Đối với Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham nhũng trong giáo dục cấp phổ thông ở việt nam hiện nay, thực trạng và những giải pháp (Trang 91 - 96)

7. Bố cục của đề tài

3.2. Đối với Nhà nƣớc

- Xác định các tiêu chí mới để phân bổ ngân sách hợp lý

Phương thức phân bổ ngân sách nhà nước cho các trường học cần tiếp tục được xem xét nhằm loại bỏ những nguy cơ và động cơ không đúng đắn trong các cơ chế hiện tại mà các nhà quản lý trường học có thể lợi dụng, đồng thời tiếp tục tăng chi cho giáo dục (bao gồm tăng lương cho giáo viên theo lộ trình được xác định trong kế hoạch cải cách cơ chế quản lý giáo dục 2009 – 2014). Phương thức phân bổ ngân sách cho các trường hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên số lượng giáo viên và học sinh, từ đó tạo ra xu hướng lạm phát học sinh của cán bộ quản lý trường và nguy cơ làm giả số liệu. Vì vậy, phân bổ

ngân sách cần phải chuyển sang tiêu chí dựa trên tình hình kinh tế - xã hội trong khu vực trường học (hỗ trợ nhiều hơn cho trường nghèo, cho các huyện có khó khăn…) và dựa trên đầu ra và kết quả của trường. Ví dụ, số lượng học sinh tốt nghiệp mỗi sẽ tương ứng với kết quả đánh giá chất lượng giáo dục của trường đó, đồng thời cũng xem xét cả tình hình kinh tế - xã hội của trường. Nói cách khác, một mô hình phân bổ ngân sách mới phải hướng tới kiểm tra chất lượng hệ thống trước và sau khi sử dụng ngân sách. Cải cách hướng tới thiết lập một hệ thống kiểm tra chất lượng trước và sau, nếu được thực hiện, có thể tạo ra sự cạnh tranh giữa các trường. Bộ GD-ĐT đã có biện pháp xếp loại các trường theo kết quả tuyển sinh vào đại học cuối lớp 12. Sáng kiến này cần được hỗ trợ, khuyến khích, một cách tích cực hơn nữa từ phía Nhà nước và cũng cần được sự hưởng ứng của cộng đồng xã hội.

- Xây dựng hệ thống giám sát và kiểm định chất lượng lượng một

cách độc lập và nghiêm minh

Đảng và Nhà nước ta cần có sự quan tâm đặc biệt để xây dựng một hệ thống giám sát và đánh giá hiệu quả chất lượng dịch vụ giáo dục. Hệ thống này có thể giúp phát hiện những hành vi sai phạm đồng thời đóng vai trò như một thống cảnh báo tham nhũng gián tiếp. Nhà nước ta cần thành lập những cơ quan độc lập chịu trách nhiệm kiểm toán và kiểm định chất lượng thường xuyên ở các hệ thống trường học nói chung và hệ thống các trường bậc phổ thông nói riêng, bằng cách đánh giá cảm nhận và trải nghiệm của người sử dụng dịch vụ của hệ thống giáo dục, cụ thể là của phụ huynh và học sinh. Kết quả đánh giá này có thể được công bố công khai và để người dân tiếp cận, từ đó trở thành một tiêu chí thu hút học sinh vào các trường cụ thể, bất kể đó là trường công hay trường tư. Những kết quả này còn có thể được sử dụng làm tiêu chí phân bổ ngân sách cho trường học cũng như là cơ sở để phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. Nhưng bên cạnh đó, hệ thống giám sát này cũng

cần phải tổ chức một cách chặt chẽ và chuyên nghiệp để tránh tình trạng đầu voi đuôi chuột, như vậy không những không làm giảm tình trạng tham nhũng mà còn làm cho vấn đề trở lên phức tạp hơn. Cụ thể vừa qua ngày 13/5/2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai hệ thống thông tin để phục vụ việc giám sát các dự án đầu tư công trong toàn hệ thống giáo dục và bước đầu có nhiều những chuyển biến tích cực trong việc xây dựng các dự án đầu tư công.

- Tăng cường bảo vệ và khích lệ người tố cáo

Thẩm quyền của Việt Nam tăng cường cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng trong giáo dục cũng như trong các lĩnh vực khác.

Trong khoản 2, Điều 65 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 đã quy định: “Người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được đơn tố cáo hành vi tham nhũng phải xem xét và xử lý theo thẩm quyền; giữ bí mật cho họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin khác theo yêu cầu của người tố cáo; áp dụng kịp thời các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo khi có biểu hiện đe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo hoặc khi người tố cáo yêu cầu;

thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo khi có yêu cầu” [67].

Trên đây là quy định trong luật Phòng, chống tham những năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, rất rõ sàng, rành mạch về việc khuyến khích cũng như bảo vệ tối đa người tố cáo. Với nghĩa vụ công dân, và với tư cách là những người phụ huynh mẫu mực, những người tố cáo đã tích cực phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết tố cáo. Tuy nhiên, trong nhiều vụ việc, các bậc phụ hunh còn tỏ ra e ngại, hợp tác không tích cực với các cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc liên quan đến tố cáo. Căn nguyên của tình trạng trên không chỉ do chủ quan của phụ huynh học sinh mà trước hết là do những thiếu sót, bất cập của chế định pháp lý hiện hành về bảo vệ người tố cáo.

