Đối với các cơ quan truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham nhũng trong giáo dục cấp phổ thông ở việt nam hiện nay, thực trạng và những giải pháp (Trang 102 - 114)

7. Bố cục của đề tài

3.6. Đối với các cơ quan truyền thông

- Tăng cường vai trò của truyền thông trong đưa tin về tham nhũng

Trong những nỗ lực để hạn chế việc tham nhũng trong hệ thống giáo dục thì vai trò của báo chí - truyền thông là rất quan trọng, đây là một mắt xích để kết nối cộng đồng xã hội với hầu hếtt các lĩnh vực, trong đó có giáo dục đào tạo. Mọi thông tin đều được truyền thông đề cập và chia sẻ trong cộng đồng một cách công khai. Do vậy việc tăng cường công tác truyền thông trong việc đăng tin về những vẫn đề liên quan đến tham nhũng là rất cần thiết. Thực tế có thểcho ta thấy báo chí và dư luận đóng một vai trò quan trọng trong phát hiện, “thổi còi” và tố cáo tham nhũng nói chung, và tham nhũng trong giáo dục nói riêng. Cụ thể là truyền thông có thể đóng vai trò hỗ trợ tăng cường tiếp cận thông tin cho cộng đồng xã hội;Tích cực phê phán một cách trực diện các hiê ̣n tượng tham nhũng . Ngoài ra, báo chí thông tin ki ̣p thời , chính xác

những vu ̣, viê ̣c tham nhũng đang được điều tra, xử lý… tích cực góp phần tạo dư luận xã hội để đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Những nhiều trường hợp báo chí truyền thông nước ta lại chưa làm tròn vai của mình khi đưa ra nhiều thông tin thiếu xác thực hay không đưa tin do một số những nguyên nhân chủ quan như thiếu thông tin cấp 1 hay sự bưng bít của các quan quan chủ quản… nên tạo ra sự khó khăn nhất định trong việc phòng và chống nạn tham nhũng trong giáo dục hiện nay.Trong báo cáo này tác giả hy vọng rằng một dự thảo luật mới về tiếp cận thông tin sớm được thông qua. Luật này sẽ tăng cường năng lực và bảo vệ tốt hơn các nhà báo và giới truyền thông đưa tin có trách nhiệm về các vụ tham nhũng.

- Khuyến khích các “ý tưởng mới” trong đấu tranh chống tham

nhũng

Để khuyến khích người dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng nói chung và tham nhũng trong giáo dục nói riêng, báo cáo này tác giả khuyến nghị những người đấu tranh chống tham nhũng cần được ủng hộ và những thành công trong đấu tranh chống tham nhũng cần được đăng tải. Để việc tham gia chống tham nhũng một cách triệt để, truyền thông cần đưa tin về những thành công đã đạt được. Ngoài ra, cần đẩy mạnh những diễn đàn và mở ra các cuộc hộ thảo trên các phương tiện truyền thông (báo chí, đài phát thanh, tru yền hình, phương tiện trực tuyến) để tạo điều kiện cho mọi người, đặc biệt là thanh niên thảo luận, tranh luận và đưa ra những ý tưởng mới chống tham nhũng hiệu quả. Thêm nữa truyền thông câng tích cực hơn nữa trong việc đưa tin những tấm gương, những anh hùng trong việc đấu trang tố giác nạn tham nhũng cả ở trong và ngoài nước. Ví dụ nhưng đăng tải các cuộc thi hùng biện của giới trẻ về tham nhũng hay những bài thư UPU về tham nhũng trên các công thông tin đại chúng một cách công khai. Như vậy việc nhận thức của

người dân về nạn tham nhũng trong giáo dục sẽ được cải thiện trong tương lai không xa.

KẾT LUẬN

Giáo dục là một lĩnh vực vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và sự tồn vong của các quốc gia. Đây là lĩnh vực được đầu tư rất nhiều với mục đích đào tạo ra những con người có năng lực và trình độ, đặc biệt là có ích cho một nền kinh tế tri thức, phụ vụ cho sự phát triển của đất nước. Ở Việt Nam, giáo dục được coi là một trong những lĩnh vực quan trọng và thiêng liêng bậc nhất, nền giáo dục nước ta có truyền thống văn lâu đời với tinh thần “Tôn sư, trọng đạo” điều đó hình thành nên một nên giáo dục đầy tính nhân văn cao cả. Nhưng hiện nay, tinh thần ấy đang có dấu hiệu mai một đi, nền giáo dục nước ta đã xuất hiện nhiều những vấn đề tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cũng như tính thiêng liêng của lĩnh vực giáo dục, những vấn đề đó chính là những biến tướng của sự thương mại hóa giáo dục cũng như sự bất cân đối giữa việc dạy và học, giữa những quan hệ thầy- trò, giữa nhà trường- phụ huynh…Đó chính là vấn đề tham nhũng.

