CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VĂN HÓA TRUNG QUỐC
1.2 Khái quát văn hóa dân tộc Trung Hoa
1.2.3 Văn hóa biển Trung Quốc
So với thế giới, nhận thức về biển của Trung Quốc bắt đầu chậm hơn. Khi phƣơng Tây mải miết đi tìm kiếm lục địa, Trung Quốc phải mệt mỏi đối phó với sự hƣng thịnh, suy vong của các vƣơng triều. Và họ lý giải: “Trước sau, chủ quyền của Trung Quốc chưa đột phá phạm vi quyền lục địa. Bởi vậy, văn hóa chiến lược Trung Quốc trước sau vẫn là văn hóa bảo vệ quyền lục địa kiểu phòng ngự chứ
định tính khu vực, tính quyền lục địa và tính hướng nội của các quốc gia Trung Quốc” [32, tr.254]. Họ không quan tâm đến sự tồn tại của biển, biển là một phạm vi bên lề và hiếm khi lọt vào tầm mắt của các nhà cầm quyền, biển cũng không đƣợc đƣa vào tầm phát triển của dân tộc, đó là một sự tồn tại vụn vặt. Hoàng Sa và Trƣờng Sa cũng chƣa bao giờ xuất hiện trong các địa đồ hay thƣ tịch của Trung Quốc cho đến nửa đầu thế kỷ 20. Các bản đồ đời nhà Thanh ấn hành từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 đều khẳng định điểm cực nam của Trung Quốc chỉ dừng ở phủ Quỳnh Châu tại vĩ tuyến 18,13 độ vĩ bắc [126].
Một nền văn minh chính trị quan liêu, nông nghiệp trì trệ và một tinh thần triết trung đầy sự thỏa hiệp khiến Trung Quốc có cái nhìn hạn hẹp về biển cả, khác xa với sở thích “sinh hoạt với ruộng đất” và những mƣu toan rộng mở về Trung Hoa đại lục. Trung Hoa xem biển cả không phải là khu vực cần chinh phục, mà coi đó là một chiến lũy hải phòng. Phần vì lúc này Trung Quốc không đủ khả năng kiểm soát đƣợc biển, tình trạng cƣớp biển là mối lo tâm phúc của các triều đình phong kiến. Các hải đảo không đƣợc xem là có giá trị nhƣ đất liền. Nhiều chính sách ngăn cấm đƣợc đặt ra xem nhƣ định hƣớng của quốc gia với biển, khiến tâm thức quay lƣng với biển đi sâu vào tâm trí Trung Quốc thời cổ đại.
Thời cổ đại, hoạt động giao thƣơng buôn bán trên biển cũng đã xuất hiện. Trên Biển Đông, ngƣời Đông Nam Á, Trung Quốc, Ba Tƣ, Ấn Độ và ngƣời châu Âu đã qua lại trên vùng Biển Đông. Dân chài Trung Quốc cùng các quốc gia khu vực Đông Nam Á đã đánh bắt hải sản từ vùng biển này mà không có bất cứ điều luật nào ràng buộc. Những hoạt động hàng hải trên vùng Biển Đông với Việt Nam chủ yếu thực hiện qua ngƣời Giao Chỉ. Chỉ khi Việt Nam giành đƣợc độc lập vào đầu thế kỷ X, đời Tống, Trung Quốc mới tự lập trong lĩnh vực giao thƣơng biển.
Hơn 500 năm dƣới hai triều đại Minh – Thanh, ngƣời Trung Hoa không coi biển cả là một khu vực cần chinh phạt và bành trƣớng của mình. Từ thế kỷ XV, biển cả trở thành một thủy đạo trong mua bán, thƣơng mại của Trung Quốc. Sau này, để có lợi ích tại Biển Đông, Trung Quốc đã mạo nhận sự chiếm đóng của họ tại quần đảo Hoàng Sa từ thế kỷ XV, trong chuyến đi thứ tƣ của Trịnh Hòa năm 1413 [160].
Thế nhƣng, sử cứ chính thức của Trung Quốc lại ghi chép về chuyến hải hành này chỉ đi ngang qua Biển Đông về Ấn Độ Dƣơng chứ không hề ghé lại hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa.