Thực tế không phải lúc nào cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng nhận được tố cáo với đầy đủ thông tin về họ, tên, địa chỉ của những người tham gia tố cáo. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản là do người tố cáo sợ bị trả thù, trù dập, ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình và con cái của họ nên đã không dám ghi tên, địa chỉ thật của mình khi làm đơn tố cáo. Chính vì vậy mà trong quá trình xây dựng Luật Phòng, chống tham nhũng, có Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc quy định người tố cáo hành vi tham nhũng phải ghi rõ họ tên, địa chỉ có thể sẽ không khuyến khích người dân tham gia vào công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng. Bởi lẽ, thường chỉ người trong cơ quan mới hiểu rõ nội bộ, thủ trưởng có tham nhũng hay không; nếu phát hiện thủ trưởng tham nhũng thì dù nhân viên có bất bình đến đâu cũng không dám đứng đơn tố cáo vì sợ bị trù dập.

Để củng cố niềm tin của người dân (phụ huynh học sinh) vào các cơ quan có thẩm quyền Nhà nước, thì việc bảo vệ người tham gia tố cáo cần được đặc biệt quan tâm, phải khả thi trong thực tiễn. Trước hết, khẳng định dứt khoát phải bảo vệ cho người tố cáo dù họ có yêu cầu hay không để đề phòng sự chủ quan, sơ suất hoặc đổ lỗi cho nhau của cả người tố cáo và cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong giải quyết tố cáo. Ngoài ra, phải có chế tài đối với hành vi trả thù, trù dập người tố cáo, trong đó cần lưu ý hoàn thiện các quy định pháp luật về xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật, xử lý hình sự đối với những người có hành vi này. Các cơ quan có thẩm quyền cần nâng cao hơn nữa công tác này, cụ thể đó là nêu gương những người dũng cảm đứng lên vì công lý, bên cạnh đó cũng phải sử lý thật nghiêm minh những hành vi trả thù cũng như trù dập họ và con em của họ…

Như vậy quy định mới giúp bảo vệ tốt hơn những người dũng cảm dám đứng lên đấu tranh chống tham nhũng cần sớm được ban hành. Cũng cần sớm thiết lập những tổ chức tốt nhất là độc lập và những cơ chế đảm bảo thực thi

và giám sát hiệu quả quy định này. Nếu việc tăng cường bảo vệ người tố cáo cũng như tạo tâm lý tốt cho họ, chắc chắn những người dân trong xã hội chắc chắn sẽ đồng tình và tích cực tham gia phòng, chống và đẩy lùi hiện tượng tham nhũng này.

- Tiếp tục cải cách tiền lương và tiêu chuẩn công chức (đặc biệt là

giáo viên)

Cải cách tiền lương đối với giáo viên rất quan trọng, vì đó là điều kiện cần để có thể tạo cho giáo viên một chỗ dựa tài chính ổn đinh, từ đó yên tâm phát triển khả năng chuyên môn của mình. Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, ông Peter Lysholt Hansen cho rằng, giáo viên nhận hối lộ là vì lương của họ quá thấp, không đáp ứng được chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày. Theo ông, một trong những cách thức phòng chống tham nhũng hữu hiệu là cho họ hưởng mức lương ổn định, bảo đảm cuộc sống từ đó nhà giáo mới an tâm, dồn mọi nỗ lực cho việc giảng dạy học trò và nghiên cứu chuyên môn. Do vây, đòi hỏiChính phủ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, và Bộ Nội vụ tiếp tục triển khai cải cách tiền lương, phụ cấp và khen thưởng cho khu vực công, đặc biệt là giáo viên. Cũngtheo ông Peter L. Hansen “Về lương, nếu hỏi giáo viên tiền lương có đáp ứng sinh hoạt hay không, câu trả lời phần lớn chắc chắn là không. Việc tăng lương không phải là biện pháp đủ mạnh nhưng sẽ góp phần giảm tham nhũng”[36].

Mặc dù lương trung bình của những người làm việc trong ngành giáo dục không nằm trong nhóm có mức lương thấp nhất trong bộ máy công vụ, song mức lương này cũng không đủ để đảm bảo duy trì cuộc sống ổn định của gia đình giáo viên đặc biệt ở những khu vực đô thị phát triển nhanh.

Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực để cải thiện vấn đề tiền lương cho nhân viên nhà nước, trong những năm tiếp theo, chúng ta có quyền hy vọng có thể có những mức lương hợp lý theo đúng chuyên môn. Đó chính

là cơ sở tốt để toàn xã hội tham gia vào công cuộc phòng, chống tham nhũng trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham nhũng trong giáo dục cấp phổ thông ở việt nam hiện nay, thực trạng và những giải pháp (Trang 91 - 96)