Tham nhũng trong hệ thống giáo dục bậc phổ thông hiện nay là một vấn nan giải đối xã hội nói chung và hệ thống giáo dục nước ta nói riêng, nó dần làm mất tính thiêng liêng của ngành, làm suy giảm sự tin tưởng của người dân vào hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay. Thứ nữa tham nhũng còn làm giảm đáng kể chất lượng giáo dục cũng như nhiều ngành liên quan và hơn nữa đó là làm giảm đi sự đóng góp của một nền trí thức hiện đại. Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ở nhiều lĩnh vực, trong đó chính trị và kinh tế nắm vai trò then chốt, song muốn vươn tầm xa và lâu dài thì cần phải có một lượng tri thức hung hậu, một nền kinh tế trí thức vững mạnh. Nhưng thật quan ngại khi mà tham nhũng lại là sự ngăn cản lớn cho sự phát triển này ở nước ta. Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây đã đẩy mạnh công cuộc chống tham nhũng ở nhiều lĩnh vực, trong đó giáo dục được ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là cuộc vận động làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và

cuộc vận động xây dựng nhà trường thân thiện, song kết quả cũng chưa được như kỳ vọng. Vấn đề này đãcó nhiều học giả cũng như các tổ chức trong và ngoài nước đã dày công nghiên cứu vấn đề tham nhũng trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam và đã đưa ra những đánh giá cũng như những khuyến nghị về việc ngăn chặn tham nhũng, trong đó TI đã đưa ra nhiều con số cụ thể về tình hình tham nhũng trong học đường ở Việt Nam hiện nay, và đánh giá thực trạng vấn đề này rất nghiêm trọng.

Khi nói về vấn đề này, đại đa số người dân trong xã hội đều cho rằng đó đều là do hệ thống giáo dục yếu kém, đạo đức giáo viên cũng bị ảnh hưởng do chế dộ đãi ngộ chưa đáp ứng đủ như cầu sinh hoạt… nhưng bên cạnh đó ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho hệ thống giáo dục yếu kém, mà một phần cũng do đạo đức học sinh cũng yếu kém, sự ỷ lại của một số bộ phận học sinh và sự coi thường của phụ huynh đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục. Nếu học sinh không quá ham mê vào những trò chơi vô bổ, không có những sự ganh ghét đố kị nhau thì tinh thần và thái đô ̣ ho ̣c tâ ̣p và ta ̣i các trường ho ̣c cũng sẽ được nâng cao . Hay phụ huynh học sinh không coi việc tham nhũng là chuyện bình thường thì sẽ không có việc chạy trường, chạy điểm cho con một cái phổ biến và cũng sẽ không có sự bất bình đẳng trong giáo dục như hiện nay. Do vậy, muốn đẩy lùi vấn nạn tham nhũng này thực sự hiệu quả thì toàn xã hội cần phải chung tay bài trừ nó, co nó như là mô ̣t căn bê ̣nh nguy hiểm cần phải được chữa tri ̣ ki ̣p thời . Trước hết ở phía Đảng và Nhà nước cần phải xậy dụng một hệ thống pháp giám sát chặt chẽ và độc lập để từ đó những người có ý định tham nhũng cũng không thể tham nhũng, phải có một hệ thống pháp luật rõ ràng và nghiêm minh, xử lý thật nặng đối với những hành vi tham nhũng để từ đó các đối tượng không dám tham nhũng. Ngoài ra cần có những những chính sách đãi ngộ một cách hợp lý, đúng với khả năng thật sự của các giáo viên, việc khen thưởng hậu cũng là cách tốt để

