Tình hình công tác phòng, chống tham nhũngtrong hệ thống giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham nhũng trong giáo dục cấp phổ thông ở việt nam hiện nay, thực trạng và những giải pháp (Trang 79 - 84)

7. Bố cục của đề tài

2.3. Tình hình công tác phòng, chống tham nhũngtrong hệ thống giáo dục

giáo dục cấp phổ thông của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay

Từ năm 1986 đến nay, khi nước ta chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nhiều lĩnh vực cũng từ đó thay đổi theo một hướng tích cực hơn, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Và trong những năm trở lại đây, tình hình giáo dục ở nước ta đang có nhiều chuyển biến khá tích cực, trong đó phải kể đến chất lượng giảng dạy tại các trường công lập - dân lập và trang thiết bị giảng dạy của trường cũng được nâng cao rất nhiều, nhưng bên cạnh đó tình hình tiêu cực trong học hệ thống trường học lại không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí lại xuất hiện thêm nhiều vấn đề phức tạp mới. Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các Chỉ thị, Nghị định và chiến dịch phòng ngừa tham nhũng. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng trong giáo dục vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức và vẫn kém hiệu quả.

Từ khi Quốc hội ta thông qua và ban hành luật phòng, chống tham nhũng” năm 2005, tất cả các Ban, Nghành trong hệ thống Nhà nước đều hưởng ứng và đẩy mạnh công tác chống tham nhũng. Trong lĩnh vực giáo dục thì trọng trách lớn lao nhất thuộc các cơ quan chủ quản đó là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Thanh tra chính phủ và hệ thống các trường học phổ thông. Xác định công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài trong quá trình triển khai các nhiệm vụ chính trị của toàn ngành. Vì vậy, ngay sau khi Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) được Quốc hội thông qua (ngày 29/11/2005), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành

Chương trình hành động của Bộ thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng,

trong đó xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, cách thức và phương pháp tổ chức thực hiện; có văn bản hướng dẫn toàn ngành thực hiện công tác tuyên

truyền, phổ biến Luật PCTN; đồng thời thành lập Ban chỉ đạo thực hiện PCTN do Bộ trưởng làm Trưởng ban. Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như Ban Thanh tra Chính phủ đã có nhiều nỗ lực và thể hiện rõ ý chí quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục bằng những hành động cụ thể như sau:

Thứ nhất: Nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực làm phát sinh tham nhũng, Bộ GDĐT đã tập trung chỉ đạo các đơn vị triển khai cuộc vận động

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, qua đó đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm, chính, chí công, vô tư trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, viên chức, học sinh, sinh viên.

Từ năm học 2006-2007 đến nay, Bộ GDĐT và các trường THPT triển khai “Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006” [45] của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục gắn với cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Các cuộc vận động và phong trào thi đua này mang dấu ấn đặc thù của ngành Giáo dục, do có sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, sự đồng lòng ủng hộ của toàn xã hội, cùng với quyết tâm cao của các nhà trường, nhờ đó, trật tự kỷ cương trong toàn ngành đã có sự chuyển biến căn bản, môi trường sư phạm lành mạnh được thiết lập lại, tạo bước đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Thứ hai: Triển khai các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng, và xác định các vấn đề cấp bách hiện nay như: công tác tuyển sinh, tuyển dụng, sử dụng nhà giáo và cán bộ quản lý, việc thành lập cơ sở giáo dục,

phân bổ kinh phí, các khoản thu trong nhà trường, dạy thêm, học thêm... đã được Bộ GDĐT chú trọng ban hành các văn bản quy định cụ thể như:

Quy định về đạo đức nhà giáo (ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 [45].) đã đưa ra những yêu cầu chuẩn mực rõ ràng về: phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống, tác phong, truyền thống đạo đức nhà giáo. Ngoài ra, Bộ GDĐT đã ban hànhChuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/05/2007). Đặc biệt, Bộ GDĐT đã đề xuất với Chính phủ, Quốc hội để đưa vào Luật Giáo dục các quy định cụ thể về thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia tách, giải thể trường; về công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ sở giáo dục; về học bổng, học phí; về đạo đức nhà giáo; về những hành vi nhà giáo không được làm. Đồng thời, tích cực triển khai xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu để đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy trong các trường trung học phổ thông.

Trong lĩnh vực công tác cán bộ, Bộ GDĐT đã sắp xếp lại bộ máy tổ chức của cũng như thực hiện minh bạch hóa trong công tác tuyển dụng giáo viên; hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức; chú trọng đến công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; triển khai trong toàn ngành Nghị định số 158/2007/NĐ-CP về chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ sở giáo dục; thực hiện trả lương qua tài khoản đối với 100% cán bộ công chức tại cơ quan Bộ GD-ĐT và các đơn vị trực thuộc Thực hiện công khai, minh bạch góp phần hạn chế và đẩy lùi tham nhũng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ thực hiện dự toán theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính; xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định của Bộ Tài chính để quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên đảm bảo công khai, minh bạch. Đồng thời, Bộ đã tăng

cường công tác quản lý tài chính kế toán về quản lý sử dụng nguồn thu học phí, lệ phí; sử dụng ngân sách, tiền, tài sản nhà nước; quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại các công ty khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp.

