3.1.4 .Mức cô đơn theo trình độ
3.1.7. Mức cô đơn theo tình trạng hôn nhân và hoàn cảnh sống
Yêu đƣơng, lập gia đình là những nhu cầu cơ bản về tình cảm của con ngƣời. Kiểm chứng mức độ cô đơn theo tình trạng hôn nhân và hoàn cảnh sống cho kết quả nhƣ sau.
Bảng 3.10:So sánh mức độ cô đơn theo tình trạng hôn nhân và hoàn cảnh sống
Kết quả phân tích One-way ANOVA nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ cô đơn theo tình trạng hôn nhân của mỗi ngƣời (p = 0.00 < 0.05). Những ngƣời từng hẹn hò, hiện giờ đang độc thân có mức cô đơn cao nhất (ĐTB = 53.5), rồi lần lƣợt tới ngƣời đang hẹn hò (ĐTB = 51.9), ngƣời độc thân, chƣa từng hẹn hò (ĐTB = 51.2), ngƣời đã li hôn (ĐTB = 48.3). Những ngƣời đã kết hôn có mức độ cô đơn thấp nhất với ĐTB = 43.3. Có thể thấy, những ngƣời trẻ chƣa tìm đƣợc đối tƣợng thích hợp để hẹn hò, kết hôn có xu hƣớng cô đơn nhiều hơn. Với những ngƣời đã từng hẹn hò, có trải nghiệm yêu đƣơng nhất định, thì sau khi mối quan hệ chấm dứt thƣờng phải trải qua một quãng thời gian buồn bã, đau khổ nhất định, cho đến khi chƣa tìm đƣợc đối tƣợng phù hợp mới thì sẽ có cảm giác
Tiêu chí Số mẫu ĐTB SD Mức ý nghĩa
Tình trạng hôn nhân Độc thân 205 51.2 11.9 F(4, 432) = 5.359, p = 0.000 Đã từng hẹn hò 112 53.5 8.9 Đang hẹn hò 82 51.9 12.1 Đã kết hôn 31 43.3 9.8 Đã li hôn 7 48.4 5.5 Hoàn cảnh sống Sống cùng gia đình 262 51.0 11.6 F(2, 434) = 3.327, p = 0.037 Sống cùng bạn bè 84 49.6 9.7 Ở một mình 91 53.8 11.6
trống vắng, cô đơn hơn so với những ngƣời chƣa từng hẹn hò. Tuy nhiên, mức độ cô đơn của những ngƣời đang hẹn hò cũng đƣợc đánh giá ở mức cao, điều đó chứng tỏ ngay cả khi có tình yêu lứa đôi thì cảm xúc cô đơn vẫn phổ biến ở nhiều ngƣời.
Đánh giá kết quả sâu hơn bằng Post Hoc Tests Multiple Comparisons, giá trị sig khi so sánh mẫu Đã kết hôn với nhóm Độc thân, Đã từng hẹn hò, Đang hẹn hò lần lƣợt đều là p = 0.00 < 0.05. Nhƣ vậy, có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê, nhóm ngƣời đã kết hôn có mức độ cô đơn thấp hơn so với 3 nhóm Độc thân, Đã từng hẹn hò, Đang hẹn hò. So sánh giữa ngƣời đã kết hôn và đã ly hôn, p = 0.271 > 0.05 chứng tỏ 2 nhóm đối tƣợng này không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê. Nhóm ngƣời đã kết hôn và đã li hôn có mức cô đơn thấp hơn các nhóm khác thể khác. Hôn nhân giúp cho con ngƣời trƣởng thành hơn về nhận thức, tâm lý; có thể dự đoán việc từng trải qua hôn nhân là một yếu tố giúp con ngƣời kiểm soát tốt hơn về cảm xúc, nhờ vậy mà trải nghiệm những nôi cô đơn mông lung hạn chế hơn. Tuy nhiên, trên tổng số 437 khách thể nghiên cứu mới chỉ có 31 ngƣời đã kết hôn và 7 ngƣời từng li hôn, số lƣợng mẫu khá nhỏ nên việc khẳng định dự đoán trên còn nhiều hạn chế.
Thông qua phân tích One-way ANOVA giá về hoàn cảnh sống cho giá trị p = 0.037 < 0.05, kết quả có giá trị về mặt ý nghĩa thống kê. Những ngƣời sống một mình có xu hƣớng cô đơn cao nhất (ĐTB = 53.8), tiếp đó là những ngƣời sống cùng gia đình (ĐTB = 51.0). Những ngƣời sống chung với bạn bè có mức cô đơn thấp nhất (ĐTB = 49.6). Đánh giá sâu hơn bằng Post Hoc Tests Multiple Comparisons cho kết quả, có sự khác biệtgiữa nhóm Ở một mình so với nhóm Sống cùng gia đình và Sống cùng bạn bè. Nói cách khác mức cô đơn của nhóm Ở một mình cao hơn 2 nhóm còn lại và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, sự khác biệt về mức cô đơn của nhóm ở cùng gia đình và ở cùng bạn bè lại không có ý nghĩa thống kê (p = 0.305 > 0.05).