Hải phận chƣa đƣợc triều đình chú ý, thuyền bè hoàn toàn phải lo liệu số phận trên thông lộ của mình. Rất nhiều lần Thanh triều gửi thƣ trách cứ triều đình Việt Nam đã để cho hải phỉ hoành hành, cƣớp biển nƣơng náu. Khi ấy nƣớc ta cũng đƣơng nhiên hiểu rằng Biển Đông là khu vực quản hạt nên khi tàu buôn bị bão hay gặp rắc rối thì lập tức ra tay can thiệp. Bản đồ của đế chế Trung Hoa Hoàng triều nhất thống Dƣ địa tổng đồ phát hành năm 1894, lãnh thổ Trung Quốc ở cực nam chỉ mở rộng đến đảo Hải Nam. Quyển Trung Quốc Địa lý học giáo khoa thƣ phát hành năm 1906 nêu ở trang 241 rằng “điểm cực nam của Trung Quốc là bờ biển Nhai Châu đảo Quỳnh Châu (tức Hải Nam -TQ), ở vĩ tuyến 18o13 Bắc”[94].
Sự hiện diện của họ tại các đại dƣơng và vùng biển xa xôi khác dƣờng nhƣ rất mờ nhạt. Có thể nói, lúc này, tầm nhìn biển cả Trung Quốc còn đơn giản và ôn hòa, mọi hoạt động biển cả là để bên trong giữ yên Trung Hoa, bên ngoài vỗ về, cùng hƣởng thái bình. Tƣ tƣởng ấy tiếp biến từ một nền văn hóa nông nghiệp còn lạc hậu và chậm chạp. Xu hƣớng chiếm lĩnh lãnh thổ và khai thác vùng ven biển vƣợt qua tầm nhận thức, khả năng kiểm soát, quản lý của các triều đại. Vì lý do đó, văn hóa biển cả của Trung Quốc trong giai đoạn cổ đại còn sơ khai, mọi hoạt động đều mang bản chất kiếm ăn duy trì sinh tồn đơn thuần, không phức tạp, cũng không chịu ảnh hƣởng bởi chủ nghĩa bành trƣớng nƣớc lớn của Trung Quốc.
Kể từ giữa thế kỷ XIX, Trung Hoa hoàn toàn phó mặc cho Tây phƣơng đóng vai bảo đảm an toàn hải vực phía nam. Khi quân đội các quốc gia tấn công vào các vùng ven biển Trung Quốc năm 1840, ngƣời Trung Quốc từ trạng thái hiền hòa với biển cả đã sực tỉnh ý thức về ranh giới biển cả của mình. Tiếp theo đó là cuộc chiến tranh Nha Phiến và thất bại trong chiến tranh biển Giáp Ngọ đã hoàn toàn làm sụp đổ tƣ tƣởng bị động trong biển cả của Trung Quốc.
Chính quyền Trung Quốc bắt đầu manh nha xâm phạm chủ quyền Việt Nam từ giai đoạn này. Năm 1909, chuyến đi của đô đốc Lý Chuẩn một vòng quanh các
đảo nằm phía đông đảo Hải Nam, để đến năm 1932, chuyến đi này đƣợc nâng lên thành chuyến đi có dấu mốc ấn định chủ quyền vô lý của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa. Thực tế, đây chỉ là một chuyến ngao du, cƣỡi ngựa xem hoa chứ không hề có câu chuyện thị sát, thu phục nhƣ những gì Trung Quốc đã tƣởng tƣợng. “Tờ Đại Công Báo ở Thiên Tân ngày 08.10.1933, tức đến 24 năm sau, đã vẽ thêm rằng đô đốc Lý Chuẩn cùng đoàn đội của ông ta đến Hoàng Sa và đã đo, vẽ cũng nhƣ đặt tên cho 16 đảo ở đây”[126]. Năm 1946, Lâm Tuân dẫn hạm đội đi thu phục các đảo, bao gồm cả “những đảo không biết là của ai”[157]. Chính quyền Trung Quốc nói là đi thu phục nhƣng thực chất đó là đi hái lƣợm tài sản đã có chủ. Đi cùng hạm đội có vụ trƣởng Bộ Địa chất Khoáng sản, Lâm Tuân vung bút vẽ một đƣờng đứt đoạn nhƣ chiếc túi, “nhăm nhe” một ý đồ.
