Văn hóa và yếu tố con ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố văn hóa trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc (Trang 26 - 27)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VĂN HÓA TRUNG QUỐC

1.1 Cơ sở lý luận:

1.1.4 Văn hóa và yếu tố con ngƣời

Trong thế giới hiện đại, khái niệm văn hoá đƣợc đặt trong số những khái niệm nền tảng và con ngƣời là cơ sở của toàn bộ khái niệm này. Văn hóa là công cụ hết sức quan trọng để phân tích đời sống con ngƣời, đời sống quốc gia. Không có một ngƣời nào đứng ngoài văn hoá, không một quốc gia nào bƣớc đi mà không có văn hóa. Ở những tác giả khác nhau xuất hiện những định nghĩa khác nhau. Các định nghĩa này rất phức tạp và nhiều mặt. Nhƣng trong đó hàm chứa những nét chung. Theo đó, quan điểm của các nhà khoa học xã hội, nhân văn thống nhất một điểm rằng: bằng cách này hay cách khác, khái niệm văn hoá chỉ có thể thông qua hiểu biết về đặc trƣng con ngƣời và hoạt động của con ngƣời.

Văn hóa là sản phẩm sáng tạo của con người. Cách tiếp cận văn hóa của chú giải học đƣợc triển khai theo góc độ nhân học - văn hóa. Điểm cốt lõi trong khái niệm văn hóa này là hệ thống các ý nghĩa văn hóa do con ngƣời tạo ra từ thế hệ này sang thế hệ khác. “Văn hóa không phải là hoạt động khám phá những cấu trúc quá khứ cùng những ý nghĩa khách quan, mà là tiến trình sáng tạo, khai phá những khả năng do các sản phẩm của quá khứ mở ra, theo ngôn ngữ của Heidegger, là khai phá chiều kích hữu thể – nơi chứa đựng mọi nguồn gốc tƣ duy con ngƣời”[154]. Tƣ tƣởng của Tƣ Mã Vân Kiệt, một nhà tƣ tƣởng có kinh nhiệm trong nghiên cứu triết học hiện đại phƣơng Tây và tri thức của một số ngành khoa học nhƣ Nhân học, Xã hội học, Sử học, Tâm lý học thì: “văn hóa là nguồn gốc của bản chất con ngƣời, tham gia trực tiếp vào quá trình thể hiện bản chất con ngƣời, còn làm cho con ngƣời có đƣợc năng lực tƣ duy giá trị và phán đoán giá trị, có đƣợc năng lực khẳng định giá trị và ý nghĩa của thế giới đối tƣợng đối với sự tồn tại bản thân”[144].

cho rằng định nghĩa này cần thể hiện đƣợc những tín điều, những giá trị và những phƣơng tiện biểu cảm chung đối với nhóm ngƣời, chúng đƣợc dùng để sắp xếp kinh nghiệm và điều chỉnh hành vi của các thành viên trong nhóm đó. Neil Smelser cho rằng, văn hoá đƣợc hiểu nhƣ là một tổ hợp các giá trị, các chuẩn mực, các tiêu chuẩn của hành vi con ngƣời. Nó là nhân tố điều chỉnh các những mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, con ngƣời với xã hội và con ngƣời với tự nhiên.

Văn hóa nhóm người, văn hóa cộng đồng, quốc gia là kết quả của tiến trình hợp nhất các thế giới văn hóa cá nhân. Theo Gadamer, một trong những nhân vật nổi bật của triết học Đức thế kỷ 20 thì văn hóa là một trò chơi (game) và mang tính ẩn dụ (metaphor) [154]. Gadamer hiểu văn hóa không chỉ nhƣ là tiến trình sáng tạo vô tận những ý nghĩa mới, mà còn là tiến trình hợp nhất các thế giới văn hóa khác nhau. Ông đã đi đến nhìn nhận rằng, thế giới của mỗi cá nhân là khác nhau tạo ra những văn hóa khác nhau, thậm chí sự khác nhau này có thể dẫn tới những đối lập và xung đột gay gắt (định kiến khác nhau). Bản sắc của một cá nhân bao giờ cũng đƣợc khẳng định một phần, thậm chí, phần lớn, từ bản sắc của đất nƣớc.

Tóm lại, văn hóa và con ngƣời không thể tách rời nhau. Trong sự tồn tại và phát triển của mình, con ngƣời mang đến văn hóa, sáng tạo và không ngừng xây dựng nên các giá trị văn hóa mới. Một trong số những giá trị văn hóa đƣợc con ngƣời sáng tạo ra chính là bản thân con ngƣời. Con ngƣời sáng tạo ra văn hóa, đồng thời chính con ngƣời cũng là sản phẩm của văn hóa do chính mình tạo ra. Nhờ có con ngƣời mà các nền văn hóa đƣợc giao thoa, yếu tố xung đột trong văn hóa cũng đƣợc con ngƣời giải quyết. Ngƣợc lại, văn hóa tạo ra môi trƣờng cho con ngƣời tiến hành các hoạt động sáng tạo, giúp con ngƣời hòa hợp với xã hội luôn biến động và điều chỉnh các chính sách quốc gia, quan hệ giữa các quốc gia trong cộng đồng quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố văn hóa trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)