7. Bố cục của đề tài
2.1. Tổng quan về thực thực trạng tham nhũngtrong giáo dục cấp phổ thông
2.2.1. Những nguyên nhân liên quan đến cơ chế quản lý giáo dục
Mặc dù các cơ quan chức năng cũng như những nhà cải cách giáo đã có nhiều những tiến bộ trong việc tăng cường nâng cao cơ chế quản lý giáo dục trong trong những năm gần đây, nhưng những cải cách này vẫn còn nhiều hạn chế và những khó khăn mới lại xuất hiện. Điều này tạo ra lỗ hổng và môi trường thuận lợi cho các hành vi và hiện tượng tham nhũng. ta có thể thấy những đặc điểm của cơ chế này đó là:
- Trách nhiệm thể chế hiện nay còn nhiều thiếu sót
Cơ chế và văn hóa “xin-cho” đi kèm với quản lý kém và giám sát lỏng lẻo của các cơ quan quản lý, thiếu minh bạch và thiếu sót trong việc phân bổ ngân sách tới các trường trong địa bản quản lý hay việc thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất chưa đi vào trọng điểm là những nguyên nhân thể chế quan trọng nhất dẫn tới tham nhũng. Trách nhiệm thể chế quản lý yếu kém mà các cơ quan có thẩm quyền ở nước ta hiện nay đều thừa nhận, đã tác động đến đầu tư, phân bổ ngân sách mua sắm công và phân bổ công việc giáo viên. Điều đó cho thấy rằng tình trạng này tồn tại cả trong các lĩnh vực khác liên quan đến quản lý ngân sách và sử dụng nguồn lực tài chính. Vì vậy, trách nhiệm giải quyết vấn đề này không chỉ ở ngành giáo dục mà còn ở các ngành khác trong đó các cơ quan nhà nước trung ương và chính quyền địa phương phải đóng vai trò chính. Do đó những quyết định hay những chính sách quản lý công của các cơ quan có trách nhiệm thiếu đi sự minh bạch cũng như không đi đúng với thực tiễn phát triển hệ thống giáo dục trê địa bàn quản lý của mình thì khả năng dẫn đến việc tham ô, tham nhũng rất cao.
- Cơ chế giám sát cán bộ yếu kém
Cơ chế quản lý cán bộ giáo viên trong hệ thống yếu kém cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tham nhũng tiêu cực. Vấn đề năng lực quản lý yếu kém của cán bộ ở tất cả các cấp từ trung ương tới địa phương đã được các cơ quan có thẩm quyền của nước ta thừa nhận, thậm chí nhiều học giả nghiên cứu chính sách cũng đã chỉ ra nhiều thiếu sót trong việc quản lý cán bộ giáo viên của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, năng lực hạn chế thường đi đôi với việc cán bộ không thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của mình, tạo thành một hệ văn hóa ỷ lại hay chậm chễ trong việc giảng dạy trên lớp cũng như việc giám sát cá kỳ thi một cách nghiêm túc, điều tất yếu sẽ dẫn đến
sự yếu kém về chất lượng giáo dục của chúng ta chúng ta hiện nay, một ví dụ thực tế chúng minh cho điều này đó là việc thiếu nghiêm túc trong kỳ thi tốt nghiệp của trường THPT Quang Trung- Hà Đông năm 2013 [51] việc học sinh tranh cướp bài nhau nói nên vấn đề giám sát còn quá thiếu chặt chẽ và minh bạch của các cán bộ coi thi. Ngoài ra, việc thiếu cơ chế theo dõi, giám sát nghiêm ngặt và chặt chẽ trong quá trình thực hiện các chương trình tạo cơ hội cho tham nhũng và lãng phí, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư và mua sắm công, một ví dụ để chứng minh điều này, trên báo Vnexpress.vn đã đưa hàng loạt các vụ sai phạm trong việc quản lý và xây dụng trường học, trong đó có vụ“sai phạm 63 tỉ đồng mua sắm thiết bị dạy học từ năm 2002 đến 2006”
[52]. qua ví dụ này cho ta thấy rằng hoạt động kiểm tra và giám sát các cán bộ và giáo viên hiện nay còn yếu kém và cần có những việc cải tổ mạnh tay và nghiêm minh hơn nữa, Đây chỉ là nhũng ví dụ điển hình để ta nhận thấy vấn đề hiện nay còn nhiều nhức nhối, trên thực tế còn rất nhiều những trường hợp cán bộ giáo viên ở các trường THPT vi phạm quy chế giáo dục.
