7. Bố cục của đề tài
1.2. Một số vấn đề liên quan đến tham nhũngtrong hệ thống giáo dục bậc
1.2.3.1. Tính nghiêm trọng của tham nhũng
Như đã nói ở phần trên, vai trò của giáo dục rất quan trọng, nó tạo tiền đề cho sự phát triển nội tại của quốc gia, với đặc thù là một lĩnh vực sinh ra đạo đức, nhân cách cho mỗi con người trong đó, một lĩnh vực mà con người ta nhìn nhận là một môi trường trong sạch, thuần khiết hơn cả phòng thí nghiệm “nano” và tính thiêng liêng của nó lại càng cao hơn. Nhưng khi môi trường đó không còn trong sạch nữa do những cá nhân hay tập thể tạo nên thì hậu quả di hại đó chính là tạo ra những sản phẩm ung thối hư hỏng, điều tất yếu là nhiều hệ lụy khác nữa kèm theo đó. Thực tế hiện nay cho thấy rằng lĩnh vực này có nhiều nguy cơ tiềm ẩn tham nhũng cao, ở bâc phổ thông lại càng có nhiều nguy cơ và nhiều mối nguy hiểm hơn nữa và nó tồn tại ở dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trước hết nói tại sao hiện nay lĩnh vực giáo dục lại có nhiều nguy cơ tham nhũng, đặc biệt là cấp phổ thông? Thứ nhất phải khẳng định đây là lĩnh vực có hệ thống quản lý phức tạp, trong hệ thống bậc phổ thông có phân ra nhiều cấp bậc theo trình độ nhận thức của các lứa tuổi khác nhau (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông), ngoài ra còn có các hệ thống trường công lập và dân lập… các trường đó hiện nay đang mọc lên như nấm gặp mưa, cả ở thành phố lẫn nông thông, ước tính trung bình có từ 1 đến 3 trường Trung học cơ sở trên một Xã/Phường và từ 3 đến 5 trường Trung học Phổ thông trên một Quận/Huyện. Do số lượng ngày càng nhiều, nhu cầu giáo dục ngày càng tăng cao, cho nên việc giám sát quản lý từ cấp trên xuống cũng trở thành vấn đề khó khăn, nhất là việc quản lý, tuyển dụng giáo viên và trang thiết bị dạy học cho các trường. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh hiện đại
hóa giáo dục, việc chuyển đổi đó có nhiều tín hiệu tích cực, song vẫn là chưa đủ khi việc quản lý vẫn yếu kém của cán bộ quản lý, giáo viên và ý thức của học sinh chưa tốt. Ngoài vấn đề số lượng các trường quá nhiều, vấn đề quản lý yếu kém ra, tính phức tạp của nó còn thể hiện ở vấn đề tuyển sinh và các kỳ thi đánh giá chất lượng học sinh.
Thứ hai: Tính nguy hiểm của tham nhũng trong hệ thống này là mức độ phổ quát của hệ thống giáo dục bậc phổ thông quá lớn, số lượng đối tượng tham gia nhiều và tương đối phức tạp; các vấn nạn trên, có vẻ trở nên bình thường trong xã hội, đến mức người ta không cảm nhận được mình đang tham gia vào việc tham nhũng; và cũng không ai dám nói sự thật.Vừa qua Ủy ban Phòng chống Tham nhũng Trung ương, và một tổ chức của Thụy Điển đã mở một cuộc điều tra trong phụ huynh học sinh, ai cũng thừa nhận là có tham gia ít nhiều vào các vấn đề tiêu cực như “Chạy trường, chạy điểm, xin điểm, mua đề thi.., nhưng không ai chịu nói mức độ “chi phí” là bao nhiêu”.Những người làm trong ngành giáo dục có vị trí tốt để có thể lợi dụng các ưu thế của ngành và thường bị thôi thúc có những hành vi lợi dụng khi tham nhũng ngày càng gia tăng trong hệ thống dẫn tới việc họ bị đánh giá thấp hay thậm chí là không được trả công. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ thường bị lôi kéo bởi một khao khát tự nhiên là tạo cho con cái cơ hội học hành tốt nhất, và thường không nhận thức được những yếu tố tạo nên chi phí bất hợp pháp. Nếu như trong hệ thống giáo dục mà những người trong cuộc coi đó là những hành vi bình thường thì rất nguy hiểm và đáng lên án, nó sẽ làm mất đi tính thiêng liêng của nên giáo dục vón từ xưa đã là một biểu tượng cho sự hình thành đạo đức con người. Theo ông Konishi, giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam (ADB), cho rằng: “Tham nhũng trong y tế và giáo dục ở Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có những hình thức được coi là tham
nhũng “vặt”. Nhưng nếu so sánh dựa trên tiêu chuẩn quốc tế thì tham nhũng trong giáo dục ở Việt Nam là rất nghiêm trọng” [36].