Nghĩa và sự cần thiết của việc phòng, chống tham nhũngtrong hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham nhũng trong giáo dục cấp phổ thông ở việt nam hiện nay, thực trạng và những giải pháp (Trang 84 - 89)

7. Bố cục của đề tài

2.4. nghĩa và sự cần thiết của việc phòng, chống tham nhũngtrong hệ

trong hệ thống giáo dục bậc phổ thông hiện nay.

2.4.1. Sự cần thiết của việc chống tham nhũng trong hệ thống giáo

dục cấp phổ thông

Giáo dục thường được nhiều người nhìn nhận dưới con mắt đơn giản chỉ là những tiết học trên trường lớp, những bài kiểm trả chất lượng của học sinh…đó là quan điểm chưa hoàn toàn đúng về giáo dục. Giáo dục là toàn bộ những gì được truyền tải và tác động trực tiếp hay gián tiếp lên hệ thống tư duy và hành động của con người chúng ta. Do vậy, một nền giáo dục tốt, một ý thức giáo dục văn minh là vô cùng quan trọng đối với từng quốc gia, như cựu Tổng thống Nam phi Nelson Mandela từng nói “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất bạn có thể dùng để thay đổi thế giới.” [27], một nền giáo dục hoàn thiện

là cơ sở cho sự phát triển của xã hội, các quốc gia đương đại trên bản đồ thế giới đều coi giáo dục là điều kiện tối quan trong nhưng mỗi quốc gia đó lại chọn cho mình những cách thức riêng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói

“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” điều đó rất đúng, với một quốc gia mà có hệ thống giáo dục lạc hậu, trình độ dân trí còn kém thì không thể đánh giá quốc gia đó là một quốc gia có sức mạnh trên thế giới. Việt Nam muốn trở thành một quốc gia có vị trí quan trọng trọng hệ thống thế giới cần phải chú trọng và có niềm tin hơn nữa trong giáo dục. Nhưng hiện nay hệ thống giáo dục Việt Nam còn có quá nhiều những khó khăn thách thức, đặc biệt là những chính sách cải cách về chất lượng giáo dục.

Những hạn chế và khó khăn của hệ thống giáo dục Việt Nam có nhiều nguyên nhân tác động, như đời sống kinh tế chưa cao, trang thiết bị giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển…trong đó nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng lớn đến sự phát triển khách quan của giáo dục đó là “Tham ô tham nhũng”. Tham nhũng trong hệ thống giáo dục hiện nay đang rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, theo thống kê năm 2005 của dự án “Nghiên cứu đấu tranh chống tham nhũng của Ban Nội chính Trung ương: có khoảng 53,2% cán bộ công chức, 51,83% cán bộ doanh nghiệp và 39,3% người dân cho rằng tham nhũng trong giáo dục có ra tăng từ mức “ ít” đến mức “rất phổ biến” [2, tr.78].

Báo cáo trên mới chỉ đưa ra những con số mang tính tương đối vì hiện nay tình hình tham nhũng trong hệ thống giáo dục đang dần trở lên phức tạp và có hệ thống, với nhiều những hình thức và phương thức tham nhũng khác nhau. Tham nhũng trong giáo dục hiện nay khổng chỉ đang mở rộng cả về diện và lượng mà sức ảnh hưởng tiêu cực của nó ngày càng lớn đối với đời sống của chúng là, nó làm mất đi vẻ đẹp vốn có của một nền giáo dục, mất đi những chuẩn mực đạo đức của các cá nhân con người, lớn hơn nữa tham nhũng nó làm cho cả toàn hệ thống giáo dục dần chở về với nguyên thủy của nó. Một câu hỏi được đặt ra đó là “nguyên nhân của tham nhũng trong hệ thống giáo dục là ở đâu? Và vì sao nó lại càng trở lên phổ biến như vậy?” ở đây tác giảnhận thấy rằng, bản thân hệ thống giáo dục cũng giống như một cơ thể con người, gồm nhiều bộ phận cấu thành, trong đó não bộ là hệ thống tư duy giáo dục, nhưng bên cạnh đó tham nhũng trong hệ thống này lại giống như những ung nhọt trên cơ thể, nó xuất hiện khi cơ thể có nhiều rối loạn, do chế độ ăn uống không điều độ, do những thói quen sinh hoạt không hợp lý gây ra…nó làm cho cơ thể đâu đớn và dẫn đến cơ thể bị suy yếu và sau đó suy sụp hoàn toàn nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời và đúng cách. Tham nhũng

trong hệ thống giáo dục cũng vậy, nó bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan như, chế lượng lương thấp, đạo đức cá nhân bị suy thoái, hệ thống quản lý lỏng lẻo…

Chính vì muốn một cơ thể khỏe mạnh ta cần phải tự bảo vệ lấy chính mình, phải coi cái ung nhọt đó là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm với cơ thể chúng ta để ta tự ý thức được từng ngày từng giờ về nó, tìm cách chữa trị theo đúng cách và hiệu quả. Do vậy, cần lắm những ý chung trong việc phòng chống triệt để vẫn nạn tham nhũng hiện nay.

2.4.2. Ý nghĩa việc định hướng tư tưởng về việc chống tham nhũng

trong hệ thống giáo dục phổ thông

Vai trò của giáo dục nói chung và giáo dục bậc phổ thông nói riêng hiện nay không ai có thể phủ nhận điều đó, nhưng bên cạnh đó việc định hướng tư tưởng trong việc phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực này còn quan trọng hơn vì hệ thống giáo dục muốn phát huy hết vai trò của mình thì cần phải có sự ổn định và sự lành mạnh nội tại trong nó.

