng những buổi tối tôi hay tìm tới những câu chuyện trên YouTube hoặc nghe radio để tìm sự đồng cảm!”. Các thói quen hƣớng đến mục đích sống lành mạnh, theo đuổi đam mê, sở thích lành mạnh nhƣ đàn, hát, vẽ tranh, trồng cây, sƣu tầm… cũng có góp phần giúp cuộc sống vui vẻ, giảm mức độ cô đơn. Đặc biệt, thói quen tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp lợi ích cho công đồng sẽ cải thiện khá tốt tâm trạng của con ngƣời. Mong muốn đƣợc kết nối, đƣợc chia sẻ là nhu cầu bẩm

sinh của con ngƣời, khi tham gia các hoạt động nhƣ vậy, không chỉ giúp tăng sự kết nối, tạo cơ hội để làm quen thêm nhiều bạn bè, mà còn cho con ngƣời đƣợc thể hiện giá trị của mình với cộng đồng. Theo tháp nhu cầu của Maslow, thói quen này thỏa mãn cả tầng nhu cầu xã hội, nhu cầu đƣợc kính trọng quý mến và nhu cầu thể hiện bản thân, đây là 3 tầng tháp trên cùng để con ngƣời thỏa mãn mặt tâm lý, tình cảm bên trong. Khi đƣợc hỏi ý kiến cá nhân về những cách thức để giảm tình trạng cô đơn, rất nhiều ngƣời đã đƣa ra các phƣơng pháp tƣơng tự nhƣ nhau.

- MS3 (nữ, 25 tuổi): “Cần giao lƣu kết nối với các thành viên khác trong cộng đồng nhiều hơn, thƣờng xuyên rèn luyện thể thao để nâng cao sức khỏe, giảm stress...”

- MS13 (nam, 25 tuổi): “Tham gia các hội nhóm. Các hoạt động cộng đồng. Tiêu tối thời gian vào các sở thích”

- MS50 (nữ, 22 tuổi): “Tham gia hoạt động xã hội, đi chơi với bạn bè, nghe nhạc, khám phá những điều mới mẻ”

- MS109 (nam, 30 tuổi): “Chơi thể thao / tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động nhóm”

- MS121 (nữ, 22 tuổi): “Tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn, rèn luyện cho mình tính tích cực và chọn cho mình một điều gì đó yêu thích nhƣ chơi thể thao hoặc nấu ăn...”

- MS332(nữ, 25 tuổi): “Tôi nghĩ nếu cảm giác cô đơn thì đƣ̀ng nên để cho mình rảnh bất kì thời gian nào . Có thể tham gia các câu l ạc bộ học thuật hoặc văn nghê ̣ hoă ̣c Công tác xã hô ̣i.”

Nếu nhƣ các hoạt động ngoại khóa gia tăng kết nối thật cho con ngƣời thì việc sử dụng mạng xã hội tăng kết nối ảo cho con ngƣời. Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển của công nghệ thông tin, con ngƣời không chỉ có một cuộc sống thực tế mà những danh tính ảo và cuộc sống khác trên Internet. Công nghệ giúp con ngƣời kết nối với nhau tiện lợi hơn, nhƣng ngày càng nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra việc lệ thuộc công nghệ, dành quá nhiều thời gian cho smart-phone, mạng xã hội đang ngày càng gây ra nhiều cảm xúc tiêu cực cho con ngƣời, trong đó có cả sự tăng lên của nỗi cô đơn.Nghiên cứu “Sự cô đơn ở ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi hiện

nay” cũng đã cho kết quả tƣơng đồng với nhiều nghiên cứu trên thế giới, rằng con ngƣời càng lạm dụng đồ công nghệ và mạng ảo thì mức độ cô đơn càng tăng lên do những kết nối ảo không đủ bền vững, rõ ràng để giúp con ngƣời có những mối quan hệ thực sự khăng khít. Vì vậy, rất nhiều ngƣời có lƣợng bạn bè trên mạng ảo lớn nhƣng nhƣng vẫn cảm thấy cô đơn, không đƣợc chia sẻ, thấu hiểu.MS46 (nữ, 22 tuổi) có chia sẻ “Cô đơn là cảm giác khi nhìn một list chat dài mà không biết nói cùng ai”. Hay nhƣ khách thể MS87 (nam, 27 tuổi) có tâm sự “Tôi từng tự thu mình vào thế giới riêng và không muốn giao tiếp bất kì ai. Lƣớt Facebook hàng tiếng đồng hồ chỉ để giết thời gian trong nhiều tháng. Mặc cảm, tự ti vì không thể giao tiếp với ngƣời khác”.MS332 (nữ, 25 tuổi) nói: “Cô đơn là khi mình đang ở 1 mình, cầm điê ̣n thoa ̣i lên lƣớt danh ba ̣ và không biết phải go ̣i ai vì ba ̣n bè thân thiết đang ở nƣớc ngoài”.

Trong số 13 thói quen nghiên cứu tìm hiểu, chỉ có 3 yếu tố “Ƣa thích các bản nhạc vui vẻ, trẻ trung” (r = - 0.337, p < 0.05), “Sinh hoạt theo giờ giấc điều độ” (r = - 0.320, p < 0.05), “Tôi tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp lợi ích cho cộng đồng” (r = -0.304, p < 0.05) có mức tƣơng quan tƣơng đối mạnh với mức độ cô đơn (0.3 ≤ r < 0.7). Các thói quen còn lại chỉ có tƣơng quan ở mức độ yếu.

Biểu đồ 3.3:So sánh mức độ cô đơn theo thói quen

Thông qua biểu đồ trên, có thể nhận ra sự phân bổ về mức độ cô đơn khác nhau rõ rệt theo thói quen sinh hoạt. Có 82 ngƣời (chiếm 15.3%) có thói quen sinh

41.50% 50% 8.50% 7.30% 54.50% 38.20%

Mức cô đơn thấp Mức cô đơn trung

bình

Mức cô đơn cao 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00%

hoạt tích cực và 55 ngƣời có thói quen sinh hoạt tiêu cực (chiếm 10.3%). Mức độ cô đơn trung bình giữa 2 nhóm này không có sự khác biệt quá lớn, đều chiếm trên 50% ở mỗi nhóm. Tuy nhiên, mức độ cô đơn thấp và cao lại có sự phân biệt rõ rệt. Với ngƣời có thói quen tích cực, chỉ có 8.5% ngƣời ở mức cô đơn cao, trong khi đó, có tới 41.5% ngƣời có mức cô đơn thấp. Ngƣợc lại, với ngƣời có thói quen tiêu cực, chỉ có 7.5% ngƣời có mức cô đơn thấp, và ngƣời có mức cô đơn cao chiếm 38.2%. Điều này càng khẳng định rõ rệt hơn sự khác biệt về trải nghiệm sự cô đơn ở những nhóm ngƣời có lối sống đối lập nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự cô đơn ở người trưởng thành trẻ tuổi hiện nay (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)