Hiện nay hầu hết sự việc đã xảy ra xong thì các công tác quản lý này mới bắt đầu thực hiện, chẳng khác nào việc “mất bò mới lo làm chuồng”, và điều đó cũng cho thấy việc xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa còn rất hạn chế. Sự trì hoãn xử lý công khai các vụ việc tham nhũng và những người tố cáo thường bị trù dập, không được bảo vệ vì công lý, một ví dục khác đó là “vụ ăn chặn khẩu phần ăn của học sinh ở Đồng Nai- người tố cáo vụ việc tiêu cực ở bếp ăn lại bị quy chưa hoàn thành nhiệm vụ [53] hay vụ “biến người tố cáo tham nhũng thành nạn nhân và bênh vực cán bộ tham nhũng, như ở trường Tiểu học Tén Tằnnăm 2010 [54] – cũng làm cho các công cụ thanh tra và giám sát kém hiệu lực và hiệu quả. Điều này ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào hiệu lực của các cơ chế xử lý của nhà nước; đôi khi có
những trường hợp được xử lý đúng đắn bởi các cơ quan có thẩm quyền phù hợp, nhưng lại xử lý kín, không công khai và minh bạch.
- Hệ thống pháp lý chưa đầy đủ
Hệ thống luật pháp và văn bản pháp lý vẫn còn nhiều bất cập do có những lỗ hổng và mâu thuẫn tạo điều kiện cho một số cá nhân lợi dụng tình thế thực hiện các hành vi tham nhũng. Một số điểm yếu này đã được các cấp có thẩm quyền nhận thức rõ, trong đó có việc thủ tục hành chính cồng kềnh không hiệu quả và không thực tế, và/hoặc cơ chế độc quyền – những quy định liên quan đến cung cấp dịch vụ công (như độc quyền trong xuất bản sách giáo khoa,). Ví dụ, theo “Thông tư số 09/2009/ TT-BGDĐT” [56] tất cả các trường trong hệ thống giáo dục phải công bố kết quả của trường trên Internet hoặc bảng thông tin của trường trong thời gian 90 ngày, bao gồm “chất lượng giáo dục”, các con số tuyển sinh cụ thể, điều kiện hạ tầng và cân đối tài chính thu- chi. Tuy nhiên thông tư này được các trường hiện nay thực hiện rất yếu và không đúng theo yêu cầu; chỉ có một số trường tuân thủ nghiêm túc, và ngay cả những trường nổi tiếng như Phổ thông Trung học Lê Quý Đôn cũng không thực hiện những quy định này, vấn đền này được báo Dân trí đưa ra với tiêu đề “Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn bị tố nhiều sai phạm”[58]. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách giáo dục mong muốn tập trung hóa cơ chế quản lý giáo dục nhằm tăng cường kiểm soát hơn nữa việc dạy và học ở các trương hiện nay. Ví dụ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, có nhiều bước khác nhau từ khâu lập kế hoạch đầu tư tới kiểm tra và chuyển giao dự án đầu tư đã hoàn thiện, những bước thực hiện đều có những đánh giá, giám sát chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền, nếu một trong những bước thực hiện có xuất hiện sự thiếu minh bạch, rất có thể những dự án đó sẽ bị trì hoãn và rơi vào ngõ cụt. Trong một nghiên cứu thực địa tại Việt Nam của Tổ chức Minh bạch Thế giới 2010 đã nhận định rằng: “Do thực tế các tiêu chí từ những quy trình
lập kế hoạch đầu tư đầu tiên cho đến khâu cuối cùng đều không được xác định rõ ràng, nên cơ hội tham nhũng xảy ra ở mỗi khâu là rất cao” [33].
- Thiếu tính minh bạch trong khâu sử dụng và tuyển dụng cán bộ giáo viên
Rõ ràng có sự thiếu minh bạch trong phân bổ và sử dụng nguồn lực, cũng như lựa chọn, tuyển dụng và đề bạt cán bộ và giáo viên ngành giáo dục. Đây dường như là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tham nhũng trong giáo dục cũng như trong nhiều ngành khác. Có vẻ như sự thiếu minh bạch này đặc biệt ảnh hưởng tới quá trình lựa chọn các dự án đầu tư, từ cấp các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương tới các cấp có thẩm quyền cao hơn. Cho dù các cơ quan có thẩm quyền rất mong muốn tăng cường minh bạch, thể hiện qua nhiều văn bản pháp lý mới được ban hành, nhưng việc thực hiện các quy định về minh bạch còn hạn chế. Hiện nay các văn bản quy phạm phát luật đưa ra những quy định về tuyển dụng công chức viên chức nhà nước, nhưng thực sự nhiều trường hiện nay không thực hiện đúng theo quy định này, nhiều trường hợp lo lót, chay chọt vào các trường công lập hay dân lập chất lượng để giảng dạy vì nhiều lý do, những người chaỵ vào các trường chất lượng hầu hết đều dựa vào các mối quan hệ hay năng lực tài chính cho dù năng lực học chưa thể đảm trách được việc dạy trên lớp...nhiều cơ quan tuyển dụng cũng làm sai những quy định, làm mất đi tính công bằng trong việc thi tuyển công chức, một ví dụ cụ thể đó là việc Phòng Nội vụ ở huyện Chương Mỹ tính điểm sai của nhiều bài thi trong kỳ thi công chức vào các trường mầm non và THCS năm 2014 mà báo Vietnamnet.vn đưa tin “300 không mua được suất giáo viên”[57] Điều này cho thấy tình thiếu minh bạch trong việc tuyển dụng cán bộ, giáo viên vào các trường rất đáng báo động, nó sẽ là rất nguy hiểm khi những người trong cuộc luôn bao che với những người có tiền và thờ ơ đi những con người có năng lực thực sự, đó là nguyên nhân lớn đề dẫn đến sự mất công bằng trong xã hội và tham nhũng.