Giá trị quan trọng nhất trong việc định hướng tư tưởng chống tham nhũng trong hệ thống giáo dục đó chính là nâng cao và củng cố những giá trị đạo đức, cụ thể như trung thực, liêm chính trong công tác đào tạo nguồn nhân lực tương lai, đặc biệt là lòng tự trọng cá nhân và sự bình đẳng trong môi trường giáo dục. Ngoài ra việc định hướng tư tưởng chống tham nhũng còn nhằm thúc đẩy ý thức, thái độ chống tham nhũng, nhất là việc phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng ngừa và xử lý nhũng hành vi tham nhũng trong hệ thống giáo dục cho mọi đối tượng trong xã hội.

Để nhìn nhận sâu xa hơn vấn đề này, theo GS, TS Nguyễn Đăng Dung cho rằng“Giáo dục và định hướng tư tưởng chống tham nhũng nó có tác động tốt đến cuộc chiến chống lại căn bệnh xã hội này ở hai cấp độ đó là: thứ nhất, nó giúp các cá nhân trong xã hội, đặc biệt là các nhân viên công quyền, tăng

cương khả năng kiềm chế những hành vi sai trái, thay vào đó là những hành động có đạo đức. thứ hai, đó là việc nâng nhận thức cho cộng đồng, xây dựng một nền văn minh liêm chính, minh bạch” [5, tr.23;24]. Mở rộng theo quan điểm của GS Nguyễn Đăng Dung cho rằng, việc định hướng tư tưởng chống tham nhũng rất quan trọng, đặc biệt là trong môi trường giáo dục hiện nay, nó giúp cho các cá nhân trong hệ thống quản lý giáo dục và các giáo viên hạn chế được nhũng hành vi vi phạm luật và đạo đức, tạo lên một hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và lành mạnh. Để làm được điều đó còn phải có sự quyết tâm chính trị cao của Nhà nước và người dân trong toàn xã hội.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Chương 2 đã nêu ra một số những vấn đề cơ bản trong công tác phòng, chống tham nhũng trong giáo dục phổ thông ở nước ta hiện nay, trong đó việc nêu ra tính cấp bách và ý nghĩa của việc phòng, chống tham nhũng vì đây là vấn đề sống còn của của tương lai đất nước, đòi hỏi sự quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước cũng như sự đồng lòng của người dân. Bên cạnh đó chương 2 cũng đã khái quát tình hình công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta cũng như nêu ra thực trạng vấn đề tham nhũng trong hệ thống giáo dục ở bậc phổ thông hiện nay. Những thực trạng mà tác giả nêu ra ở trên cũng phần nào lột tả được những góc khuất của nền giáo dục phổ thông hiện này cũng như những khó khăn trong công tác chống tham nhũng và việc nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục phổ thông.

Hiện nay thực trạng của loại tham nhũng này đang có những diễn biến phúc tạp, tạo ra nhiều những bất cập, trong đó kể đến việc đào tạo và đầu một cách tràn lan không có trọng điểm. Chẳng hạn đầu tư nhiều tiền vào cải tiến

sách giáo khoa, nhưng vẫn sai sót, tụt hậu. Đầu tư vào xây dựng cơ bản nhưng

trường lớp vẫn xuống cấp…tiêu cực trong đầu tư vẫn còn, v.v... Những hiện tượng chạy trường, chạy điểm vẫn diễn ra nhiều và có xu hướng tăng dần theo nhu cầu của xã hội, hay sự mập mờ trong công tác tuyển dụng cán bộ giáo viên, những khoản tài chính mua sắm công cũng còn thiếu sự minh bạch…những vấn đề đó đã gây khó khăn không nhỏ đối với công tác phát triển giáo dục đào tạo hiện nay. Những vấn đề bức xúc đó nếu kéo dài và không có những biên pháp triệt để sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng và tổn thương cho nền giáo dục. Cụ thể đó là chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng, uy tín của ngành bị suy giảm, ngoài ra tư tưởng đạo đức cá nhân của thế hệ trẻ cũng sẽ dần bị huy hoại trong chính sự giáo dục của đất nước.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THAM NHŨNG GIÁO DỤC CẤP THÔNG HIỆN NAY

Phòng chống tham nhũng nói chung và trong hệ thống giáo dục phổ thông nói riêng cần có sự chung tay của toàn xã hội, trong đó có nhà nước - các ngành liên quan cần có sự lỗ lực và quyết tâm chính trị cao, bên cạnh đó nhà trường, phụ huynh và học sinh cần thay đổi lại nhận thức về loại tham nhũng này. Đó làbởi vì giáo dục rất quan trọng và cần thiết, nó liên quan đến tất cả các gia đình ở Việt Nam có con đang ngồi ghế nhà trường. Để việc phòng và chống tham nhũng một cách hiệu quả và triệt để thì cần phải có sự quản lý và chế tài xử lý nghiêm minh của các cơ quan Nhà nước công thêm sự ủng hộ của người dân, như vậy việc phòng, chống tham nhũng trong giáo dục học đường sẽ có hiệu quả. Dưới đây là một số những kiến nghị mà tác giả muốn đưa ra, với mong muốn góp phần vào trong xây dựng nhận thức cũng như tinh thần trong việc đẩy lùi tệ nạn tham nhũng hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham nhũng trong giáo dục cấp phổ thông ở việt nam hiện nay, thực trạng và những giải pháp (Trang 84 - 89)