Đối với học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham nhũng trong giáo dục cấp phổ thông ở việt nam hiện nay, thực trạng và những giải pháp (Trang 101 - 102)

7. Bố cục của đề tài

3.5. Đối với học sinh

Rõ ràng là học sinh không được bình đẳng trong quan hệ với cha mẹ và giáo viên, có thể chúng không thể lựa chọn theo đứng nguyện vọng của mình. Tuy nhiên, học sinh vẫn đóng vai trò tích cực trong chống tham nhũng và tăng cường minh bạch trong giáo dục bằng cách “nói không” với việc tham gia vào các mối liên hệ dựa trên tham nhũng. Nhưng muốn học sinh nhận thức và chống lại tham nhũng cần phải giáo dục đạo đức trước, vì đạo đức là cái căn bản trong việc định hướng tư tưởng, nhận biết được đúng - sai cũng như kiểm soát được hành vi của mình. Từ đó học sinh cần được khuyến khích thành lập

các nhóm học sinh và tham gia tích cực vào các nỗ lực chống tham hay có thể tạo ra những sân chơi lành mạnh cho học sinh thông qua các cuộc thi hay những hoạt động ngoại khóa mang tính chất lành mạnh hướng đến tính liêm khiết. Trong nhiều trường hợp, học sinh có thể đóng vai trò trung gian làm hạn chế các hành vi và vụ việc tham nhũng ở trường học (ví dụ như bằng cách tổ chức các cuộc tranh luận, diễn đàn và các cuộc vận động chống tham nhũng, từ đó góp phần vào những nỗ lực chống tham nhũng của nhà trường) và đặc biệt là hạn hế cha mẹ đưa hối lộ. Ở tại các trường nên thường xuyên mở ra các cuộc thi viết về chủ đề chống tham nhũng hay các chủ đề liên quan đến những vấn đề cải thiên tính liêm khiết của giới trẻ hiện nay... đó cũng là một cách rất tốt và cần thiết để có thể tạo ra một bầu không khí lành mạng cho giới trẻ hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham nhũng trong giáo dục cấp phổ thông ở việt nam hiện nay, thực trạng và những giải pháp (Trang 101 - 102)