7. Bố cục của đề tài
1.3.1. Tham nhũng làm gia tăng chi phí và bất bình đẳng
Trước hết, tham nhũng trong giáo dục đe dọa làm tăng chi phí giáo dục trong các hộ gia đình và tăng nguy cơ bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội. Theo Khảo sát Mức sống Hộ Gia đình 2008 của Tổ chức Minh bạch Thế Giới thì “chi phí trung bình hàng năm cho mỗi học sinh là 1,844 triệu
đồng, trong đó học phí và tiền học thêm chiếm tỉ lệ cao nhất – 29 và 12,4%”
[33]. Thật sự không có gì đáng ngạc nhiên khi tổng chi phí ở khu vực thành thị cao hơn ở khu vực nông thôn, tỉ lệ học phí của cá trường công lập và dân lập chênh nhau khá câu, đặc biệt là những trường dân lập chất lượng cao, có những trường chi phí học tập lên tới ca trăm triệu đồng/kỳ học, ví dụ Tại “Trường quốc tế Việt Anh (BVIS-British Vietnamese International School), mức học phí cho học sinh từ bậc mầm non lên THPT của trường cũng
cao ngất ngưởng, từ hơn 150 triệu đồng đến hơn 330 triệu đồng/năm.”[63]. Tuy nhiên, xét chi phí so với tổng thu nhập của hộ gia đình, các gia đình nghèo ở nông thôn bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Cũng giống như với nhiều vấn đề xã hội, có vẻ như phần lớn gánh nặng lại rơi vào dân nghèo thành thị và những hộ gia đình ở tầng lớp trung. Đó là điều logic vì tham nhũng đe dọa làm tăng chi phí giáo dục cho các gia đình, tăng nguy cơ bỏ học trong những gia đình không có đủ khả năng tài chính chi trả cho việc học thêm của con cái hay phải học những môi trường có chất lượng giáo dục không đảm bảo về chất lượng và trang thiết bi ̣ giảng da ̣y ... Và vì vậy, tham nhũng trực tiếp làm tăng sự bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ giáo dục, đối tượng phai hứng chi ̣u hâ ̣u quả nă ̣ng nề nhất không phải ai khác mà chính là các em ho ̣c sinh , các gia đình có thu nhấp trung bình thấp và từ đó kéo theo uy tín và c hất lượng giáo dục cũng bị suy giảm theo đó.