7. Bố cục của đề tài
2.1. Tổng quan về thực thực trạng tham nhũngtrong giáo dục cấp phổ thông
2.1.1. Một số vấn đề bất cập trong hệ thống giáo dục cấp phổ thông hiện nay
VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về thực thực trạng tham nhũng trong giáo dục cấp phổ thông hiện nay ở Việt Nam phổ thông hiện nay ở Việt Nam
2.1.1. Một số vấn đề bất cập trong hệ thống giáo dục cấp phổ thông hiện nay hiện nay
Giáo dục là lĩnh vực rất quan trọng vì nó liên quan đến nhiều đối tượng trong xã hội. Con người sinh ra, lớn lên đều phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện tạo cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết trước hết để duy trì cuộc sống của bản thân, sau đó là cống hiến cho xã hội. Đặc biệt trong một xã hội học tập như hiện nay thì hầu hết mọi người đều lien quan đến quá trình đào tạo dưới các hình thức khác nhau có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp.
Thế nhưng tham nhũng trong giáo dục hiện đang là vấn đề tiêu cực gây bức xúc lớn trong xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng GD-ĐT. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, lĩnh vực giáo dục hiện đang bị thương mại hóa quá mức. Mục đích của một số người dạy là thu tiền còn người học chỉ cốt có tấm bằng tạo điều kiện cho việc chạy chức, chạy quyền. Tuy nhiên, trong lĩnh vực giáo dục, việc xác định cụ thể hành vi nào là tham nhũng không dễ, bởi vì phần lớn các tiêu cực không gây thiệt hại lớn về kinh tế song hậu quả của nó mang tính chất lâu dài. Những hành vi tiêu tiêu cực trong giáo dục biểu hiện tập trung ở một số hoạt động như tuyển sinh, chấm thi, dạy thêm, học thêm, xuất bản sách, mua sắm thiệt bị và đồ dung học tập, đổi mới chương trình học,…Những biểu hiện tiêu cực này thường ít bị lên án đích danh mà chỉ là những luồng thông tin, dư luận trong xã hội, do đó khó có thể đưa ra xét xử
trong khi hậu quả của những hành vi đó ra rất nghiêm trọng. Dưới dây tác giả xin nêu ra một số bức xúc cũng như những bất cập nhất về vấn đề tham nhũng trong giáo dục ở bậc phổ thong hiện nay như sau.
+ Chạy trường
Chạy trường hiện nay là một trong những hiện tượng phổ biến trong hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay. Đó là hiện tượng khi hệ thống các trường phổ thông mọc lên như nấm, có cả hệ thống trường công lập và dân lập, nhưng tất nhiên chất lượng các trường lại không đồng đều nhau nhất là khi đem so sánh giữa các trường bình thường với các trường chuyên được đâu tư cơ sở và trang thiết bị giáo dục tốt (các trường ở vùng quê so với các trường chuyên Amsterdam, Lương Thế Vinh, Nguyễn Huệ…) Hay ngay tại một ngôi trường đó cũng có thể phân ra những lớp chuyên, các lớp chất lượng khác nhau. Do đó những bậc phụ huynh, nhất là những người có điều kiện về kinh tế luôn muốn con mình vào những ngôi trường danh tiếng và chất lượng, họ luông hướng con họ vào các trường đó qua các kỳ thi, nếu không đủ tiêu chuẩn về năng lực thực sự hay không đúng tuyến theo hộ khẩu thường chú thì các bậc phụ huynh tìm cách đi bằng các con đường tiểu ngạch như nhờ vả hay chạy tiền với mục đích cho con họ có điều kiên học trong môi trường tốt nhất.
Trong những năm gần đây, hệ thống giáo dục ở nước ta đa phần được cải thiện rất nhiều về mô hình đạo tạo, trong đó có nhiều trường công lập cũng như dân lập đạt chất lượng cao, bên cạnh các trường có chất lượng đào tạo lại đi đôi với việc tuyển sinh và chọn lựa đầu vào cũng khó khăn hơn, do vậy đã nảy sinh là vấn đề chạy đua vào các trường điểm. Một hậu quả là tham nhũng trong việc tuyển sinh vào các trường nàyđặc biệt là ở cấp tiểu học và Trung học cơ sở (THCS) đã trở nên phổ biến ở Việt Nam, đe doạ khả năng đáp ứng tài chính và khả năng tiếp cận giáo dục công của người dân. Trong một cuộc khảo sát trực tuyến gần 20.000 người do Báo Điện tử Dân Trí thực hiện, 62%
phụ huynh học sinh thừa nhận họ đã sử dụng các mối quan hệ cá nhân hoặc tiền để “chạy” trường, lớp cho con và “Thanh tra Chính phủ cho biết 71% phụ huynh cho rằng bỏ tiền để xin con em vào trường tốt học trái tuyến là bình thường” [37].
