.Sự cô đơn của người trưởng thành trẻ tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự cô đơn ở người trưởng thành trẻ tuổi hiện nay (Trang 46 - 49)

Nhu cầu về mặt tình cảm, đƣợc gắn kết, thấu hiểu ở mỗi giai đoạn cuộc đời có sự khác nhau, vì vậy, sự cô đơn ở những độ tuổi khác nhau cũng có mức độ và cách biểu hiện khác nhau.Theo Erik Erikson (1982) ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi là quãng đời tƣơng ứng với giai đoạn thứ 6 trong 8 giai đoạn phát triển của đời ngƣời. Giai đoạn đƣợc đặc trƣng bằng sự xuất hiện nhu cầu và năng lực gần gũi thân thiết về mặt tâm lí với ngƣời khác, bao gồm cả sự gần gũi tình dục. Đối lập với nhu cầu đó là lối sống ẩn dật và thích cô độc. Khi ngƣời thanh niên thắng đƣợc những đối chọi, thì họ có thể tự mình tiến tới đòi hỏi bản thân sự hi sinh và chấp nhận. Họ có thể yêu ngƣời khác một cách không vị kỉ nhiều hoặc ít hơn. Nếu mà “sự cô lập” thống trị trong sự tƣơng quan với thân mật thì mối quan hệ tình cảm sẽ trở nên lãnh đạm và gƣợng ép, và cũng chẳng có sự giao lƣu tình cảm thực sự nào. Mong muốn tìm kiếm sự kết nối, tình cảm gắn bó phát triển mạnh mẽ nhƣng thực tế cuộc sống phải trải qua sự thay đổi về môi trƣờng trƣờng học ra xã hội, nhu cầu nghề nghiệp khẳng định bản thân đƣợc xem là cần thiết hơn khiến những ngƣời trƣởng thành hiện nay thƣờng tạm gạt nhu cầu tình cảm để xếp sau. Xung đột giữa mong muốn và hiện thực không đƣợc đáp ứng sẽ gây ra những trải nghiệm cô đơn ở những ngƣời có cảm giác thiếu thốn sự kết nối tình cảm, tình thân với mọi ngƣời xung quanh [7].

Dworetzky (1991) có quan điểm, trong giai đoạn trƣởng thành trong cuộc đời của một ngƣời, việc xây dựng tình bạn và mối quan hệ mật thiết là điều quan trọng đối với một ngƣời khỏe mạnh phát triển tâm lý xã hội của thanh niên. Theo Coon (1992), độ tuổi thanh niên là thời điểm đang phấn đấu để thể hiện bản lĩnh về trình độ, tiềm lực kinh tế, địa vị, sự nghiệp. Bên cạnh đó, họ còn bắt đầu cần cố gắng xây

dựng một gia đình riêng trong tƣơng lai, tìm cách giữ gìn mối quan hệ thân tình và xây dựng thêm nhiều các quan hệ xã hội mới [10].Chính vì quá nhiều mục tiêu sống khiến họ bị thiếu thời gian, phải gồng mình cố gắng, nhƣng có thể lại không đạt đƣợc thứ mình kỳ vọng. Rất nhiều ngƣời tách ra khỏi gia đình khi bƣớc sang độ tuổi trƣởng thành. Càng nhìn thấy những ngƣời trẻ khác gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống, một số cá nhân sẽ cảm thấy tự ti và dần dẫn tới xa lánh xã hội.

Nếu nhƣ ở phƣơng Tây, con ngƣời tự lập sớm nên 18 tuổi con cái đã tách cha mẹ ra ngoài ở riêng và học cách tự lo cho cuộc sống của mình, thì trong văn hóa phƣơng Đông, sự hỗ trợ bao bọc của gia đình vẫn tiếp tục ảnh hƣởng nhiều tới cuộc sống cá nhân mỗi ngƣời trên bƣớc đƣờng trƣởng thành. Sau khi học xong THPT, hầu hết các gia đình tiếp tục nuôi con em ăn học ở cấp cao hơn. Cuộc sống xa gia đình ở giai đoạn này không có nhiều ý nghĩa trƣởng thành vì vẫn phụ thuộc tài chính vào gia đình. Tuy nhiên, những thay đổi về môi trƣờng sống, trải nghiệm về va chạm xã hội cũng khiến con ngƣời ở độ tuổi này dần đặt ra nhiều câu hỏi về cuộc đời và những mục tiêu phấn đấu cho tƣơng lai.

