Quan điểm về tiền bạc và địa vị, sự nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự cô đơn ở người trưởng thành trẻ tuổi hiện nay (Trang 95 - 99)

3.1.4 .Mức cô đơn theo trình độ

3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự cô đơn

3.2.4. Quan điểm về tiền bạc và địa vị, sự nghiệp

Những giá trị sống trong xã hội hiện đại ngày càng thay đổi, con ngƣời phát triển kéo theo đó là nhu cầu khẳng định vị trí bản thân và nhu cầu vật chất ngày càng tăng. Khách thể MS309 (Nữ, 21) có chia sẻ “Bố mẹ mình ly thân, chị gái đã lấy chồng và ngƣời yêu mình đi du học xa, về nhà mà không có bóng ngƣời thấy tủi. Mới ra trƣờng gặp nhiều khó khăn, công việc mới, áp lực, đồng nghiệp bận bịu không có thời gian nói chuyện. Bạn bè ai nấy đang bận bịu với dự án riêng, ngƣời đi làm ngƣời đi học. Mọi thứ càng tồi tệ hơn khi bạn bè cùng lứa đi làm kiếm nhiều tiền trong khi mình vẫn thực tập sinh không lƣơng. Cảm thấy tất cả khía cạnh của cuộc sống đều lạc lối”. Ở đầu độ tuổi trƣởng thành, con ngƣời bắt đầu bƣớc vào giai đoạn đi tìm vị trí trong xã hội, tìm cách tự nuôi sống bản thân và khẳng định chỗ đứng của mình. những khó khăn trong khi tìm mục đích sống có thể khiến cảm xúc cô đơn của họ gia tăng hơn.

Biểu đồ 3.6:So sánh quan điểm về tiền bạc và trị trí xã hội

2.26 2.38 2.2 2.22 2.24 2.26 2.28 2.3 2.32 2.34 2.36 2.38 2.4

Tiền bạc Địa vị sự nghiệp

Các tiểu thang đo đƣợc tính theo thang điểm tăng dần chạy từ 1 đến 4, điểm càng cao càng chứng tỏ quan điểm đề cao quan điểm vật chất và vị trí trong xã hội. Quan điểm về địa vị, sự nghiệp có ĐTB = 2.38, quan điểm về tiền bạc có ĐTB = 2.26, cả thang đo có ĐTB = 2.30. Những ngƣời trẻ hiện nay có xu hƣớng rất coi trọng địa vị và vị trí trong xã hội.

Bảng 3.18:Quan điểm về tiền bạc và địa vị, sự nghiệp

Item ĐTB ĐLC

Những lúc ít tiền, hoàn toàn mất tự tin với mọi ngƣời 2.45 0.92 Cố thể hiện ra bên ngoài sự đầy đủ vật chất 1.93 0.88 Phải có nhiều tiền mới có thể hạnh phúc 2.44 1.00 Tiền là thƣớc đo của sự thành công 2.49 0.95 Thu nhập cao quan trọng hơn đồng nghiệp tốt 1.99 0.93 Địa vị cao cần thiết hơn là đƣợc đồng nghiệp yêu quý 1.78 0.88 Thành công trong sự nghiệp là cách duy nhất để chứng

tỏ giá trị bản thân 2.66 1.01

Khi còn trẻ nên tập trung lo sự nghiệp hơn là tình yêu 2.69 0.89 Áp lực cuộc sống phải khẳng định vị trí và kiếm đƣợc nhiều tiền khiến nhiều ngƣời trẻ có xu hƣớng lựa chọn đề cao sự nghiệp hơn tình yêu. Item “Khi còn trẻ nên tập trung lo sự nghiệp hơn là tình yêu” có ĐTB = 2.66 cao nhất trong số những câu hỏi tìm hiểu về quan điểm sống đã chứng tỏ đây là suy nghĩ khá phổ biến của những ngƣời trƣởng thành trẻ hiện nay. Khách thể MS12, một bạn nam 25 tuổi nhƣng đã có mức thu nhập hàng tháng trên 20 triệu đã chia sẻ: “Mình quá tập trung vào mục tiêu cá nhân nên cảm thấy không nên yêu và quan tâm đến một ai đó. Đôi lúc vì vậy mình cũng thấy khá cô đơn”. Hay nhƣ một bạn nam 20 tuổi khác tâm sự: “Cô đơn quá lâu, không có ngƣời yêu. Đến một lúc nào đó k còn cảm giác hạnh phúc hay chờ đợi khoảnh khắc có ai bên cạnh chia sẻ. Bây giờ chỉ muốn kiếm tiền và kiếm tiền. Ngƣời yêu cũng chỉ có thể xem là một khái niệm trong cuộc sống và không có giá trị nữa”. Một bạn nam 28 tuổi khác dù đã có ngƣời yêu nhƣng cũng có những trải nghiệm áp lực liên quan đến tiền bạc: “Cô đơn là khi ngƣời tôi yêu chê tôi thu nhập kém, công việc nặng nhọc không có tiền.

