7. Bố cục của đề tài
2.1. Tổng quan về thực thực trạng tham nhũngtrong giáo dục cấp phổ thông
2.1.2. Đánh giá thực trạng tham những
Trong kết quả của nhiều báo cáo và những cuộc nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu và các tổ chức đều cho thấy sự nhứt nhối của vấn đề trong vấn đề giáo dục ở bậc phổ thông, từ những vấn đề liên quan đến quản lý trong các trường đến các vấn đề học và dạy của giáo viên và học sinh. Tất các những vấn đề đó đều bắt nguồn sâu xa từ việc đạo đức cá nhân bị tha hóa: những người quản lý lạm quyền và thiếu kỷ luật, các giáo viên lại dần phải nhạt đi lý tưởng cao đẹp của mình, còn phụ huynh và học sinh đều coi nhẹ việc học “ học thực chất để lấy điểm và vì một quyển học bạ lấp lánh” ... Nhũng yếu tố đó công thêm sự thiếu kiểm soát của các cơ quan cấp trên thì việc dân đến vấn đề tham nhũng là điều dễ hiểu. Những thực trạng mà tác giả nêu trên, một phần nào cho thấy những lỗ hổng trong việc quản lý hệ thống các trường hiện nay còn nhiều yêu kém, từ việc tuyển dụng và đề bạt cán bộ cho đến những khoản phí mà nhà trường thu của học sinh, nhưng trong đó bất cập nổi cộm nhất đó chính là vấn đề học thêm, trù dập và lạm dụng tình dục đối với học sinh, nó làm ảnh hưởng nặng nề về tâm lý đối với học sinh, lứa tuổi còn nhiều những sự trong sáng, ngây thơ. Một ngôi trường mà có những áp lực quá lớn đến tâm lý học sinh tư việc ép buộc học thêm hay những vấn đề trù dập thì tâm lý của học sinh sẽ rất căng thẳng và khủng hoảng, chắc chắn những điều đó sẽ làm cho chất lượng giáo dục của trường sẽ giảm. Thứ nữa nếu trong một môi trường học tập mà vấn đề quản lý giáo viên và học sinh không tốt dẫn đến vấn đề không trung thực trong thi cử thì cũng rất nghiêm trọng, đáng để chúng ta suy xét. Trong những kỳ thi tốt nghiệp THPT, tỉ lệ đỗ lên tới 98- 99%, một con số rất cao theo đánh giá của TI năm 2010 về giáo dục. Hiện nay Bộ Giáo dục – Đào tạo đang hướng đến sự giảm nhẹ đối với các kỳ thì Tốt nghiệp THPT để tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh sẵn
sàng cho kỳ thi Đại học sắp tới. Song điều đó lại mang đến những vấn đề không hề tốt đối với chất lượng đầu ra của học sinh.Thực tế nhiều trường THPT sau các thì thì tốt nghiệp là “phao thi” trắng sân trường…một hình ảnh đáng suy ngẫm về chất lượng giáo dục nước nhà trong tương lai.
Ngoài vấn đề yếu kém trong việc quản lý của hệ thống các trường học, chúng ta cũng cần phải nói đến ý thức đạo đức của học sinh và sự coi nhẹ vấn đề tham nhũng của phụ huynh.Một tâm lý chung đó chính là ai cũng muốn con mình có một môi trường học tập tốt, và muốn được hãnh diện với mọi người xung quanh… chính vì vậy đã tạo tinh trạng “Sẵn sàng chi khoản tiền lớn đề cho con em học được học tại một ngôi trường danh tiếng” hay là vì vấn đề thủ tục hành chính có nhiều khó khăn đối với người dân, điều đó cũng tạo cho các phụ huynh có quyền lo lắng cho con em họ…Nhưng hầu như các bậc phụ huynh đều quên mất một điều đó chính là sự yêu thích cũng như năng lực của con em học như thế nào, cho dù có học tập tại một ngôi trường danh tiếng nhưng năng lực lại là vấn đề lớn thì thật khó cho sự phát triển của chúng.
Nhưng dù ở phương diện nào thì việc những hành vi tham nhũng được nêu trên đều là những mối lo cho toàn xã hội. Thực tế hiện nay những vấn đề này đang có xu hướng phát triển mạnh và phức tạp, do vậy Chính phủ và người dân cần có chung tay để hạn chế một cách tối đa vấn đề tham nhũng trong học đường này, như vây chất lượng giáo dục mới có thể được nâng cao trong tương lại.