Ở Việt Nam, văn hóa đùm bọc con cái có thể kéo dài ngay cả khi con đã chấm dứt giai đoạn học tập. Nhiều cha mẹ tiếp tục “dọn sẵn đƣờng” cho con phát triển nhƣ chạy xin việc, tìm mối dựng vợ gả chồng, lo cƣới xin, để lại tài sản cho con… Nhờ sự giúp đỡ của gia đình mà cuộc sống cá nhân dễ dàng, thoải mái hơn, tuy nhiên cũng dễ gây ra tính ỉ lại, thiếu khả năng độc lập. Điều này khiến độ tuổi trƣởng thành về tâm lý và xã hội của nhiều ngƣời trẻ Việt đang bị chậm dần so với thế giới. Tuy nhiên, việc đƣợc gia đình bao bọc, hỗ trợ trên chặng đƣờng trƣởng thành cũng có thể đƣợc dự đoán là yếu tố giúp mức độ cô đơn của ngƣời trẻ Việt thấp hơn so với những ngƣời cùng độ tuổi ở các nƣớc phƣơng Tây theo chủ nghĩa cá nhân.

Bên cạnh đó, xu hƣớng xã hội hiện đại khiến ngƣời trẻ ngày càng kết hôn muộn cũng đƣợc dự đoán có ảnh hƣởng đến cảm nhận cô đơn. Hiện nay, rất nhiều ngƣời có tƣ tƣởng sau 25, thậm chí sau 30 mới cƣới để ổn định sự nghiệp. Vậy nhƣng những ngƣời lớn thuộc các thế hệ trƣớc vẫn giữ truyền thống thúc giục con cái lập gia đình sớm để ổn định cuộc sống. Những xung đột này rất có thể là yếu tố

gây căng thẳng, khiến ngƣời trẻ cảm thấy cô đơn, khó hòa hợp với các tiêu chuẩn của xã hội xung quanh.

Những năm gần đây, phong trào ngƣời trẻ Việt khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ. Trong đó, một số các bạn trẻ có đam mê, lý tƣởng sống, muốn khẳng định chính mình; một số khác thì chạy theo xu hƣớng và muốn giàu sớm. Hàng loạt các lớp học dạy làm giàu và thành công mở ra ở các thành phố lớn thu hút đƣợc đông đảo ngƣời trẻ theo học. Tuy nhiên, rất nhiều ngƣời đã không lƣờng hết đƣợc sự khó khăn của khởi nghiệp. Các bạn lựa chọn start-up sẽ phải tìm đƣợc hƣớng đi riêng, không giống những gì đã có, tạo ra sự khác biệt, và điều đó đôi lúc khiến họ rơi vào cảnh cô độc vì không đƣợc những ngƣời xung quanh ủng hộ, thấu hiểu. Trạng thái tâm lý cô đơn nói trên là có thực đối với những ngƣời khởi nghiệp. Với không ít ngƣời trẻ, yếu tố khiến họ nản chí trên con đƣờng khởi nghiệp không phải là vốn, hay nguồn nhân lực, mà là chính sự cô đơn, lẻ loi họ phải đối mặt hàng ngày. Sự cô đơn trên bƣớc đƣờng khởi nghiệp rất phổ biến và luôn là thứ cảm giác không dễ vƣợt qua với nhiều ngƣời. Thậm chí, khi thất bại, những chủ nhân dự án start-up còn phải đối mặt với sự cô đơn nhiều hơn vì cảm giác thất vọng với bản thân và lo sợ mọi ngƣời chê cƣời [38].

Tóm lại:Xung đột giữa nhu cầu cao hơn về chất lƣợng các mối quan hệ, với

việc phải đối mặt nhiều áp lực cuộc sống về tiền bạc, sự nghiệp, văn hóa… có thể gây nên những cảm xúc khó chịu những ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi ở Việt Nam, trong đó có sự cô đơn. Có thể định nghĩa, “Sự cô đơn ở người trưởng thành trẻ tuổi là một cảm giác khó chịu, xảy ra khi cá nhân không thỏa mãn, khó gắn kết với các mối quan hệ xung quanh trong giai đoạn20-30 tuổi”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự cô đơn ở người trưởng thành trẻ tuổi hiện nay (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)