hạn chế tham nhũng, việc nâng lương cho giáo viên cũng cần phải xem xét một cách xứng đáng, vì đáng lẽ ra đây là một trong những ngành có mức lương chính thức cao nhất. Việc cân đối lương chính thức cho các giáo viên hợp lý sẽ đánh dấu với tiến quan trọng trong việc cải thiện cuộc sống thường nhật, để từ đó thật sự không cần tham nhũng nữa. Thứ hai đó là đối với giáo viên và phụ huynh, học sinh cần phải có những hệ tương tưởng rõ ràng và liêm chính với công việc và chính bản thân mình. Về giáo viên, cần ý thức rõ trách nhiệm và sự thiêng liêng của mình bằng việc đảm bảo chất lượng qua những bài giảng của mình trên lớp, truyền đạt những kiến thức chuyên nghành cũng như những kỹ năng của cuộc sống.Về phần học sinh cũng cần phải ý thức rõ việc học của mình là gì và học vì ai, tuy rằng mỗi người có một năng lực riêng, song không một học sinh nào kém cả, chỉ có học sinh chăm và học sinh lười mà thôi và để từ đó có thể minh chứng cho lời của Thomas Edison (1847-1931) bằng giấy trắng mực đen“Thiên tài là 1% cảm hứng và 99% mồ hôi”.Ngoài sự lỗ lực bản thân, học sinh cũng cần xây dựng cho mình một lối

sống lành mạnh, một tư tương liêm chính ngay trong chính bản thân mình, để từ đó khi nhận thấy những dấu hiệu tham nhũng thâp thoáng đâu đó hãy nói không và sẵn sàng đứng lên bày tỏ chính kiến của mình. Còn đối với các bậc phụ huynh cũng nên để cho con cái của mình tự lập, tự cố gắng phấn đấu, đừng vì những cái lợi trước mắt cho con lại đánh mất đi sự tự do, và khả năng của con mình, đặc biệt hơn là lại tiếp tay cho tham nhũng có cơ hội quay trở lại.

Tất cả những ý kiến trên của tác giả hy vọng một phần nào đó góp phần nâng cao ý thưc cộng đồng về vấn đề này , từ đó xây dự ng một môi trường giáo dục phổ thông lành mạnh, thiết thực để tạo ra những con người thực sự có ích có tài cho xã hội, góp phần vào công cuộc đổi mới và phát triển đất nước như Bác Hồ của chúng ta hằng mong đợi.

MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Sách+tạp chí

1. Asia Development Bank - ADB- Our framework policies and strategies-

Anticorruption-, 2010.

2. Nguyễn Đình Cử, Các hình thức tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông, Tạp chí khoa học xã hội, 2008, số 02. Hà nội 2008.

3. Nguyễn Đình Cử, tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông, nguyên nhân và hậu quả, Tạp chí khoa học xã hội, 2008, số 03,( tr 103), Hà Nội 2008.

4. John Dewel, Dân chủ và giáo dục. Nxb. Tri thức, Hà Nôi. 2010.

5. Nguyễn Đăng Dung, Giáo trình lý luận và pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013.

6. Nguyễn Đăng Dung, Tham nhũng là một bệnh dịch, chống nó thì phải theo

cơ chế chống bệnh dịch, Tạp chí Đại học Quốc gia Hà Nội, số 23, 2007. 7. Đào Trí Úc, Tham nhũng nhận diện từ khía cạnh pháp lý và cơ sở pháp lý

mới của đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 9-1996

8. Đinh Văn Minh (2006), Một số vấn đề về tệ nạn tham nhũng và những nội dung cơ bản của Luật phòng chống tham nhũng năm 2005, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005

9. Hạnh liên, Chống tham nhũng trước hết bang văn hóa, tạp chí ngân hàng, 2006, số 18, tr64, 66.

10.Hoàng Thế Liên, Tài liệu giảng dạy về phòng chống tham nhũng, Bộ giáo dục và đào tạo, Hà Nội, 2011.

12. UNESCO: Hội thảo: Chính sách và thực hành chống tham nhũng trong giáo dục Việt Nam-tìm đường hướng tới hiệu quả và giám sát tiến bộ., Hà Nội.10-2010.

13.Đỗ Ngọc Quang (1997), “Bàn về khái niệm tham nhũng”, Tạp chí Khoa học, (4), Đại học Quốc gia Hà Nội.

14.Lê Minh Quân, Về quyền lực nhà nước trong quản lý nhà nước hiện nay,

Nxb, chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012.

15.Lưu Văn Sùng, GS. Hồ Văn Thông, Tập bài giảng chính trị học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999, tr.193

16.Phan Xuân Sơn, Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội 2010

17. Phan Xuân Sơn, Phạm Thế Lực, Tham nhũng và phòng, chống tham nhũng,

Nxb. Thông tin truyền thông, Hà nội.2013.

18.Quốc hội nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật phòng chống tham nhũng 2005, sủa đổi và bổ sung năm 2007, năm 2012 và văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2012.

19.Transparency International, Giáo dục liêm chính cho thanh, thiếu niên- ví dụ từ mười một quốc gia, vùng lãnh thổ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014.

