Mức cô đơn theo nghề nghiệp và thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự cô đơn ở người trưởng thành trẻ tuổi hiện nay (Trang 74 - 76)

3.1.4 .Mức cô đơn theo trình độ

3.1.5. Mức cô đơn theo nghề nghiệp và thu nhập

Bảng 3.7:So sánh mức độ cô đơn theo nghề nghiệp

Tiêu chí Số mẫu ĐTB ĐLC Mức ý nghĩa

Nghề nghiệp

Lao động chân tay 52 55.8 9.5

F(4, 432) = 4.236, p = .002 Lao động trí thức 250 49.7 11.2

Học sinh sinh viên 91 52.1 11.1

Thất nghiệp 22 55.4 13.6 Khác 22 51.7 11.6 Thu nhập Dƣới 5 triệu 199 53.6 11.2 F(3, 433) = 6.152 p = 0.000 Từ 5-10 triệu 164 50.3 11.3 Từ 10-20 triệu 50 48.3 10.6 Trên 20 triệu 24 46.2 10.3

Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ cô đơn giữa các nhóm ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi khi xét theo tiêu chí nghề nghiệp ( p = 0.002 ≤ 0.05). Nhóm ngƣời lao động chân tay có mức cô đơn cao nhất (ĐTB = 55.8), tiếp tới là nhóm ngƣời thất nghiệp cũng có mức điểm cao chênh lệch không đáng kể (ĐTB = 55.4). Nhóm ngƣời lao động trí thức có mức cô đơn thấp nhất (ĐTB = 49.7). So sánh từng nhóm mẫu theo cặp, kết quả cho thấy giữa 5 nhóm khách thể, chỉ có những nhóm những ngƣời lao động chân tay và nhóm những

ngƣời lao động trí thức là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong vấn đề trải nghiệm sự cô đơn (p = 0.00 < 0.05).

Kết quả phân tích One-way ANOVA cũng cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ cô đơn giữa những ngƣời có mức thu nhập khác nhau (p = 0.00 < 0.05). Nhóm ngƣời có thu nhập dƣới 5triệu/tháng có mức cô đơn cao nhất với ĐTB = 53.6, tiếp tới nhóm 5-10 triệu có ĐTB = 50.3, nhóm 10-20 triệu có ĐTB = 48.3, và nhóm có thu nhập trên 20 triệu/tháng có mức cô đơn thấp nhấp với ĐTB = 46.2. Nhƣ vậy, đối với nhóm khách thể trong nghiên cứu này, khi thu nhập tăng mức độ cô đơn có xu hƣớng giảm. Đánh giá kết quả sâu hơn bằng Post Hoc Tests Multiple Comparisons cho kết quả có sự khác biệt giữa nhóm thu nhập Dƣới 5 triệu với cả 3 nhóm còn lại về mức độ cô đơn. Giá trị p khi so sánh mẫu Trên Đại học với nhóm 5-10 triệu, 10-20 triệu, trên 20 triệu lần lƣợt là 0.006, 0.003, 0.002 đều < 0.05. Vì vậy có thể kết luận, nhóm ngƣời thu nhập Dƣới 5 triệu có mức độ cô đơn cao hơn so với nhóm ngƣời có mức thu nhập cao hơn trong vấn đề Cô đơn, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.8:Mức thu nhập của nhóm Lao động chân tay và Lao động trí thức

Dƣới 5 triệu 5-10 triệu 10-20 triệu Trên 20 triệu Tổng

Lao động chân tay 19 25 4 4 52

Lao động trí thức 75 121 38 16 250

Biểu đồ 3.2:So sánh tỷ lệ mức lương của nhóm Lao động chân tay và Lao động trí thức

Sau khi nhận thấy có sự khác biệt về mức độ cô đơn giữa nhóm khách thể Lao động chân tay và Lao động trí thức, nghiên cứu đặt ra giả thuyết có thể những ngƣời làm công việc chân tay có mức lƣơng thấp hơn, nên chất lƣợng cuộc sống kém hơn, dẫn tới mức độ cô đơn cao hơn. Tuy nhiên, sau khi so sánh tỷ lệ mức lƣơng giữa nhóm Lao động chân tay và Lao động trí thức lại không nhận thấy sự chênh lệch nhiều theo nghề nghiệp, vì vậy, bác bỏ khả năng khẳng định những ngƣời lao động chân tay vì mức lƣơng thấp mà mức độ cô đơn cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự cô đơn ở người trưởng thành trẻ tuổi hiện nay (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)