Theo Quy chế 4555/SGD&ĐT-QLT [39] quy định rằng các trường tuyển sinh phải phục thuộc và điều kiện địa lý của người đăng ký thu tục thi vào trường, điều này có nghĩa là ưu tiên những người có hộ khẩu tại địa bàn theo đúng tuyến và phạm vi tuyển sinh của trường, song nhiều trường lại không áp dụng và thực hiện đúng quy định đó mà vẫn ưu tiên cho những người ngoài phạm vi tuyển sinh, thâm chí được xét thẳng vào những lớp chọn chất lượng cao, nguyên nhân đó là một phần do có thể đáp ứng đủ chỉ tiêu của trường, một phần là các bậc phụ huynh muốn cho con mình được học trong một môi trường tốt nhất. Trong một báo cáo của một nghiên cứu ở ba thành phố lớn, có hơn 31% học sinh học tại các trường “điểm” không đáp ứng tiêu chuẩn đúng tuyến, trong đó có khoảng 40% phụ huynh học sinh cho rằng chất lượng trường học và uy tín của trường là lý do họ chọn trường “điểm” để cho con học trái tuyến.
Mặc dù thông tin báo chí mô tả trường “điểm” là những trường có giáo viên và cơ sở vật chất tốt hơn cũng như có một môi trường giáo dục thân thiện hơn, song định nghĩa chính xác những yếu tố nào tạo nên một “trường điểm” không rõ ràng, khiến cho các bậc cha mẹ chưa hiểu đúng về các trường điểm, trên thực tế nhiều cha mẹ cứ ép con vào các trường điểm đó bất chấp thái độ của con mình có thích hay không, nhiều trường hợp khi cho con vào được trường rồi nhưng năng lực không thể theo được các bạn học dẫn đến thành tích sút kém và tinh thần bị ảnh hưởng trầm trọng và điều tất yếu đó là sự trì trệ nối tiếp trì trệ.
Dưới đây là bảng thống kê của Ngân hàng Thế giới về mức phí “chạy trường” ở hệ thống giáo dục phổ thông của Việt Nam năm 2011
Hình 2: Tỉ lệ chạy trường ở Việt Nam năm 2011
Trong bản “Báo cáo tham nhũng toàn cầu về giáo dục” của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) thì ở Việt Nam tham nhũng tuyển sinh phổ biến ngay ở cấp 1, với số tiền chạy trường là 3.000 đô la để được học một trường tiểu học danh tiếng, và 300 đến 800 đô la để học trường tiểu học bậc trung [62]. Nhận xét về bản báo cáo này của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng “Chạy trường ở Việt Nam không phải là chuyện lạ nhưng chưa có ai điều tra rõ ràng. Nó xảy ra ở tất cả cấp học từ mầm non tới trung học phổ thông, còn ĐH thì khó hơn. Con số 3.000 USD là có thể có, còn 1.000 – 2.000 USD thì tôi đã nghe từ mấy năm trước rồi”. Điều đó cho thấy rằng thực trạng chạy trường diễn ra từ rất lâu và
rất nghiêm trọng và ảnh hưởng của chạy trường đối với ngành giáo dục và xã hội là rất nghiêm trọng. Nó làm cho chất lượng giáo dục đi xuống, nó ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của nhiều thế hệ tương lai.
