Tính đặc thù của tham nhũngtrong giáo dục ở bậc phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham nhũng trong giáo dục cấp phổ thông ở việt nam hiện nay, thực trạng và những giải pháp (Trang 30 - 32)

7. Bố cục của đề tài

1.2. Một số vấn đề liên quan đến tham nhũngtrong hệ thống giáo dục bậc

1.2.2. Tính đặc thù của tham nhũngtrong giáo dục ở bậc phổ thông

Tham nhũng trong hệ thống giáo dục là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, và gần như các quốc gia đó đều phải sống chung với nó, rất nhiều những giải pháp được đưa ra nhưng chẳng có mấy hiệu quả,nguyên do của sự kém hiệu quả đó là do những nhận thức về vấn đề này còn chưa thật sự sâu sắc và chưa thật sự cho nó là một trong những căn bệnh nguy hiểm. Để nhận diện chính xác về vấn đề tham nhũng này ta cần phải bóc tách ra những đặc thù riêng biệt của nó. Những yêu tố riêng biệt đó được thể hiện qua những vấn đề như sau:

Thứ nhất: Tham nhũng là vấn đề nguy hiểm và có ảnh hướng lớn đối với thế hệ tương lại. Giáo dục là một ngành đào tạo ra những con người có chất lượng đối với xã hội, ngành giáo dục nói chung và giáo dục phổ thong nói riêng được ví như một nhà máy tạo ra những sản phẩm công nghệ cao, để sản xuất được những sản phẩm hoàn hảo thì nhà máy đó cần có một môi trường trong sạch, thiết bị máy móc tạo ra cũng cần phải đảm bảo chất lượng và sự chuyên nghiệp, đặc biệt là không được tao ra bất kỳ một lỗi nào trong đầu ra sản phẩm, mà bậc phổ thông được coi la giai đoạn quan trọng trong việc hình thành tư tưởng, nhân cách cho các em học sinh. Do vậy muốn tạo ra được những sản phẩm chất lượng thì công đoạn đầu là rất quan trọng. Khi ở bậc đào tạo này xuất hiện dấu hiệu tham nhũng thì vấn đề gì sẽ sảy ra? Điều hiển nhiên nó sẽ kéo cả hệ thống giáo dục chung đi xuống, bắt đầu từ vấn đề đạo đức cá nhân, hệ thống quản lý, chất lượng giảng dạy của giáo viên, chất lượng đầu ra

của học sinh, từ đó ảnh hưởng vô cùng lớn đến tốc độ phát triển chung của xã hội, đặc biệt là nền kinh tế tri thức tương lai của cả đất nước.

Thứ hai: Tham nhũng trong vấn đề này thường mang tính nhỏ lẻ: hầu hết các hành vi tham nhũng trong hệ thống giáo dục đều là những hành vi nhỏ lẻ so với nhiều hành vi tham nhũng khác, xét trong nhiều ngành như kinh tế- chính trị thì lĩnh vực giáo dục chưa phải lớn, song hậu quả di hại của nó thì thật sự không hề nhỏ. Các hành vi như chạy điểm, dạy thêm, ăn bớt tiền mua sắm thiết bị hay thậm chí là việc chạy vào các trường danh tiếng thì có thể nói là phổ biến song những chi phí trong việc đó không thể nào so sánh với những việc ăn bớt tài chính trong các vụ đại án (Vinashin, Vinaline, JTC...) Nhưng tình trạng tham nhũng vặt của hệ thống giáo dục ngày càng trở thành một điều bình thường thì không khác nào một quả bom nổ chậm trong hệ thống giáo dục, một loại tham nhũng về bản chất con người.

Thứ ba: Tham nhũng này có đối tượng tham gia đặc biệt đó là học sinh phổ thông, một thế hệ tương lai của đất nước, đây là đối tượng tham gia còn non trẻ cả về tuổi đời và nhận thức xã hội, do vậy những nguy cơ bị lạm dụng dẫn đến nhũng hành vi tham nhũng cao. Ngoài ra, đôi khi lại có sự tham gia của một số lượng không nhỏ của phụ huynh học sinh, với tâm lý mong muốn con mình đạt được mục đích cao nhất của một nền giáo dục. Song đó cũng chính là những mầm món nảy sinh là những tâm lý tiêu cực cho con cái của họ, từ việc e sợ thiếu tự tin về học lực của bản thân cho đến sự buông thả và thiếu tính tự giác trong học tập…Điều đó không chỉ anh hưởng cho riêng ngành giáo dục mà còn là những hệ lụy lớn đến cả thế hệ tương lai của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham nhũng trong giáo dục cấp phổ thông ở việt nam hiện nay, thực trạng và những giải pháp (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)