Trải nghiệm của người dân về tham nhũngtrong giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham nhũng trong giáo dục cấp phổ thông ở việt nam hiện nay, thực trạng và những giải pháp (Trang 36 - 39)

7. Bố cục của đề tài

1.2. Một số vấn đề liên quan đến tham nhũngtrong hệ thống giáo dục bậc

1.2.4.1. Trải nghiệm của người dân về tham nhũngtrong giáo dục phổ thông

thông

Tham nhũng trong hệ thống giáo dục là một vấn đề tồn tại ở tất cả các nước trên thế giới, song mức độ cũng như hình thái của nó lại có sự khác nhau. Tham nhũng trong hệ thống giáo dục nói chung đã được thừa nhận là một trở ngại lớn đối với tăng trưởng kinh tế - chính trị và phát triển bền vững của quốc gia, làm giảm hiệu quả trong quá trình phát triển của ngành cũng như cả một thế hệ tương lai của đất nước. Do vậy, việc người dân (phụ huynh học sinh, giáo viên…) nhận thức như thế nào về tham nhũng là cực kỳ quan trọng, vì đó là cách nhìn mà dựa vào đó, người dân ra quyết định tìm kiến sự lựa chọn và mục tiêu đúng đắn cho thế hệ trẻ hiện nay ... Đồng thời, hiểu rõ về trải nghiệm thực tế cũng rất cần thiết để nắm được ở đâu người dân thực

sự phải đối mặt với tham nhũng và tham nhũng diễn ra như thế nào. Hiểu rõ hơn về cách thức vận hành của tham nhũng cũng giúp định hướng và đưa ra giải pháp cho vấn đề này.

Trong báo cáo của một cuộc khảo sát về cảm nhận của người dân về tham nhũng của TI tại Việt Nam năm 2010 chỉ ra rằng những lĩnh vực dễ tham nhũng và được người dân quan tâm nhiều nhất đó là “Cảnh sát, Tư pháp, Y tế, Giáo dục, Đất đai, Thuế, các ngành đăng ký cấp phép, các dịch vụ tiện ích khác” trong những ngành đó thì giáo dục đứng thứ tư trong các ngành có nguy cơ tham nhũng cao nhất, sau ngành Cảnh sát và Dịch vụ y tế, đất đai. Cụ thể biểu đồ tác giả đưa ra dưới đây thể hiện rất rõ vấn đề này.

1.2.4.2. Ý thức của người dân tham gia chống tham nhũng trong giáo dục

Có thể nói ý thức của người dân về vấn đề chống tham nhũng ở nước ta tương đối cao, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến giáo dục hiện nay. Họ coi những vấn đề tham nhũng trong giáo dục có nhiều mối nguy hại và ảnh hưởng trực tiếp đến con em họ cho nên khi được hỏi thì tỉ lệ tương đối lớn đồng tình về việc sẵn sàng chống tham nhũng. Nhưng hiện nay có một thực tế đó là những người dân bình thường hay những người dân có thu nhập thấp lại chiếm tỉ lệ cao trong việc sẵn sàng tố cáo tham nhũng và có thể tạo ra sự khác biệt trong việc phòng và chống tham nhũng trong giáo dục. “Theo báo cáo của TI về vấn đề này thì tỉ lệ người dân bình thường có tỉ lệ cao so với những người có chức vụ hay có tiền. Trong đó, cư dân nông thôn có quan điểm tích cực hơn so với cư dân đô thị: Tỉ lệ đồng ý hoặc rất đồng ý với quan điểm “người dân bình thường có thể tạo ra sự khác biệt” của hai nhóm dân cư này lần lượt là 65% và 47%” [41].

Dưới đây là bảng đánh giá củaNgười dân trong cuộc đấu tranh chống tham nhũngtrong hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay, theo ý kiến của người dân Việt Nam (%).

Bảng đánh giá của người dân về việc chống tham nhũng trong giáo dục [41]

Khi được hỏi, người dân thường coi giáo dục là rất quan trong đối với họ và đặc biệt là con cái của họ, họ cũng thường bày tỏ quan điểm của mình về những hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, nhất là vấn đề học phí cũng như việc chạy trường hiện nay. Trong một cuộc khảo sát của TI về vấn đề này, có đến trên 60% người được hỏi sẵn sàng tố cáo những hành vi tham nhũng này, song lại chỉ có 9 % người được hỏi đã từng tố cáo về các hành vi tham nhũng của hệ thống giáo dục phổ thông, điều này cho thấy có số phần trăm dám đứng lên tố cao là chưa cao, hầu hết người đứng lên tố cáo về quá bức xúc với những hành vì tiêu cực mà con cái của họ đã trực tiếp bị ảnh hưởng, còn lại là là chưa từng tham gia đứng lên để lên tiếng tố cáo về những hành vi tiêu cực trong hệ thống nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham nhũng trong giáo dục cấp phổ thông ở việt nam hiện nay, thực trạng và những giải pháp (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)