:Tương quan mức độ cô đơn và mặt tính cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự cô đơn ở người trưởng thành trẻ tuổi hiện nay (Trang 88 - 90)

Đặc điểm tính cách Sự cô đơn

Hệ số r Giá trị p N: Nhiễu tâm 0.301** 0.000 E: Hƣớng ngoại - 0.444** 0.000 O: Sẵn sàng trải nghiệm - 0.207** 0.000 A: Dễ chấp nhận - 0.158** 0.001 C: Tận tâm - 0.178** 0.000

Chú thích: ** - Tương quan có ý nghĩa ở mức p < 0.01

Mặt A (Dễ chấp nhận) có ĐTB = 5.04 cao nhất nhƣng lại có tƣơng quan thấp nhất (r = - 0.158, p = 0.001) so với 4 nhân tố còn lại. Đây là mặt đo xu hƣớng trong các mối quan hệ liên cá nhân: xu hƣớng chấp nhận ngƣời khác hoặc không chấp nhận ngƣời khác. Những ngƣời dễ chấp nhận nhận ngƣời khác thƣờng là ngƣời vị tha, dễ cảm thông, mong muốn giúp đỡ mọi ngƣời. Đây cũng là nhóm ngƣời thƣờng khỏe mạnh hơn về mặt tâm lý và đƣợc yêu quý trong xã hội. Có thể đánh giá những ngƣời đầu độ tuổi trƣởng thành có mức độ dễ chấp nhận khá cao, điều này có thể lý giải là do ảnh hƣởng của nền văn hóa cộng đồng. Ngƣời Việt có nhu cầu đƣợc các nhóm xã hội chấp nhận, vì vậy lối sống hƣớng đến sự kính trên nhƣờng dƣới, tính nhẫn nhịn, ôn hòa. Đánh giá tƣơng quan giữa mức độ cô đơn và mặt A cho kết quả r = - 0.158, p = 0.001 Nhƣ vậy, trải nghiệm cảm xúc cô đơn có tƣơng quan nghịch với nhân tố “dễ chấp nhận”, tuy nhiên mức độ tƣơng quan chỉ ở mức thấp (r < 0.3)

Mặt N (Nhiễu tâm) có ĐTB = 5.01, cao thứ 2 sau mặt A. Đây là tiểu thang đo đánh giá xu hƣớng một cá nhân trải nghiệm những trạng thái xúc cảm, tình cảm tiêu cực, kém điều chỉnh, kém thích nghi nhƣ sợ hãi, buồn chán, lo âu, lúng túng, tức giận, tự ty, tội lỗi, thất vọng. Những ngƣời có điểm cao ở miền thang đo này có sự mất cân bằng hoặc bất thƣờng về tâm thần. Đây là nhóm có nhiều nguy cơ mắc một vài chứng rối nhiễu tâm thần; ngƣợc lại, những cá nhân có điểm trắc nghiệm thấp ở miền đo này là những ngƣời bình tĩnh, tỉnh táo, biết kiềm chế, thanh thản, thƣ giãn và thƣờng ứng phó hiệu quả với hầu hết các tình huống gây stress thƣờng gặp trong cuộc sống. Đánh giá tƣơng quan mặt N với mới mức độ cô đơncho kết

quả r = 0.301, p =0.00. Mức độ tƣơng quan thuận tƣơng đối chặt chẽ (0.3 ≤ r < 0.7). Nói cách khác, độ nhiễu tâm càng lớn thì mức cô đơn càng cao. Kết quả này hoàn toàn tƣơng đồng với những kết quả nghiên cứu đã đề cập trong phần tổng quan.

Mặt E (Hƣớng ngoại) là mặt có tƣơng quan với sự cô đơn mạnh nhất so với 4 nhân tố còn lại (r= - 0.444, p = 0.00). Mức độ tƣơng quan nghịch khá cao (0.3 ≤ r < 0.7), nói cách khác, mức hƣớng ngoại càng cao thì trải nghiệm cô đơn càng ít. Những ngƣời có nhân cách hƣớng ngoại thƣờng có năng lực hoạt động xã hội, nó kiểm tra mức độ cởi mở, sự quảng giao, khả năng tự quyết, và cả những xúc cảm tích cực. Tuy nhiên, mặt tính cách này lại có mức điểm trung bình thấp nhất so với 4 nhân tố còn lại (ĐTB = 4.11).

Mặt O (Sẵn sàng trải nghiệm) là một mặt cơ bản của nhân cách nhƣng lại ít đƣợc quan tâm nhiều nhƣ các nhân tố khác. Nó liên quan đến sự ham hiểu biết, tính cầu thị, thích khám phá. Những ngƣời có thiên hƣớng sẵn sàng trải nghiệm là những ngƣời tò mò muốn tìm hiểu thế giới, vì vậy họ có cuộc sống phong phú về trải nghiệm, sẵn sàng trải nghiệm cả những xúc cảm tiêu cực lẫn tích cực. Mặt O có ĐTB = 4.64, đánh giá tƣơng quan giữa mức độ cô đơn và mặt O cho kết quả r = - 0. 207, p = 0.00. Mặt O có tƣơng quan nghịch biến với mức cô đơn, tuy nhiên mức độ tƣơng quan chỉ ở mức thấp (r <3).

Mặt C (Tận tâm) có ĐTB = 4.58. Trái ngƣợc với các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài đánh giá mặt C có ảnh hƣớng lớn tới trải nghiệm cô đơn, kết quả nghiên cứu “Sự cô đơn ở ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi hiện nay” lại cho mức tƣơng quan chỉ ở mức thấp (r = - 0.178, p = 0.00). Mặt tính cách thể hiện tính kỉ luật và sự quyết tâm đạt đƣợc kết quả. Những ngƣời có điểm C thấp thƣờng sống bất quy tắc, hành động theo quán tính; trong khi đó, những ngƣời có điểm cao thƣờng là những ngƣời sống quy tắc, cẩn thận và có trách nhiệm.

Để làm rõ đặc điểm tính cách của từng nhóm ngƣời theo mức độ cô đơn, nghiên cứu tiến hành kiểm tra thêm mức điểm của 5 nhân tố trên 3 nhóm ngƣời cô đơn thấp - trung bình - cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự cô đơn ở người trưởng thành trẻ tuổi hiện nay (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)