Vậy lý do vì sao thôi thúc các bậc phụ huynh phải chạy trƣờng? Đa
phần vì tâm lý chung của cha mẹ lo cho con cái, muốn con mình được có điều kiên tốt trong giáo dục và tránh xa những nguy hiểm dình dập đói với con mình. Để làm rõ hơn, tác giả xin đưa ra những quản điểm như sau:
Nguyên nhân dẫn đến việc chay trường đó là:
Thứ nhất: Do hoàn cảnh địa lý - Có khi nhà học sinh chỉ cách trường 500m nhưng lại phải đi học ở trường cách nhà hơn 5km. Vì theo quy định hộ khẩu (đăng ký quận nào thì học quận ấy) là rất máy móc. Hay câu chuyện ông bố, bà mẹ tan sở lúc 17h, trong khi đó trường con mình tan học lúc 16h30.Mà đi từ chỗ làm việc đến trường đón con mình mất gần 1h do xa và tắc đường. Như vậy là thời gian từ 16h30 đến hơn 18h trẻ phải đứng một mình bơ vơ, mà thời buổi hiện nay có rất nhiều cạm bẫy. Trẻ đứng ở cổng trường một mình, ăn uống quà cáp mất vệ sinh, còn có thể gặp phải bạn bè xấu, gặp phải những kẻ lừa đảo, bắt cóc…Toàn là những chuyện nguy hiểm cả. Không có lý gì một ông bố, bà mẹ nào muốn đi đón con mà phải mất hơn 1h đồng hồ mới đến được chỗ con mình theo học.
Nguyên nhân thứ hai: Đó là giao thông.Giao thông hiện nay quá nguy hiểm đối với việc đến trường của học sinh. Học sinh đi học vừa mất nhiều thời gian, vừa bị đe dọa bởi tai nạn giao thông. “Ở nhiều các quốc gia phát triển hiện nay, hệ thống giao thông rất tiến bộ và rõ ràng, trên đường gần như không có xe máy nào, hai bên là làn đường xe đạp và người đi bộ, còn ở giữa là hệ thống xe buýt, mà cứ một hai phút lại thấy có một chuyến” [55].Ở nước ta xe máy tràn lan trên đường, số lượng xe máy quá đông, hệ thông xe buýt con chưa phát triển hiện đại và chưa chuyên nghiệp. Nhiều câu chuyện về việcxe buýt vượt ẩu gây tai nạn; xe buýt chạy quá chậm; xe buýt chất lượng kém phả khói đen xì mặt đường, ngợp cả mắt là chuyện xảy ra hàng ngày. Xe buýt đâm chết người có lẽ chỉ có ở nước ta mà thôi. Khi xe máy vào loại đông
nhất thế giới thì việc khắc phục giao thông là vô cùng khó. Đảm bảo an toàn đi lại cho học sinh rất quan trọng, nhất là với lớp trẻ nhỏ”.
Tóm lại: Hiện tượng chạy trường liên quan rất nhiều đến trường lớp.Trường lớp ở đây thuộc về hai yếu tố: yếu tố thứ nhất là chất lượng thầy giáo cô giáo; yếu tố thứ hai là cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất đảm bảo cho trẻ em được học thoải mái, đủ ánh sáng, an toàn đi lại, có sân chơi, có học sinh ngoan, có bạn bè tốt… Khi sự chênh lệch về trường lớp quá lớn thì sẽ rất khó tránh khỏi tình trạng “chạy trường”. Chính vì thế muốn giải quyết được nạn chạy trường thì chúng ta phải tiến hành làm liền một lúc hai việc là giải quyết chuyện tăng số lượng trường lớp phù hợp với việc tăng dân số và làm thế nào để chất lượng giảng dạy trong các trường tương đối đồng đều với nhau.
+ Chạy điểm
Giáo dục là ngành có đặc thù riêng biệt, đó là ngành tạo ra những con người văn minh, trí tuệ và hữu ích, mỗi năm ngành giáo dục có quyền được đánh giá năng lực của tất cả các học sinh có đủ năng lực hay không, việc đánh giá này thông qua các kỳ thi cuối kỳ và kỳ thi đầu vào các cấp, tốt nghiệp THPT. Để học lên cao hơn hay muốn sau này có những công việc tốt trong tương lai thì mỗi cá nhân học sinh nhất thiết phải có những văn bằng này và tốt nhất là những văn bằng loại ưu, tất nhiên những học sinh có năng lực thực sự thì điều đó cũng không quá khó khăn, nhưng đối với nhiều học sinh năng lực còn nhiều hạn chế thì muốn có được tấm bằng loại tốt thì tương đối khó khăn, do vậy phụ huynh của họ thường chạy điểm để được những điểm tốt. Ở đây “Chay điểm” có thể là dùng tiền hoặc là dùng mối quan hệ thân quen để nâng đỡ về mặt điểm chác… Hiện nay việc chạy điểm càng trở nên phổ biến hơn và phục tạp hơn. Có thể kể đến vụ chạy điểm tai tiếng nhất là “vụ chạy điểm ở tỉnh Bạc Liêu năm 2005 cho thấy mạn lưới chạy điểm từ giáo viên đến
các cán bộ lãnh đạo ngành giáo dục của tỉnh Bạc Liêu và cũng liên quan đến các bậc phụ huynh và học sinh với số tiền khủng lồ” [42].