- Thiếu sự tham giatích cực của người dân
Một nguyên nhân nữa dẫn đến tham nhũng trong giáo dục là thiếu sự tham gia vào quá trình giám sát, theo dõi và quản lý – ngay từ giai đoạn đầu tiên lập kế hoạch và thực hiện các dự án đầu tư cơ bản và mua sắm công – của các đối tượng có liên quan, đặc biệt là các bên hưởng lợi trực tiếp từ việc phân bổ ngân sách (như ban quản lý trường, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh). Sự tham gia của giáo viên và phụ huynh học sinh vào việc thực hiện, giám sát và theo dõi các dự án đầu tư do các cơ quan giáo dục quản lý còn rất thụ động hay nói đúng hơn chưa nhận thức đúng và sâu sát về vấn đề chống tham nhũng. Các điều kiện cũng không thuận lợi để khuyến khích sự tham gia, ví dụ những quy định khuyến khích tham gia hay những phần thưởng xứng đáng mà họ đã tích cực tham gia cũng chưa đáp ứng đủ... Vì ngân sách được phân bổ ở cấp cao, các bên liên quan trực tiếp có thể cũng sợ làm hỏng dự án đầu tư khi làm khó các cơ quan có thẩm quyền ở cấp hoạch định chính sách và quản lý.
- Thu nhập của giáo viên còn thấp
Một nguyên nhân khác của tham nhũng trong ngành giáo dục là lương và thù lao của giáo viên thấp. Đời sống của giáo viên rất khó khăn do đồng lương còn thấp. Chẳng hạn, giáo viên mầm non (ở nông thôn và thành thị) sau khi ra trường có mức lương khởi điểm khoảng 2,6 triệu đồng/ tháng. Sau mười năm, lương của họ được hơn 4 triệu đồng. Đối với giáo viên THPT, khởi điểm của họ là khoảng 3,2 triệu đồng, sau 10 năm họ được hơn 5 triệu đồng. Với đồng lương đó, đời sống của giáo viên gặp nhiều khó khăn, nhất là với nhà giáo sống ở vùng đô thị. Hiện nay mức lương tối thiểu của nước ta (Nghị định 122/2015/NĐ-CP về lương tối thiểu vùng 2016) ở “Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng (tăng 400.000 đồng so với năm 2015),Vùng II: 3.100.000 đồng/tháng (tăng 350.000 đồng so với năm 2015), Vùng III: 2.700.000
đồng/tháng (tăng 300.000 đồng so với năm 2015)” [29]. Như vậy, vẫn quá thấp so với như cầu sinh hoạt hằng ngày đối với một giáo viên, nếu không có những khoảng lương mềm thì thật khó có thể sống với đồng lương ít ỏi đó, nhất là hiện nay giá cả mọi thứ đều tằng lên một cách chóng mặt, giá trị tiền tệ càng ngày càng đi xuống.
Mặc dù Nhà nước đã có nhiều cải cách nhằm tạo ra một hệ thống tiền lương ưu việt hơn, song giáo viên dường như vẫn không kiếm đủ tiền cho một cuộc sống bình thường nếu chỉ dựa vào lương chính. Đây cũng là trường hợp xảy ra ở nhiều ngành khác như y tế, văn hóa và quản lý nhà nước. Tình trạng này được nhận thấy rõ hơn trong khu vực đô thị, nơi chi phí sinh hoạt đang tăng rất nhanh. Trong những khu vực này, giáo viên và các cán bộ ngành giáo dục dễ “chán nản” khi mà môi trường có nhiều vật chất và cám dỗ vây quanh và những cám dỗ này lại hoàn toàn có thể tiếp cận được về vật chất.
Những cuộc thảo luận gần đây về đề tài tham nhũng hay những bài tham luận của các học giả đều chỉ ra rằng vấn đề lương thấp dường như là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tham nhũng vừa và nhỏ, đặc biệt trong ngành giáo dục. Giải quyết vấn đề này sẽ cần có những nỗ lực, quyết đoán hơn nữa trong cách chính sách cải cách của nước ta