20.Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới, Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức, 2012, Nxb, chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012.

21.Hồ Văn Thông, Tập bài giảng chính trị học đại cương (lưu hành nội bộ), Nxb. Chinh trị quốc gia, Hà Nội.1999.

22.Nguyễn Xuân Yêm, PGS.TS. Nguyễn Hoà Bình, TS. Bùi Minh Thanh (chủ biên), Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới, Nxb CAND, Hà Nội 2007.

23.World Bank, Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2013.

B. Websites:

24. Lê

Hiền Đức, Tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục ở Việt nam, -

http://chauxuannguyen.wordpress.com/2012/10/16/tham-nhung-trong-linh- vuc-giao-duc-o-viet-nam/

25.http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/589/itemid/6557/default.aspx 26.http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/283680/lay-cap-de-thi-ga-tinh-7-nu-sinh-

thay-giao-mat-viec.html

27. Những câu nói để đời của huyền thoại Nelson Mandela, http://thanhnien.vn/doi-song/nhung-cau-noi-de-doi-cua-huyen-thoai-nelson- mandela-586356.html, 28.http://tennguoidepnhat.net/2012/08/03/quoc-lenh/ 29.http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thong-bao-van-ban- moi/email/11925/nghi-dinh-122-2015-nd-cp-ve-luong-toi-thieu-vung-2016 30. http://reds.vn/index.php/tri-thuc/tam-ly-hoc/2116-ban-ve-tam-ly-tham- nhung 31.http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/234279/tham-nhung-co-on-dinh- khong.html 32.http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20070107/tham-nhung-trong-giao-duc-la- gi/181357.html

33.Tổ chức Minh bạch thế giới, các hình thức tham nhũng trong ngành giáo dục, chi tiết xem tại: http://towardstransparency.vn/vi/tham-nhung-trong- giao-duc

34.http://phapluattp.vn/giao-duc/ts-bui-tran-phuong-chong-tham-nhung-trong- giao-ducmuon-lam-that-khong-193487.html 35.http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/142961/nhung-canh-bao-ve-di-hai-cua- tham-nhung-giao-duc.html 36. http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20100529/nhan-dien-tham-nhung-trong-giao- duc/381121.html 37.http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id =1159&lang=fr&site=77

38. Trải nghiệm người dân về tham nhũng, chi tiết xe, tại:

http://towardstransparency.vn/vi/trai-nghiem-cua-nguoi-dan-ve-tham-nhung 39.http://tailieu.vn/doc/van-ban-so-4555-sgd-dt-qlt-1626436.html

40. http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/154610/pisa-tham-nhung-va-liem-chinh- trong-giao-duc.html

41. Người Việt Nam tham gia phòng, chống tham nhũng. http://towardstransparency.vn/vi/nguoi-dan-tham-gia-phong-chong-tham- nhung 42.http://thanhnien.vn/event/vu-an-chay-diem-tai-bac-lieu-2599.html, 43.http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.a spx?ItemID=18148#Dieu_105, 44.https://www.gso.gov.vn/SLTK/Table.aspx?rxid=8f161760-9ba0-4c6d- 8898fdef1a92c072&px_db=10.+Gi%C3%A1o+d%E1%BB%A5c&px_type =PX&px_language=vi&px_tableid=10.+Gi%C3%A1o+d%E1%BB%A5c% 5cV10.08.px&layout=tableViewLayout1 45.http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_i d=1&_page=77&mode=detail&document_id=15760 46.http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_i d=1&_page=59&mode=detail&document_id=63657

47.http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/story/2007/01/070114_baclieu_res ignation.shtml 48.http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/tuyen-sinh/phao-thi-trang-cong-truong- thi-3242782.html 49.http://oisp.hcmut.edu.vn/du-hoc/chuong-trinh-trao-doi/110-tin-tuc/tin-giao- duc/877-tham-nhung-trong-giao-duc-nhieu-hay-it.html 50.http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id =1159&lang=fr&site=77 51. http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/ha-noi-xu-ly-cac-giao-vien-vi- pham-quy-che-thi-tot-nghiep-thpt-1371545597.htm 52.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/01/3B9FE4BA/ 53. nld.com.vn/2010 0104112458260P1042C1110/bot-xen-khau-phan-ancua-hoc-sinh-noi- tru.htm 54.cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=10155#ixzz0lE VWj7ag 55. http://www.educationuk.org/vietnam/articles/travel-in-the-uk/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham nhũng trong giáo dục cấp phổ thông ở việt nam hiện nay, thực trạng và những giải pháp (Trang 102 - 114)