Sau Thế chiến II, công pháp quốc tế về chủ quyền trên biển mới bắt đầu xuất hiện, với luật quốc tế về biển năm 1959 và sau đó là năm 1982, Trung Quốc tiến hành hàng loạt các hoạt động thôn tính lãnh hải của mình. Ý thức biển đƣợc hình thành trỗi dậy mạnh mẽ. Trung Quốc bắt đầu thực hiện tham vọng bành trƣớng của mình trên một “không gian” mới. Họ thể hiện cơn khát biển bằng những hoạt động chiếm biển không ngừng. Trung Quốc tiến hành những cuộc rƣợt đuổi trên biển qua các lần tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa với Pháp – đại diện cho An Nam thuộc địa năm 1909. Bất kể luật quốc tế, Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự chiếm từ tay Việt Nam quần đảo Hoàng Sa (nhóm Nguyệt – Thiềm) năm 1974, và một số đảo của Việt Nam tại Trƣờng Sa, cách Hoàng Sa về phía Nam vào các năm 1987, 1988. Nhƣ vậy, từ những năm 1990, văn hóa chiến lƣợc của Trung Quốc không còn “trƣớc sau vẫn là văn hóa bảo vệ quyền lục địa kiểu phòng ngự”, đó là một văn hóa mới, văn hóa tấn công trên lãnh hải để trở thành một cƣờng quốc hải quân.
Thế kỷ 21 trở thành thế kỷ đại dƣơng trong nhận thức của cả thế giới. Kinh tế Trung Quốc cũng đã hoà nhập toàn diện vào thế giới, họ nhận thức lớn lao lợi ích của biển cả. Các quốc gia phát triển nhanh chóng, cả thế giới tỏ ra hào hứng chƣa từng thấy với biển và các đại dƣơng. Sức ép tài nguyên thiên nhiên và dầu mỏ khiến các “ông lớn” lao đao, Trung Quốc với giấc mộng quán quân không thể dừng sự
quan tâm đến biển cả. Họ tiến hành xâm lấn sang các vùng biển Ấn Độ, Nhật Bản, Biển Đông, “tìm kiếm khả năng triển khai lực lƣợng hải quân trên tuyến hàng hải rộng lớn ở Thái Bình Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng bằng đƣa vào sử dụng các tàu sân bay và máy bay tiêm/ cƣờng kích thế hệ thứ năm”[130]. Hai tuyến hằng hải này sẽ giúp Trung Quốc giải quyết bài toán nguyên liệu tại châu Phi và Trung Đông, một trọng trách mà những ngƣời gốc Hán không bao giờ muốn nhƣờng lại cho ai. Ngƣời Trung Quốc đã chớp lấy cơ hội khi các quốc gia phƣơng Tây mải mê với Trung Đông và Trung Á, họ bắt tay vào việc xây dựng quân đội hải dƣơng hùng mạnh trên vùng biển Tây Thái Bình Dƣơng và Ấn Độ dƣơng.
Tại vùng biển thân thuộc hơn, Trung Quốc đối mặt với Mỹ và các nƣớc trong khu vực bằng một chiến lƣợc biển và con đƣờng ngoại giao biển khá “ngổ ngáo”. Việc kiểm soát khắt khe quần đảo Trƣờng Sa và Điếu Ngƣ, những cuộc va chạm và quấy rối của tàu và hải quân Trung Quốc đã tác động đến văn hóa biển của cả khu vực châu Á. Xu thế hòa bình, hợp tác trên biển bị tham vọng bành trƣớng của Trung Quốc chà đạp. Các quốc gia căng thẳng tìm kiếm một giải pháp đối phó trong ôn hòa. Văn hóa biển của Trung Quốc đã tạo ra những ứng xử bất lợi cho các quốc gia có lợi ích tại Biển Đông.