Là khi ngƣời ta đòi tôi ở bên cạnh trong khi tôi vất vả lao động kiếm tiền. Nhiều tiền mới có nhiều thời gian đƣợc”.

Những quan điểm “Thành công trong sự nghiệp là cách duy nhất để chứng tỏ giá trị bản thân” (ĐTB = 2.66), “Tiền là thƣớc đo của sự thành công” (ĐTB = 2.49), “Những lúc ít tiền, hoàn toàn mất tự tin với mọi ngƣời” (ĐTB = 2.45), “Phải có nhiều tiền mới có thể hạnh phúc” (ĐTB = 2.44) đều có mức điểm khá cao chứng tỏ sự ảnh hƣởng của những giá trị vật chất, địa vị ảnh hƣởng lớn tới nhận thức suy nghĩ của thế hệ những ngƣời trẻ hiện nay. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những giá trị về vật chất, địa vị hoàn toàn lấn át tình cảm. “Thu nhập cao quan trọng hơn đồng nghiệp tốt” (ĐTB = 1.99), “Địa vị cao cần thiết hơn là đƣợc đồng nghiệp yêu quý” (ĐTB = 1.78) có mức điểm thấp nhất trong thang đo đã chứng tỏ điều đó. Sự kết nối với các mối quan hệ xung quanh vẫn đƣợc rất coi trọng trong cuộc sống.

Bảng 3.19: Tương quan mức độ cô đơn và quan điểm sống

Quan điểm Hệ số r Giá trị p

Địa vị, sự nghiệp 0.137 ** 0.004

Tiền bạc 0.168 ** 0.000

Chú thích: ** - Tương quan có ý nghĩa ở mức p < 0.01

Đánh giá mức độ tƣơng quan của quan điểm đề cao tiền và trị trí xã hội với trải nghiệm cô đơn cho kết quả, quan điểm về địa vị, sự nghiệp (r = 0.137, p = 0.004), quan điểm về tiền bạc (r = 0.168, p = 0.00). Cả 2 mối quan hệ đều có tƣơng quan thuận với mức độ cô đơn, nghĩa là càng đề cao giá trị địa vị, sự nghiệphay tiền bạc thì càng cô đơn hơn. Quan điểm về tiền bạc có xu hƣớng tƣơng quan với trải nghiệm cô đơn nhiều hơn quan điểm về địa vị, sự nghiệp. Nói cách khác, quan điểm đề cao tiền bạc có ảnh hƣởng mức độ cô đơn cao hơn là quan điểm đề cao địa vị, sự nghiệp. Tuy nhiên, xét trên mặt bằng chung thì cả 2 yếu tố này cũng chỉ có tƣơng quan ở mức độ yếu (r < 0.3) với trải nghiệm cảm xúc cô đơn.

Bảng 3.20:So sánh mức độ cô đơn theoquan điểm về tiền bạc, địa vị, sự nghiệp

Quan điểm đề cao tiền và địa vị, sự nghiệp Mức độ cô đơn Thấp Trung bình Cao SL % SL % SL % Phản đối 21 30.9 49 17.1 13 15.9 Trung lập 41 60.3 197 68.6 50 60.9 Tán thành 6 8.8 41 14.3 19 23.2 Tổng 68 100 287 100 82 100

Biểu đồ 3.7:So sánh quan điểm đề cao tiền và trị trí xã hội của nhóm cô đơn cao và thấp

Thông qua biểu đồ trên, ta nhận thấy sự khác biệt về quan điểm đề cao địa vị, sự nghiệp và tiền bạc giữa 2 nhóm tuổi. Có 68 ngƣời ở mức cô đơn thấp và 82 ngƣời ở mức cao. Số lƣợng ngƣời theo quan điểm trung lập có tỉ lệ tƣơng đƣơng nhau, trên 60%. Nhóm ngƣời mức độ cô đơn thấp có tỷ lệ phản đối tƣ tƣởng “đề cao tiền bạc, địa vị xã hội” cao hơn tƣ tƣởng tán thành (30.9% phản đối, 8.8% tán thành). Ngƣợc lại, nhóm ngƣời có mức cô đơn cao lại có tỷ lệ tán thành tƣ tƣởng “đề cao tiền bạc, địa vị sự nghiệp” cao hơn tƣ tƣởng phản đối (23.2% tán thành, 15.9% phản đối). Điều

30.90% 60.30% 8.80% 15.90% 60.90% 23.20% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% Phản đối Trung lập Tán thành

này càng khẳng định rõ rệt hơn sự khác biệt trong quan điểm của sống của những ngƣời có mức cô đơn thấp và cao. Những ngƣời quá thực dụng, luôn đề cao giá trị vật chất và địa vị, sự nghiệp sẽ khó đƣợc mọi ngƣời xung quanh yêu thƣơng chân thành hơn. Bên cạnh đó, mục tiêu sống chỉ hƣớng tới tiền bạc danh lợi cũng kéo họ ra xa mọi ngƣời xung quanh hơn, vì vậy mà cảm xúc cô đơn cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự cô đơn ở người trưởng thành trẻ tuổi hiện nay (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)