Đối với cảm nhận của xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham nhũng trong giáo dục cấp phổ thông ở việt nam hiện nay, thực trạng và những giải pháp (Trang 89 - 91)

7. Bố cục của đề tài

3.1. Đối với cảm nhận của xã hội

- Coi tham nhũng là một bệnh dịch nguy hại

Mặc dù những hình thức tham nhũng trong giáo dục nêu trong báo cáo này được đánh giá là khá phổ biến, nhưng xã hội vẫn không cảm nhận một cách rõ rang đây là những hành vi tham nhũng mà thường gọi là “căn bệnh

tiêu cực”, do đó làm cho công tác chống căn bệnh này hệ thống trong giáo

dục thật sự chưa hiệu quả. Vì vậy tất cả chúng ta hay mạnh mẽ chống lại căn bệnh này. Trong một cơ thể con người, một căn bệnh nguy hiểm nảy sinh ắt gây ra những mối nguy hại nhất định cho cơ thể, muốn chống được căn bệnh này chúng ta cần phải có những cách phòng theo đúng như một căn bệnh nguy hiểm và có những phương thuốc điều trị để có được hiệu quả “Tham nhũng là

hiện tượng giống như một đứa trẻ bị sốt, đó là hiện tượng, mục tiêu không phải là hạ sốt mà là đi tìm nguyên nhân gây sốt mới có thể chữa trị dứt điểm được”[66] đó là nhận định của ông Ronald MacLean - cựu Thị trưởng thành

phố La Paz của Bolivia khi ông có bài phỏng vấn về thực trạng tham nhũng trong giáo dục ở Bolivia. Vậy làm cách nào để chúng ta có thể phòng đươc căn bệnh này? Cách tốt nhât là tiêm Vắc xin cho toàn hệ thống. khi coi đó là một căn bệnh thì ta có thể coi hệ thống giáo dục hiện nay như là một cơ con người bình thường, cơ chế tiêm vắc xin đó chính là lấy ngay mầm bệnh để tiêu trừ bệnh. Nguyên nhân này sinh căn bệnh này bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính đó là sự lạm quyền trong quản lý công vụ và lòng tham cá nhân - đó chính là tâm bệnh. Do vậy, chúng ta cần phải giáo dục đạo đức để hạn chế bớt lòng tham, cần phải minh bạch, có biện pháp hạn chế quyền lực, chế ước quyền lực để người có quyền lực thực hiện quyền lực của mình trong giới hạn có kiểm soát, không để thực hiện quyền lực một cách vô biên, không có giới hạn.

- Nâng cao nhận thức của xã hội về việc chống tham nhũng

Để phòng và chống tham nhũng, cần thiết phải tăng cường nhận thức đúng đắn của phụ huynh học sinh và cảm nhận của họ về tác động của tham nhũng đối với chất lượng và sự tiếp cận dịch vụ giáo dục.

Hiện nay, vấn đề kinh tế cũng liên quan đến thái độ sẵn sàng chi tiền của phụ huynh để con em mình được đối xử đặc biệt hơn những học sinh khác, được nhận điều kiện giáo dục mà họ cho là tốt hơn hay được đối xử ưu tiên hơn, được điểm số cao hơn... Đáng quan ngại hơn là tâm lý đó đang có xu hướng trở nên ngày càng phổ biến, và hình thành “văn hóa tham nhũng” một cách công khai và hiển nhiên trong giáo dục, tạo ra quan hệ “cung - cầu”, “bên đưa - bên nhận” không lành mạnh trong hoạt động của các trường học bậc phổ thông. Do vây, cần làm cho phụ huynh học sinh hiểu rằng sự “chấp nhận” và

“nhẫn nhịn” với tham nhũng sẽ có hại cho con em họ trong tương lai. Đồng thời, các bên có liên quan như các nhà quản lý, hiệu trưởng các trường và giáo viên phải tuyệt đối và có những động thái nói không với tham nhũng. Sự công bằng và tính thiêng liêng của hệ thống giáo dục phổ thông cần được tôn trọng và giữ gìn từ các thầy cô đến phụ huynh và học sinh. Nếu tham nhũng xảy ra dưới bất kỳ hình thức nào, các bên liên quan đều phải tuân thủ chặt chẽ luật phòng chống tham nhũng. Hơn nữa, những nỗ lực phòng, chống tham nhũng phải được thực hiện trên cơ sở hiểu biết và cảm nhận của xã hội về tham nhũng được tăng cường, những biện pháp khuyến khích thành tích mới và công cụ đánh giá kết quả học tập thực chất. Một môi trường cạnh tranh phải được tạo dựng trong đó yếu tố thiết yếu nhất là công bằng trong các cơ hội tuyển dụng thay vì quá chú trọng đến tầm quan trọng của bằng cấp.

Nếu đạt được điều này, gian lận, tiêu cực sẽ không có đất để tồn tại ở trường học cũng trong xã hội của chúng ta. Xã hội phải thay đổi nhận thức và cảm nhận về các hình thức tham nhũng khác nhau và phải coi tham nhũng như một mối đe dọa lớn làm xuống cấp các giá trị truyền thống và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham nhũng trong giáo dục cấp phổ thông ở việt nam hiện nay, thực trạng và những giải pháp (Trang 89 - 91)