Nhƣ vậy, khác với ý thức mờ nhạt về biển trong thời phong kiến, Trung Quốc đã dồn tƣ tƣởng và sự quan tâm của mình tới các vùng biển để kết nối với những nơi mà họ cho rằng mình hoàn toàn có thể thôn tính. Trung Quốc không còn cần biết đâu là phần biển của mình, với họ, mọi vùng biển đều là của mình và Trung Quốc đều có thể thiết lập quyền lợi theo cấp số tiến có thể. Ngân sách quân sự của Trung Quốc năm 2011 là 91,5 tỷ USD, gấn nhiều lần so với năm 2000 là 14,6 tỷ USD, trong đó họ thừa nhận rằng 1/3 ngân sách quốc phòng là để chi cho hải quân, một con số mà phƣơng Tây cho rằng dƣới mức thực tế [130]. Thế giới rõ ràng đang chứng kiến một cƣờng quốc hải quân mới sau 200 năm dƣới sự thống trị của sức mạnh hải quân Anh – Mỹ. Văn hóa đại dƣơng cũng chuyển sang một hình thái mới, chủ động và mang đầy đủ bản chất của một nền văn hóa truyền thống, văn hóa sô vanh bành trƣớng và sùng bái quyền lực.
Tiểu kết
Nền văn hóa Trung Quốc đƣợc phân tích bao gồm hai vấn đề cơ bản là văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc chịu ảnh hƣởng sâu sắc từ sự can thiệp của triều đình, nhà nƣớc chính phủ. “Trung Hoa chưa bao giờ quan hệ với một nước nào trên cơ sở bình đẳng, vì lý do đơn giản là họ chưa bao giờ tiếp xúc với những xã hội có nền văn hóa hay có quy mô tương đồng với họ. Việc đế quốc Trung Hoa chiếm địa vị vượt trội so với các nước ở cùng mặt bằng địa lý được coi gần như luật trời vậy”, Kissinger từng nhận xét [115]. Tƣ tƣởng phong kiến và tập quán sản xuất nhỏ bắt rễ ăn sâu, những thói quen hủ bại nhƣ thói gia trƣởng, dùng quyền lực mƣu cầu riêng, dùng ngƣời thân quen, lạm dụng quyền lực…đã trở thành quen thuộc trong suốt hàng nghìn năm qua. Một nền dân chủ đặc trƣng bởi sự tôn trọng quyền uy chính trị, hệ thống tôn ti, sùng bái quyền lực và thần thành hóa vai trò của giai cấp thống trị, một khái niệm xa vời trong các nền dân chủ phƣơng Tây. Cũng từ đó, một thứ chủ nghĩa dân tộc “chuộng lãnh đạo và bành trƣớng” đã ngấm sâu vào thế hệ các đời sau của ngƣời Trung Quốc.
Chiến lƣợc quốc tế ngày nay của những ngƣời lãnh đạo Trung Quốc, mặc dù núp dƣới chiêu bài nào cũng phơi trần tính chất của những ngƣời dân tộc chủ nghĩa, những ngƣời theo chủ nghĩa sô vanh nƣớc lớn; với giá trị dân chủ và nhân quyền hạn hẹp, một đất nƣớc nghiện “sao chép” và chuộng tiệc tùng, hình thức… Văn hóa hiện đại Trung Quốc kế thừa và đi lên từ nền văn hóa chính trị truyền thống trƣớc đó.
Không cần biết ở địa vị số một, hay chỉ là quốc gia “hạng hai”, khi Trung Quốc suy yếu hay có nội loạn phân chia, các nƣớc trong khu vực cũng thƣờng rơi vào tình trạng động loạn. Thế nhƣng, tầm ảnh hƣởng của Trung Quốc lại bị đánh giá là tầm ảnh hƣởng còn nhiều khiếm khuyết. Đã đến lúc cần xem xét đến những khiếm khuyết, nét thô trong văn hóa dân tộc Trung Quốc. Đó là rào cản cho sự “đi sau” của Trung Quốc với quốc gia sinh sau đẻ muộn nhƣ Hoa Kỳ. Một câu chuyện
mà không phải ngày một ngày hai có thể thay đổi, một câu chuyện có thể phải mất bằng ấy thời gian tồn tại trong lịch sử mới có thể giải quyết đƣợc.
2. CHƢƠNG 2: YẾU TỐ VĂN HÓA TRONG CHÍNH SÁCH BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC