Phát triển các hoạt động văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố văn hóa trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc (Trang 108 - 109)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VĂN HÓA TRUNG QUỐC

3.4 Phát triển các hoạt động văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một mối quan hệ phức tạp và nhạy cảm. Mối quan hệ giữa một nƣớc nhỏ với một nƣớc lớn có chung đƣờng biên giới, cận kề địa lý, mối quan hệ giữa hai nƣớc “có sự chênh lệch rõ rệt về tầm vóc – vốn là kết quả của cả một quá trình lịch sử phát triển lâu dài liên quan tới các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự, chính trị, ngoại giao…dẫn đến quan niệm về bản sắc nƣớc lớn – nƣớc nhỏ và từ đó đƣa ra những đặc thù về hành vi nƣớc lớn – nƣớc nhỏ, theo đó nƣớc lớn thƣờng có tâm lý “đại quốc” và do vậy coi có hành vi coi thƣờng, chèn ép tiểu quốc”[50, tr.169-183]. Để phát triển mối quan hệ giữa một nƣớc lớn và một nƣớc nhỏ cần làm giảm sự khác biệt, chênh lệch này. Tuy nhiên, yếu tố cận kề địa lý và chênh lệch sức mạnh đƣợc đo bằng các tiêu chí cổ điển nhƣ diện tích, tài nguyên, dân số…là điều kiện khách quan tồn tại rất lâu và vĩnh viễn không thể thay đổi.

Khi không thể thay đổi những điều kiện khách quan này không có nghĩa Việt Nam có thể coi nhẹ các nguyên tắc trong quan hệ với Trung Quốc, bỏ qua việc phát triển mối quan hệ song phƣơng thời hội nhập với ngƣời láng giềng khổng lồ này. Cụ thể Việt Nam vẫn phải giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình trong vấn đề Biển Đông. Khi Trung Quốc không chấp nhận nguyên tắc của Việt Nam, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh, triển khai các chiến lƣợc, phƣơng châm đặc thù phù hợp với sự chênh lệch với nƣớc lớn.

Một nền ngoại giao hòa bình với nƣớc lớn. “Nếu chính sách “phù thịnh” (ở các mức độ khác nhau nhƣng đều có đặc điểm là hòa bình chung sống, tôn trọng vị thế, ƣu tiên lợi ích và đẩy mạnh quan hệ hợp tác với nƣớc láng giềng) là sự lựa chọn chính sách thì một nền ngoại giao hòa hiếu với nƣớc lớn đó sẽ đóng một vai trò quan trọng.

Hòa hiếu thậm chí phải đƣợc hiểu là sự nhún nhƣờng, chấp nhận một số thỏa hiệp miễn là không vi phạm đến mục tiêu, lợi ích dân tộc. Mức độ phải chịu “nín nhịn” có thể đƣợc giảm đi thông qua các giải pháp sau: “tăng cƣờng xây dựng lòn tin và thỏa thuận quy tắc ứng xử, đồng thời tăng cƣờng quan hệ các mặt để tạo thế đan xen lợi ích; mở rộng quan hệ với các nƣớc thứ ba để tạo thêm thế và lực cho nƣớc nhỏ trong quan hệ với nƣớc lớn; và tham gia các cơ chế đa phƣơng để tạo thêm ràng buộc hành vi và trách nhiệm của nƣớc lớn đối với nƣớc nhỏ” [50, tr.169- 183].

Bên cạnh đó, Việt Nam cần duy trì, phát triển các hoạt động giao lƣu văn hóa truyền thống với Trung Quốc nhƣ giao lƣu văn hóa kỷ niệm Quốc khánh Cộng hòa nhân dân Trung Hoa…Phát triển các buổi nói chuyện chuyên đề giữa Việt Nam, Trung Quốc, các chƣơng trình giao lƣu văn hóa ẩm thực hƣớng dẫn chế biến các món ăn Trung Hoa. Một số đơn vị báo chí, truyền thông Việt Nam đã từng phối hợp với Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tổ chức hoạt động triển lãm “Bắc Kinh hoan nghênh bạn”, các đêm ca nhạc, giao lƣu văn hóa Việt Trung… Kết hợp “nhu – cƣơng” tạo ra một chiến thuật thông minh là điều mà một quốc gia nhỏ nhƣ Việt Nam nên làm. Trong chiến lƣợc đó, hoạt động văn hóa với Trung Quốc là một chiến lƣợc mềm đắc lực không thể bỏ qua để có thể tăng cƣờng xây dựng lòng tin và thỏa thuận quy tắc ứng xử Biển Đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố văn hóa trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)