Thứ ba: Đề cao việc bảo vệ và khuyến khích người dân tham gia tố cáo các hành vị tham nhũng hoặc trái pháp luật. Trong những năm gần đây, công tác phòng, chống tham nhũng được các cơ quan Nhà nước cũng như nhiều người dân tham gia một cách tích cự và có tổ chức hơn. Cụ thể từ năm 2006 đến này, Thanh tra Bộ GD ĐT xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng trên cơ sở hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ và lồng ghép một số nội dung khác như: thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Khiếu nại, tố cáo...Với mục đích nâng cao tính hiệu quả trong công tác phòng, chống tham nhũng, các cơ quan chức năng như Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ và Bộ GD- ĐT đã triển khai nhiều chương trình vận động người dân tham gia trong công cuộc phòng, chống tham nhũng trong hệ thống giáo dục bằng cách cho người dân tiếp cận thông tin một cách đầy đủ và đứng lên tố cáo. Hiện nay việc bảo vệ người tố cáo chưa được quan tâm một đây đủ và đúng mực, do vậy, tâm lý của người dân tham gia tố cáo cũng không cao do sợ bị trù dập chính bản thân mình và chính con cái của mình trong trường học. Tại trong trường học học sinh chưa có nhiêu tinh thần cũng như ý thức trong việc chống tham nhũng vì nhiều lý đo đó là sợ bị trù dập, trốn tránh trách nhiệm vì bản thân mình...Điều đó tạo ra những quan niệm không tốt về chống tham nhũng. Do đó Bô giáo dục cũng như các cơ quan có thẩm quyền cần nêu cao trách nhiệm hoen nữa trong việc khuyến khích và bảo vệ các đối tưởng tham ra một cách tích cực hơn nữa, để họ có thể an tâm trong việc dũng cảm đứng lên vì tiếng nói chính nghĩa của mình và xã hội.

Nhìn chung, các cuộc thanh tra đã góp phần giúp các cơ sở giáo dục thấy rõ được những kết quả đã làm được và những hạn chế, thiếu sót, trên cơ sở đó chấn chỉnh các hoạt động ở tất cả các khâu trong quá trình tổ chức giáo dục đào tạo tại đơn vị, kịp thời khắc phục những sai sót và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Công tác phòng, chống tham nhũng đã được thực hiện có hiệu quả ngay từ cơ sở trong ngành.Thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính,thực hiện Quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, cùng với việc triển khai mạnh mẽ cải cách hành chính, thực hiện cơ chế hành chính “một cửa”, đặc biệt là cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan chức năng thuộc Bộ và các cơ sở giáo dục, nhờ đó đã hạn chế và từng bước đẩy lùi tiêu cực làm phát sinh tham nhũng trong giáo dục.

Thứ tư: Công khai minh bạch trong các hoạt động giáo dục thông qua truyền thông. Hiện nay các cơ quan quản lý đã triển khai áp dụng thí điểm cơ chế “một cửa” tại các cơ quan, bao gồm 9 nhóm công việc, bắt đầu từ tháng 5/2007; ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành (thiết lập ổn định hệ thống địa chỉ email, giao dịch văn bản điện tử, đăng tải văn bản quy phạm pháp luật lên Website của Bộ, tổ chức hội nghị qua mạng) được tăng cường. Công tác phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí tại các cơ sở giáo dục đã được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy định. Từ năm 2006 đến nay, sau khi công bố và ban hành bộ luật phòng, chống tham nhũng thì có 08 cơ sở trực thuộc Bộ, 02 cơ sở thuộc quản lý của các Bộ, ngành khác và 13 cơ sở thuộc quản lý của địa phương đã xử lý kỷ luật hoặc đề nghị các cơ quan pháp luật xử lý theo quy định hiện hành.

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên mà Đảng và Nhà nước ta đưa ra trong việc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay thì vẫn còn nhiều sự hạn chế và thiết sót, những vấn đề này đã thể hiện rất rõ thông qua những thực

trạng hiện nay mà tác giả đã nêu ở phần dưới đây. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta cần sự khẩn trương và lỗ lực hết mình để có thể dần hoàn thiện chính sách phát triển nền giáo dục đất nước, nói một cách khác đó là đưa ra những chính sách cũng như những phương hướng để hạn chế vấn nạn tham nhũng trong vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham nhũng trong giáo dục cấp phổ thông ở việt nam hiện nay, thực trạng và những giải pháp (Trang 79 - 84)