Đây chỉ là một ví dụ điểm hình mà tác giả đã nêu ra, thực tế còn nhiều vụ việc khác có tính chất nghiêm trọng và phức tạp. Từ đó đặt ra những câu hỏi lớn về chất lượng giáo dục hiện nay.
+Tham nhũng qua việcdạy thêm
Việc dạy thêm ở Việt Nam đã có từ rất lâu, có thể nói việc dạy và học thêm là cần thiết đối với nhiều học sinh hiện nay, với mục đích tang thêm hiểu biết và kiến thức mà thời lượng học trên trường chưa đáp ứng đủ. Hiện nay việc dạy thêm lại càng trở nên phổ biến và hầu hết các cấp học đều có hình thành việc dạy thêm. “Trong một cuộc điều tra quốc gia về tuổi vị thành niên Việt Nam năm 2003 do Bộ y tế và Tổng cục Thống kê thực hiện với sự hợp tác Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và quỹ Nhị đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho thấy 78% học sinh thành thị và 60% học sinh ở nông thôn phải học thêm” [2, tr.82]. Cuộc điều tra cho thấy rằng đa số học sinh đều phải đi học thêm, bất kể học sinh nơi thành thị hay ở vùng nông thôn, tình trạng học thêm ngày càng phổ biến hơn.
Xét về bản chất “Dạy Thêm” là một hình thức học rất tốt và hiệu quả, nó làm tăng thêm kiến thức đã học và bù đắp những chỗ hổng kiếm thức mà thời lượng học trên trường chưa đáp ứng được, từ đó mỗi học sinh đều tự tin và những kiếm thức mình đã học cho dù ban học năng lực còn nhiều hạn chế…Nhưng hiện nay, vấn đề học thêm dàn trở nên biến tướng với nhiều hình thức để thu lợi cá nhân một cách bất chính và trở thành một dạng thức của tham nhũng.
Cho đến nay các quan điểm về việc học và dạy thêm vẫn khác nhau, trong đó có quan điểm cho rằng đó là một hình thức tham nhũng.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Đi học thêm mục đích duy nhất là để lấy lòng cô giáo hay nói đúng hơn là cách hối lộ hợp pháp cho thầy cô để chạy điểm, chạy lên lớp, đây là quan điểm riêng trong một nghiên cứu đánh giá việc học thêm của báo VietNamNet, 14/7/2014, để chứng minh cho quan điểm này bản báo cáo còn đưa ra một số dẫn chứng đó là có khoảng 44% cho rằng học thêm là để nâng cao kiến thức và kỹ hơn thời gian học trên lớp, 34% là để làm những bài tập nâng cao và còn lại là chủ yếu để lấy lòng thầy cô”. Điều đó cho thấy tỉ lệ giữa học thực và học ảo có những sự đan xen nhau, một bên là kiến thức thực sự và tìm thấy sự trải nghiệm mới từ những bài tập nâng mà mà có thể trên lớp các em không được học, còn một bên là sự buông lỏng và không thật sự thiết tha về việc học tập và cốt chủ yếu là “học cho qua”.
Quan điểm thứ hai cho rằng: đi dạy thêm là để kiếm tiền bằng cách bày vẽ để lấy tiền học sinh. Việc dạy thêm này trên danh nghĩa là việc tự nguyện, không ép buộc, do cha mẹ tự xin cho con mình học nhưng thực chất là ép buộc học sinh học vì mục đích thu lợi cá nhân thông qua các buổi kiểm tra đánh giá trên lớp. Hiện nay giá tiền học thêm của các môn học ngày càng tăng cao, có nhiều môn học lên tới 200.000/ buổi, điều đó tạo nên sự bất cập khi mà nhiều hộ gia định eo hẹp về kinh tế thì rất thiệt thòi, đó là ít được trải nghiệm các kiến thức nâng cao và thường xuyên bị đánh giá kém về ý thức.
Quan điểm thứ ba cho rằng: Do giáo viên chỉ chủ yếu chuyên tâm vào các buổi dạy thêm nên thời lượng và kiến thức dạy trên trường không đáp ứng đủ để truyền tải cho học sinh.
Rõ ràng, những trường hợp được nêu trên đều là một dạng thức của tham nhũng và là nguồn gốc của nhiều tiêu cực khác trong trường học.