2.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng tham nhũng trong hệ thống giáo dục bậc phổ thông hiện nay
Nguyên nhân dẫn đến khả năng tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục ở bậc phổ thông hiện tại là rất nhiều, những nguyên nhân đó được dựa trên những tiêu chí đánh giá về mức độ phổ biến, mức độ nghiêm trọng và những đặc thù riêng biệt của lĩnh vực này. Có nhiều những quan điểm khác nhau của
các học giả về nguyên nhân của tham nhũng, trong đó có GS, TS Hoàng Văn Châu- Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương cho rằng “những nguy cơ tham nhũng trong giáo dục có thể xảy ra với ngân sách Nhà nước cấp”.tiếp nhận định này, ông cho rằng chính do Ngân sách nhà nước cấp cho giáo dục nhiều cộng với sự buông lỏng quản lý là nguyên nhân dẫn đến những hành vi tham nhũng trong hệ thống giáo dục. Nhưng bệnh cạnh đó ông khẳng định rằng “Tham nhũng trong các trường công lập ít, không nhiều, không nghiêm trọng, chủ yếu là ở các trường dân lập và bán công lập” [49] Ông
nêu ví dụ: “Ngân sách Nhà nước hàng năm dành 20% cho giáo dục, tất cả các cấp học, gọi là nhiều nhưng tính ra tiền Việt rất ít ỏi. Năm 2008 khoảng hơn 80 ngàn tỉ đồng; 2009 hơn 90 ngàn tỉ; 2010 hơn 100 ngàn tỉ, chỉ bằng 5 tỉ đô la. Năm tỉ đô la cho một hệ thống giáo dục quốc dân như vậy rất ít ỏi. Với các nước phát triển thì số tiền đó có thể chỉ cấp cho một trường. Chi cho giáo dục phổ thông chỉ chiếm 10-12% ngân sách. Tiền cấp ít thì cơ hội tham nhũng ít [49].
Trái ngược với quan điểm trên, theo bà Bùi Trân Phượng - Đại học Hoa Sen cho rằng ít tiền là nguyên nhân dẫn đến nhiều nguy cơ vì ít tiền sẽ làm tăng nguy cơ cám dỗ bởi tiêu cực ngoài và trong nhà trường. Do đó, các cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông cần được quản lý chuyên nghiệp, cần bảo đảm điều kiện làm việc, nghỉ ngơi cho giáo viên, làm sao để giáo viên có thể làm toàn thời gian và được trả lương, đãi ngộ xứng đáng ở một cơ sở giáo dục.” Ngoài ra bà Phượng còn đưa ra thêm những yếu tố nữa dẫn đến sự trì trệ của vấn đề quản lý trong hệ thống là do “Sự thiếu ràng buộc và nếu có ràng buộc cũng là không tương xứng giữa quyền hạn quản lý, cấp phép và nghĩa vụ, trách nhiệm giải trình, xử lý vi phạm hay bất cập..” [50] từ đó dẫn đến sự
thiếu minh bạch và tính chịu trách nhiệm trong hệ thống giáo dục của Việt Nam khiến xã hội mất lòng tin vào các giá trị như lòng trung thực, lương
thiện, công lý; ảnh hưởng các mối quan hệ bè bạn, thầy trò và phá hoại nhân phẩm những chủ nhân tương lai của đất nước.
Theo quan điểm của GS.TS Nguyễn Đình Cử, nguyên nhân tham nhũng trong hệ thống giáo dục hiện nay gồm:
+ Các nguyên nhân thuộc về chính sách pháp luật như tồn tại cơ chế xin- cho; các văn bản chính sách còn nhiều chồng chéo chưa rõ ràng.
+ Các nguyên nhân liên quan đến tổ chức cán bộ như: công tác tổ chức còn yếu kém, đạo đức, lối sống bị suy thoái; lương thấp…
+ Các nguyên nhân liên quan đến về đề giám sát và xét xử như: chưa thực hiện đúng nguyên tắc dân chủ cơ sở; chế tài xử phạt chưa nghiêm minh.
+ Các nguyên nhân liên quan đến tính chất xã hội như: trình độ dân trí thấp; mọi người ít quan tâm đến tài sản công, đưa quà giải quyết công việc dần trở thành thói quen…
Trên đây là một số quan điểm về nguồn gốc dẫn đến tham nhũng của các học giả, để nói về những nguyên nhân dẫn đến hành vi tiêu cực này thì vô vàn, nó xuất hiện ở nhiều thời điểm và những lĩnh vực khác nhau. Do vậy, tác giả sẽ khái quát và nhấn mạnh một số nguyên nhân cơ bản, dựa trên luận điểm rằng, nếu khắc phục được những vấn đề đó thì có thể kiềm chế được tham nhũng trong hệ thống giáo dục hiện nay.