CHƢƠNG 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu bằng thống kê toán học
Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS cho Mac 20.0 để xử lý phân tích số liệu điều tra, lập bảng thống kê trên các dữ liệu nghiên cứu để thuận lợi cho việc phân tích, và là cơ sở để đi đến các kết luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Sử dụng SPSS để xử lý các số liệu bao gồm: tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình, hệ số tƣơng quan… để giúp đề tài đạt đƣợc kết quả chính xác, có ý nghĩa về mặt thống kê nghiên cứu.
Các thông số đƣợc sử dụng trong luận văn:
- Thống kê mô tả sử dụng các chỉ số
Điểm trung bình cộng (mean) đƣợc dùng để tính điểm trung bình của các yếu tố, khái niệm.
Độ lệch chuẩn (standard deviantion) dùng để mô tả sự phân tán hay tập trung của các câu trả lời mà khách thể đã lựa chọn. Từ kết quả này sẽ tính T-test so sánh sự khác biệt giữa các mẫu.
Tần suất và chỉ số phần trăm các phƣơng án trả lời.
- Thống kê suy luận sử dụng các chỉ số
Phân tích mối tƣơng quan dùng để đo lƣờng về mối liên hệ giữa hai biến số. Mục đích của phân tích tƣơng quan là tìm hiểu sự liên quan giữa các biến tồn tại độc lập hay phụ thuộc lẫn nhau. Mức độ chặt chẽ của mối liên quan giữa hai biến số đƣợc chỉ số hóa bởi hệ số tƣơng quan, ký hiệu r. Hệ số tƣơng quan r có giá trị từ -1 đến +1 cho biết độ mạnh và hƣớng của mối quan hệ giữa hai biến). Nếu giá trị dƣơng (r > 0) thì mối quan hệ thuận giữa hai biến, tức là khi giá trị của một biến càng tăng hay giảm thì giá trị của biến kia tăng hay giảm theo. Còn giá trị âm (r < 0) cho biết mối quan hệ nghịch giữa hai biến, tức giá trị của một biến càng tăng thì giá trị của biến kia càng giảm và ngƣợc lại. Nếu r = 0 thì hai biến không có mối liên quan nào.
Độ tin cậy của thang đo định kiến sử dụng kiểm định Cronbach‟s alpha. Hệ số Cronbach‟s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1]. Về lý thuyết, hệ số này càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao).
Bảng 2.14:Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha các thang đo
Thang đo Số items Hệ số Cronback’s
Alpha
Mức độ cô đơn 20 0.918
Thói quen tiêu cực 13 0.696
Đặc điểm tính cách N: Nhiễu tâm E: Hƣớng ngoại O: Sẵn sàng trải nghiệm A: Dễ chấp nhận C: Tận tâm 11 2 2 3 2 2 0.852 Mối quan hệ Bạn bè Gia đình Tình yêu 15 5 5 5 0.734
Quan điểm về tiền bạc và địa vị sự nghiệp Về tiền bạc Về địa vị, sự nghiệp 8 5 3 0.825
Phân tích tƣơng quan và hồi quy tuyến tính xem xét mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập. Từ đó rút ra kết luận khi một hay nhiều biến độc lập sẽ thay đổi thì sẽ kéo theo sự thay đổi của biến phụ thuộc nhƣ thế nào. Đề tài xem xét sự thay đổi của các yếu tố đặc điểm tính cách, thói quen sống, các mối quan hệ, quan điểm sống có khả năng dự đoán nhƣ thế nào về mức độ cô đơn ở ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi.
* Tiểu kết chƣơng 2
(1) Luận văn đã sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp khác nhau nhƣ phƣơng pháp phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu, phƣơng pháp xây dựng thang đo, điều tra bảng hỏi…sự kết hợp nhiều phƣơng pháp nhằm mục đích hỗ trợ cho nhau để thu đƣợc những thông tin có độ tin cậy và chính xác cao.
(2) Các thông tin thu thập đƣợc xử lý và phân tích bằng nhiều kĩ thuật cho phép thu đƣợc những kết quả có độ tin cậy cao và có giá trị khoa học.