CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VĂN HÓA TRUNG QUỐC
3.3 Phát triển nội lực văn hóa dân tộc
3.3.4 Phát triển văn hóa biển Việt Nam
Biển gắn bó với cuộc sống của ngƣời Việt từ thƣở khai thiên lập địa, thời kỳ hồng hoang của lịch sử. Ở vào thời kỳ sơ khai, tính chất hƣớng biển là một trong những yếu tố căn bản nhất của các cộng đồng ngƣời Việt, giữa các nền văn hóa Sa Huỳnh, văn minh Champa, với các hoạt động giao thƣơng mật thiết với các cộng đồng ngƣời thuộc thế giới quần đảo Đông Nam Á. Trong suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc, văn minh Trung Hoa du nhập và làm thay đổi phƣơng thức sống của ngƣời Việt. Sau khi giành đƣợc độc lập từ ách đô hộ của ngƣời phƣơng Bắc năm 938, nền kinh tế Việt Nam cũng đƣợc vận hành theo nguyên tắc “trọng nông, ức thƣơng”[49, tr.276]. Do đó, trong suốt giai đoạn thế kỷ X tới cuối thế kỷ XIX, thƣơng mại biển bị ức chế ngặt nghèo nhất. Tâm lý sợ biển và quay lƣng với biển đã hằn sâu trong tâm thức, đi vào truyền thống tinh thần lẫn vật chất của ngƣời Việt. Bƣớc vào thế kỷ XX, khi lực lƣợng khai thác thuộc địa ngƣời Pháp vào Việt Nam, cũng từ đƣờng biển, Nguyễn Tất Thành và nhiều thanh niên khác ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc. Thời kỳ hiện đại, khi Trung Quốc có những tranh chấp sai trái trên vùng biển lịch sử vốn đƣợc biên vào lịch sử lâu đời của Việt Nam, ý thức về biển của ngƣời Việt đã đƣợc
đánh thức ít nhiều. Trong bối cảnh đó, từ nhà chính trị đến nhân dân, ai cũng ý thức về chủ quyền lãnh hải của dân tộc. Thế nhƣng, Việt Nam vẫn chƣa thật sự là một dân tộc hƣớng biển, với một văn hóa biển xứng tầm.
“Biển và văn hóa biển đã và đang có vai trò mũi nhọn trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, đặc biệt là an ninh quốc phòng; nhƣng chúng ta chƣa có chính sách đắc dụng và hiệu quả trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia biển. Những chính sách thực thi trong thời gian qua chủ yếu chỉ tập trung đầu tƣ nguồn vốn và kỹ thuật nhằm khai thác nguồn lợi cho mục tiêu phát triển kinh tế, chƣa chú ý xây dựng và bảo tồn nền văn hóa biển, liên quan đến tri thức, ứng xử và tâm thế ngƣời Việt với biển”, Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn phân tích[96]. Tƣ duy bám chặt đất liền vẫn là một hệ tƣ tƣởng ăn sâu, lối tƣ duy đã không còn phù hợp với thời kỳ hội nhập chinh phục đại dƣơng và giao thƣơng với các cƣờng quốc biển. Tâm lý ngại biển và quay lƣng lại với biển vẫn là một trở ngại cho giấc mộng hùng mạnh trên biển cả. Đứng trƣớc biển nhƣng ngƣời Việt không có tâm thế vƣơn ra biển, ngƣời Việt sống cạnh biển nhƣng lại thích nƣơng tựa vào rừng…và những mối quan hệ với biển nhƣng chỉ dừng lại ở biển cận duyên. Đã đến lúc cần thay đổi tƣ tƣởng này dựa trên những giá trị văn hóa biển để phát triển một nền văn hóa biển Việt Nam ƣu tú có bản lĩnh chinh phục đại dƣơng và bản lĩnh để trở thành một cƣờng quốc biển.
Một đặc trƣng chính của văn hóa biển là khả năng tư duy hội nhập, chinh phục thế giới cao. Việt Nam có thể phát triển khả năng này dựa vào cảng biển và cảng hàng không, không nhất thiết phải dốc sức xây dựng các cơ sở đóng thuyền lớn hay xây dựng hệ thống cảng biển tràn lan, thiếu hiệu quả. Chúng ta có thể khai thác thế mạnh du lịch biển, năng lực kinh tế biển vốn có từ quá khứ. Kinh tế biển đảo cần đƣợc tập trung xây dựng, tạo sự bứt phá, giúp biển đảo trở thành đầu mối quan trọng gắn kết với kinh tế nội địa, giao lƣu kinh tế quốc tế.
