Các hình thức tham nhũngtrong hệ thống giáo dục bậc phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham nhũng trong giáo dục cấp phổ thông ở việt nam hiện nay, thực trạng và những giải pháp (Trang 40 - 42)

7. Bố cục của đề tài

1.2. Một số vấn đề liên quan đến tham nhũngtrong hệ thống giáo dục bậc

1.2.5. Các hình thức tham nhũngtrong hệ thống giáo dục bậc phổ thông

Những hình thức mà tham nhũng trong hệ thống giáo dục luôn tồn tại dưới nhiều hình dạng khác nhau cũng như những cách nhìn nhận ở nhiều góc độ, và các hình thức này luôn đan xen nhau. Các hình thức được coi là một trong những hạt nhân cơ bản nhất để có thể nhận diện về bản chất cũng như nguyên nhân sâu xa của tham nhũng. Hiện nay,các chuyên gia và nhà nghiên cứu đều nhìn nhận, tại Việt Nam giáo dục là “miếng mồi ngon” cho tham nhũng với những hiện tượng khá phổ biến như chạy tiền để cho con em vào trường điểm, mua bán chứng chỉ, văn bằng, bán điểm, buộc em sinh phải học thêm ngoài giờ, buộc phụ huynh phải nộp đều đặn nhiều khoản thu không đúng quy định cho quỹ trường, quỹ lớp.

Trong báo cáo của Tổ chức Minh bạch Thế giới cho rằng những hình thức tham nhũng trong giáo dục phải được xem xét vấn đề ở từng giai đoạn giáo dục, thậm chí từ trước khi một đứa trẻ bập bẹ cắp sách đến trường, cho tới khi hoàn thành cấp học cao nhất. Tham nhũng trong trường học có thể bao gồm việc mua sắm trong xây dựng, “trường học ảo” “giáo viên ma” và sự phân bổ sai mục đích các nguồn lực dự kiến chi cho sách giáo khoa hay thiết bị trường học, hối lộ để được tiếp cận giáo dục và mua bằng cấp, chạy chọt khi bổ nhiệm giáo viên, bằng “rởm”, lạm dụng các khoản trợ cấp cho nhà trường để tư lợi, giáo viên vắng mặt và dạy thêm thay vì giảng dạy chính khoá. Ngoài ra, tổ chức này cũng cho rằng việc công nhận bằng cấp thông qua việc học tập qua Internet cũng là một trong những hình thức tham nhũng, rõ ràng rằng ở đây nó tạo ra rất nhiều những rủ ro cho rất nhiều học sinh hay sinh viên hiện nay.

Theo GS- TS Nguyễn Đình Cử - Viện Dân số và Các Vấn đề Xã hội của Đại học Kinh tế quốc dân, đã chỉ ra 9 hình thức tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông trong tạp chí Xã hội học năm 2008 gồm: “Chạy trường; chạy điểm, tham nhũng qua dạy thêm; lạm thu phí giáo dục; độc quyền xuất bản sách giáo khoa; tham nhũng trong tuyển dụng, đề bạt và luân chuyển giáo viên; rút ruột các công trình xây dựng, xà xẻo khi mua thiết bị dạy học; xà xẻo kinh phí dự án giáo dục”. Các hình thức mà PGS - TS Nguyễn Đình Cử đã đưa ra tương đối đầy đủ và chính xác , có thể nói đó là những hình thức cơ bản nhất mà vấn nạn tham nhũng trong hệ thông giáo dục ở tất cả các quốc gia hiện nay mắc phải.

Trong báo cáo này, tác giả đã được ra một số hình thức của loại tham nhũng này dựa trên các quan điểm của các tổ chức quốc tế cũng như một số học giả nghiên cứu, tất cả những hình thức này đều là những cơ sở quan trọng để chúng ta có thể nhận diện và có những đánh giá chính xác về loại tham

nhũng này không chỉ trên nền tảng lý luận mà còn trên cơ sở thực tiễn của các số liệu được đưa ra. Do vậy, việc nhận thức đúng đắn về các hình thức của loại hình tham nhũng này là rất quan trọng, có thể giúp người nghiên cứu tìm ra những lập luận một cách logic hơn.

1.3. Hậu quả của việc tham nhũng

Tham nhũng gây ra nhũng hậu quả nặng nề có mỗi cá nhân, gia định và cả toàn xã hội, trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính tri, văn hóa và đạo đức…nó làm suy giảm nặng nề về kinh tế, uy tín quốc gia trên trường quốc tế, ngoài ra nó làm suy đồi đạo đức cá nhân và băng hoại đi nhưng giá trị truyền thống của dân tộc. Chính vì vậy, trong “Nghị quyết số 14-NQ/TW của bộ chính trị ngày 15/05/1996 về lĩnh vực đấu tranh chống tham nhũng đã nhân định rõ rang rằng “Tham nhũng uy hiếp sự tồn vong của chế độ” và là một trong những đại nguy cơ mà Đảng ta đưa ra”[61].

Tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông có những hậu quả chung, nó không chỉ gây ra những hậu quả cho sự phát triển của ngành mà nó làm ảnh hưởng đến nhiều ngành khác và đặc biệt là ảnh hướng lớn một thế hệ tương lai của đất nước,Đại sứ Thụy Điển Rolf Bergman cho rằng “không ai muốn tuyển một nhân viên với bảng điểm không trung thực hay phải chi trả cho các dịch vụ lẽ ra miễn phí và bình đẳng - quyền học hành” [50].

Để làm rõ hơn vấn đề này, tác giả sẽ trình bày và phân tích cụ thể hơn những hậu quả này ở những mục dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham nhũng trong giáo dục cấp phổ thông ở việt nam hiện nay, thực trạng và những giải pháp (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)