Đối với các cơ quan quản lý giáo dụ c nhà trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham nhũng trong giáo dục cấp phổ thông ở việt nam hiện nay, thực trạng và những giải pháp (Trang 96 - 100)

7. Bố cục của đề tài

3.3. Đối với các cơ quan quản lý giáo dụ c nhà trƣờng

Tăng cường đấu tranh chống tham nhũng trong giáo dục là một thách thức lớn. Để đấu tranh có kết quả, cần có một cơ chế vận hành tốt và sự kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ định hướng bởi những quan điểm mới mà Kế hoạch Hành động Chống Tham nhũng của Bộ GDĐT ban hành ngày 30 tháng 7 năm 2010, sau cuộc Đối thoại phòng, chống tham nhũng, là một dấu mốc quan trọng trong việc thúc đẩy tinh thần tham gia phòng, chống tham nhũng trong toàn bộ hệ thống các trường học, cụ thể như sau:

- Điều chỉnh theo khu vực các biện pháp thi đua cho các trường

nhằm xóa bỏ áp lực bệnh thành tích

Các cơ quan quản lý giáo dục cần xem xét lại những hướng dẫn và hình thức công tác thi đua và vân động. Mục tiêu của các trường và hoạt động thi đua dành cho giáo viên và học sinh cần được xác định cụ thể hơn theo định hướng từ cơ sở và dựa trên năng lực thực sự, thay vì phương pháp tiếp cận từ trên xuống, hình thức và không thực tế. Phương pháp tiếp cận hiện nay, xa rời thực tế, gián tiếp tạo ra cơ hội cho tham nhũng do đưa ra những mục tiêu không thực tiễn. Các trường phổ thông cần có quyền tự chủ lớn hơn trong quản lý nhằm tránh các vấn đề do phương thức hoạt động hiện nay gây ra. Một hệ thống thi đua tốt phải dựa trên bối cảnh phù hợp để đặt ra những mục tiêu và động cơ thực tiễn có khả năng đạt được cho các trường, giáo viên và học sinh, ví dụ như tổ chức các cuộc thi “dạy tốt, xây dựng nhà trường thân thiên đối với giáo viên và tổ chức các cuộc thi viết thư UPU về những vấn đề liên quan đến tham nhũng…Ngoài ra còn có thể đưa các vấn đề liên quan đến phòng, chống tham nhũng vào một số mon học cho học sinh dần tiếp cận về vấn đề này, đồng thời nêu ra một số những tấm gương tiêu biểu về việc chống

tham nhũng tiêu cực hiện nay trong các trường trong và ngoài nước. Nhà trường cần xóa bỏ những văn hóa cố hữu trong viê ̣c cha ̣y đua thành tích , những viê ̣c liên quan đến tiêu chuẩn xét tuyển giáo viên trong trường và đă ̣c biê ̣t là minh ba ̣ch trong các ký th i tuyển sinh đầu vào, tránh tình trạng đầu voi đuôi chuô ̣t…

- Quản lý sách giáo khoa hiệu quả và giảm chi phí

Hệ thống quản lý xuất bản và phát hành sách giáo khoa cần được cải cách để ngăn chặn các cơ hội tham nhũng. Không chỉ trông cậy vào mỗi một nhà xuất bản nhất định mà nên cho các công ty tư nhân khác cùng sản xuất, như vậy giá thành sẽ rẻ đi rất nhiều.Theo các cán bộ chuyên môn của nhiều nhà xuất bản (NXB), việc in sách giáo khoa (SGK) “không có gì là cao siêu cả”. Giấy không quá tốt, phối màu cũng không khó, việc giảm thiểu lỗi trong SGK nếu chịu đầu tư cũng làm được.Theo nguyên bộ trưởng Bộ Văn hóa - thông tin Phạm Quang Nghị cho rằng“Vấn đề là cần quản lý chặt nội dung SGK, chế độ bản quyền chứ không phải người in.Nếu xã hội hóa được công tác in SGK thì NXB nào in giấy tốt sẽ bán giá cao, nơi nào in giấy bình thường thì bán giá thấp cho một bộ phận người dân còn nghèo khó. Như vậy, việc xóa độc quyền SGK còn dễ hơn lịch bloc vì lịch không tiêu thụ hết, các NXB phải hủy, còn SGK không tiêu thụ hết năm nay có thể để sang năm khác...”[69].

Tóm lại nếu vận hành một cách vô tư theo đúng chủ trương xây dựng và hoàn thiện cơ chế thị trường của Đảng và Nhà nước thì biên soạn xong, Bộ GD-ĐT nên tổ chức đấu thầu. NXB nào chi phí thấp nhất, trả công biên soạn cao nhất thì được, như vậy sẽ tránh được độc quyền sách giáo khoa và giảm được chi phí rất lớn,hơn nữa nhiều người có thu nhập thấp sẽ được tiếp cận những loại SGK chất lượng tốt mà giá cả hợp lý.

- Quản lý và quy định rõ ràng về việc dạy thêm học thêm

+ Chúng ta cần tăng cường quản lý giáo viên trong việc thực hiện chương trình dạy học, thực hiện quy định dạy thêm, học thêm, đặc biệt các trường học cần nghiêm cấm việc cắt xén chương trình dạy trên lớp để đưa vào dạy thêm hoặc ép buộc học sinh học thêm dưới bất kỳ hình thức nào. Bên cạnh đó các nhà trường cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc chuẩn bị bài và giảng dạy của giáo viên trong giờ chính khóa và dạy thêm, kiên quyết xử lý giáo viên vi phạm quy định.

+ Cần hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm sai qui định bên ngoài nhà trường để tránh tình trạng trù dập học sinh, thay vào đó tổ chức tốt việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo đúng thời lượng và chất lượng mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, trong đó cụ thể chương trình dạy thêm, học thêm tổ chức trong nhà trường bao gồm các hình thức dạy học các môn văn hóa ngoài giờ lên lớp chính khóa như: ôn thi tốt nghiệp, ôn thi tuyển sinh, ôn thi đại học, củng cố, bồi dưỡng nâng cao kiến thức hay các môn học kỹ năng mềm... Việc dạy thêm, học thêm tại các cơ sở giáo dục phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học. Không cắt giảm nội dung hoặc dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa.

+ Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường phải trên tinh thần tự nguyện và theo đúng nguyện vọng của học sinh cũng như cha mẹ học sinh ngoài ra cần phải được bàn bạc, thảo luận, thống nhất giữa cha mẹ học sinh và nhà trường thông qua việc họp phụ huynh theo thường kỳ từ đó Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp và của trường thống nhất với lãnh đạo cơ sở giáo dục nên lựa chọn những môn học nào cần dạy và thời lượng, đặc biệt là kinh phí cho việc dạy them như thế nào để hợp lý cho từng hộ gia đình.

- Tăng cường tính minh bạch trong các hoạt động của nhà trường

Tăng cường tính minh bạch trong các hoạt động của trường là cách rất hiệu quả đề làm giảm nguy cơ về tham nhũng, từ việc tuyển dụng giáo viên cho đến những khoản thu chi tại các lớp học…mỗi một hoạt động đều có những nhóm hay cá nhân thật sự trong sạch và nỗ lực để có thể giám sát các hoạt động trên thì có nhiều hiệu quả đáng kể.Để tính minh bạch trong các hoạt động này thêm khách quan, ngoài việc có sự giám sát của các cá nhân hay các nhóm chúng ta cũng cầnquan tâm hơn nữa về tính rõ rang trong việc cung cấp thông tin hoạt động của trường cho tất cả giáo viên và học sinh được nắm rõ, tránh tình trạng mập mờ thiếu minh bạch. Thực tế còn có nhiều trường hợp không công khai toàn bộ thông tinhoặc khi họ công bố thông tin thì chỉ trong một thời gian ngắn (rất ngắn so với quy định). Do vậy, khi đã minh bạch về các thông tin được đưa ra thì cần có sự đảm bảo tính trân thực và lâu dài của thông tin đưa đưa ra, đồng thời xác định rõ và minh bạch tất cả các loại phí nhà trường được phép và không được phép thu…

Các cơ quan quản lý cần hướng dẫn cho giáo viên, phụ huỳnh và học sinh và thông báo cho họ về việc thông tin được công khai cũng là điều vô cùng quan trọng bổ sung cho những nỗ lực của ngành giáo dục.

- Tăng cường giáo dục chống tham nhũng đối với học sinh

Dạy về phòng, chống tham nhũng là việc vừa dễ, vừa khó, bởi tính nhạy cảm của vấn đề.Tuy nhiên, quan điểm trang bị hiểu biết cho học sinh nhận biết tham nhũng là xấu, là nguy hại và kiên quyết đấu tranh, bài trừ vẫn được nhiều giáo viên mạnh dạn ủng hộ thực hiện.Đóng vai trò là những người làm chủ đất nước trong tương lai, nhận thức của các em sẽ là tiền đề giải quyết gốc rễ vấn nạn tham nhũng, Phòng, chống tham nhũng là không sống xa hoa, lãng phí, quý trọng thành phẩm trong lao động, chứ không nhất thiết là đề cập những vụ án, những vấn đề lớn trong xã hội”.Vì vậy, mục tiêu cuối cùng hướng đến là

hình thành cho học sinh đạo đức, thói quen sống chính trực, dám nghĩ dám làm; xa hơn nữa là góp phần cải thiện môi trường giáo dục với việc công khai, minh bạch các chính sách ưu đãi giáo dục dành cho học sinh thiệt thòi, giúp các em tiếp cận được chính sách tốt hơn. Do vậy,chương trình giáo dục chống tham nhũng cần được xây dựng cho khối học từ thấp đên cao theo từ trình tự nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham nhũng trong giáo dục cấp phổ thông ở việt nam hiện nay, thực trạng và những giải pháp (Trang 96 - 100)