Tài nguyên biển đảo Việt Nam vô cùng phong phú và giàu có, nếu có đƣợc
chiến lược tiếp thị thương hiệu đúng đắn sẽ tạo ra một nguồn lực kinh tế vô cùng to lớn, “chỉ có nâng cao đƣợc các giá trị thƣơng hiệu đối với sản phẩm, dịch vụ từ biển, thì mới có thể hạch toán đƣợc đầy đủ, toàn diện giá trị tài nguyên biển để phát
triển bền vững đất nƣớc”, Tổng cục trƣởng Biển và hải đảo Việt Nam Nguyên Văn Cƣ khẳng định [153]. Trong khi giá trị cụ thể của lƣợng vật chất khai thác từ biển mà con ngƣời vẫn cân đo đong đếm nhƣ hiện nay rất nhỏ so với giá trị thực tế của biển, một thực tế là dù gần biển bạc bao đời nay, nhƣng Việt Nam vẫn là một nƣớc nghèo. “Ở những quốc gia khác, trung bình 1km2 biển, giá trị khai thác lên đến 100.000 USD, trong khi con số này ở Việt Nam chỉ là 20.000 USD”[137]. Nhƣ vậy, nếu biết khai thác, không chỉ kinh tế quốc gia phát triển mà chắc chắn, từ đây “thƣơng hiệu quốc gia biển” của Việt Nam sẽ đƣợc củng cố.
Việt Nam cần thành lập các cơ quan cố hữu có nhiệm vụ thống kê và giám sát di sản văn hóa biển của Việt Nam, xây dựng định hướng bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa biển, trùng tu các công trình xác lập chủ quyền biển đảo, xây dựng các chương trình quảng bá di sản văn hóa biển Việt Nam đến với cộng đồng trong nước và quốc tế. Niềm tự hào về biển và văn hóa biển cần đƣợc nuôi dƣỡng bằng những giá trị vật chất xây dựng từ quá khứ, hiện tại, có thế thế hệ tƣơng lai mới có thể nƣơng tựa vào sức mạnh của một nền văn hóa biển bền vững. “Việc trở thành cƣờng quốc biển không thể là một sản phẩm duy ý chí, mà đòi hỏi phải thỏa mãn 4 yếu tố quan trọng nhất: 1. vị trí địa lý; 2. đặc điểm văn hóa và ý thức hệ chi phối; 3. sức mạnh kinh tế và kỹ nghệ; 4. năng lực tổ chức và tham vọng của chính quyền” [05]. Các chính sách nhằm phát triển năng lực biển vẫn chƣa thực sự đắc dụng và hiệu quả nhƣ một số quốc gia ven biển khác. Một “quốc gia biển” chỉ thật sự hùng mạnh khi chủ quyền đối các vùng biển đảo đƣợc bảo vệ vững chắc, và chiến lƣợc “phát triển kinh tế biển” phải gắn liền với “bảo tồn văn hóa biển”.
Việt Nam cần xây dựng bảo tàng về văn hóa biển và lịch sử hàng hải Việt Nam. Rõ ràng, đối với một đất nƣớc rừng vàng biển bạc nhƣ Việt Nam, cần có một bảo tàng về ngành hàng hải ở miền Bắc, một bảo tàng về ngành đóng thuyền ở miền Nam và một bảo tàng về văn hóa biển ở miền Trung. Những bảo tàng này không chỉ là nơi lƣu dấu về lịch sử khai thác và chinh phục biển của ngƣời Việt, mà là môi trƣờng giáo dục niềm tự hào về truyền thống văn hóa biển, về thành tựu khai thác, chinh phục và giữ gìn chủ quyền biển đảo của các thế hệ ngƣời Việt. Các tài liệu,
hình ảnh và hiện vật tiêu biểu, điển hình sử dụng để tạo lập Di sản văn hóa Biển Việt Nam là những bằng chứng chứng minh Việt Nam đã du nhập mạnh mẽ và có những đóng góp quan trọng vào lịch sử hình thành và hoạt động của hệ thống giao thƣơng hàng hải quốc tế. Đồng thời, đó cũng là những thông điệp về chủ quyền của Việt Nam lâu đời và xuyên suốt đối với vùng lãnh hải và hai quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa là không thể tách rời của dân tộc. Việt Nam biết và hiểu rõ về biển đảo của mình, biết cách ứng xử rất linh hoạt để bảo tồn và phát triển biển đảo. Một dân tộc hƣớng biển bằng văn hóa biển đồ sộ là “lá chắn” cho những đợt sóng lớn.