CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VĂN HÓA TRUNG QUỐC
3.3 Phát triển nội lực văn hóa dân tộc
3.3.2 Đổi mới văn hóa chính trị truyền thống
“Văn hóa chính trị không phải là một bộ phận của văn hóa, cũng không phải là một bộ phận của đời sống xã hội, nó là bản chất – linh hồn của xã hội – con ngƣời, bản chất – linh hồn của dân tộc; nó có mặt trong cả đời sống vật chất, đời sống tinh thần, trong kiến trúc thƣợng tầng và hạ tầng cơ sở; nó thẩm thấu trong mọi lĩnh vực của xã hội nhƣ là huyết mạch của cơ thể sống, là hệ thần kinh điều chỉnh suy nghĩ, hành động của hệ thống chính trị nói riêng và toàn xã hội nói chung”[54, tr.128]. Bƣớc sang thế kỷ 21, với tầm quan trọng của văn hóa chính trị nói trên thì rõ ràng văn hóa chính trị Việt Nam còn nhiều điều cần hoàn thiện. Vẫn còn tồn tại những vấn đề truyền thống chƣa thể giải quyết: ý chí không thống nhất của toàn dân tộc về con đƣờng phát triển đất nƣớc; tệ nạn quan liêu tham nhũng tích tụ những bất công mới và huỷ hoại mọi nỗ lực thống nhất; phân hóa và chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân và giữa nhân dân với chính quyền…
Khi trên thế giới bƣớc vào một xu thế chính trị công khai, minh bạch thì tại Việt Nam, văn hóa chính trị ngầm là một trong những đặc trƣng lỗi thời, khó bỏ. Tại Đức, các vấn đề hệ trọng của Đức luôn đƣợc công bố công khai trong chƣơng trình Politbarometer, phát trên kênh truyền hình quốc gia ZDF, có nguồn tƣ liệu từ Viện các vấn đề chính trị, một viện nghiên cứu độc lập, phi lợi nhuận [111]. Đó là một cách giúp cho việc chính trị trở thành đề tài thân thiện với ngƣời dân, đồng thời
tránh tình trạng lạm dụng quyền lực, cục bộ trong đƣờng lối chính trị, lãnh đạo của Đảng. Năm 2012, Nguyên Phó Thủ tƣớng Vũ Khoan từng phát biểu với tƣ cách là một ngƣời dân rằng, “Cơ chế do con ngƣời làm ra, tất cả đều trong tay chúng ta, vấn đề là có quyết tâm chính trị để làm không. Tôi thấy Quốc hội lần này có cái rất hay là xem xét việc bỏ phiếu tín nhiệm hằng năm đối với những ngƣời đƣợc Quốc hội bầu và phê chuẩn. Việc này rất đáng đƣợc hoan nghênh, nếu làm đƣợc thì buộc cán bộ ngay ở cấp cao phải tăng cƣờng trách nhiệm hơn nữa trong công việc chung, từ đó tạo ra sự chuyển động tích cực của toàn bộ hệ thống”[155] Ngƣợc lại, cơ chế trách nhiệm không rõ ràng, bộ máy chính trị còn yếu kém thì chắc chắn nội lực dân tộc không thể bền vững, phát triển không thể mạnh, sức ảnh hƣởng đến chủ quyền biển đảo cũng vì thế ảnh hƣởng.
Cơ hội thể hiện lòng yêu nước phải được ủng hộ. Lối văn hóa chính trị truyền thống tạo ra thói quen khép kín trong chính sách lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc. Các buổi hội thảo cấp quốc gia và quốc tế của Việt Nam thực hiện còn khó khăn, nên số lƣợng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các hoạt động thể hiện lòng yêu nƣớc của ngƣời dân phần lớn là tự phát nên rất có thể là kẽ hở cho các thế lực phản động lợi dụng. Đã đến lúc ngƣời dân cần một lời giải thích rõ ràng từ Chính phủ, họ cần đƣợc ủng hộ để cống hiến lòng yêu nƣớc của mình cho dân tộc. Vì sao các cuộc tuần hành phản đối hành động của Trung Quốc không đƣợc ủng hộ, thậm chí nghiêm cấm? Khi ý thức đúng đắn về lòng yêu nƣớc chƣa đƣợc giáo dục sâu rộng sẽ nảy sinh những tiêu cực từ hiểu biết sai lầm từ chính những ngƣời dân yêu nƣớc, tạo cơ hội lợi dụng từ các thế lực phản động...
Hồ Chí Minh đã từng nói: “dân chủ là làm sao cho dân mở miệng, đừng để dân sợ không dám mở miệng”[33], thế nhƣng chính trị Việt Nam đã tạo cho ngƣời dân một nỗi sợ hãi khi…mở miệng. Cuối thập kỷ 80, đầu những năm 90 thế kỷ trƣớc, trong không khí “nhìn thẳng vào sự thật”, “những việc cần làm ngay”, cố Tổng Bí Thƣ Nguyễn Văn Linh đã kêu gọi: “hãy tự cứu mình trƣớc khi trời cứu” bằng cách tự mình vƣợt qua và chống lại “sự im lặng đáng sợ”, Đảng và Nhà nƣớc đã thừa nhận lỗi để cho dân sợ hãi khi phải nói lên sự thật. Từ nỗi sợ hãi ấy, tiêu
cực lại nảy sinh tiêu cực, tiến trình dân chủ sẽ còn kéo xa bởi nói nhƣ Giáo sƣ Ngô Bảo Châu: “Bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con ngƣời tự do”; công cuộc chống tham nhũng sẽ lại không thành công, tiền của và sức lực của cả dân tộc sẽ lại đổ về những căn bệnh nội quốc, trong chƣa ấm thì ngoài không thể yên. Vì vậy, cách tốt nhất là Nhà nƣớc phải làm cho dân mở miệng tự do, dành thời gian để nghe sự thật, chứ không phải để nghe những lời hoa mỹ không đúng sự thật”_Chủ tịch Trƣơng Tấn Sang trong buổi tiếp xúc với cử tri Quận 1, TPHCM ngày 25.06.2012 [33, tr.42]. Khi không còn chuyện mở miệng “lề trái hay lề phải”, ngƣời dân sẽ hào hứng mở miệng nói với đại biểu và các lãnh đạo của mình lời nói “dã tật” để tiêu cực chính trị đƣợc giải quyết và quyền chính trị của nhân dân đƣợc “mở cửa” trong phạm vi dân chủ.
Sáng tạo trong văn hóa chính trị. Do đặc trƣng bởi lịch sử, văn hóa xã hội, chính trị của Việt Nam có những đặc điểm đồng nhất và khác biệt với nhiều quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Việc vận dụng những mô hình phát triển tiên tiến của các quốc gia tiến bộ không chỉ có trong lĩnh vực kinh tế mà cần đƣợc phát huy ngay trong các hoạt động chính trị. Điều này đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc khai thác và tận dụng hiệu quả trong cộng cuộc đổi mới đất nƣớc. Tuy nhiên, chúng ta đã tốn nhiều thời gian cho việc giải quyết những lạc hậu và bất ổn trong đời sống chính trị nên hoạt động sáng tạo và phát triển văn hóa chính trị vẫn chƣa thể đẩy mạnh. Trƣớc khó khăn mới, ngoài việc đẩy lùi và dƣỡng thƣơng bệnh cũ, cần phải dung nạp các giá trị văn hóa chính trị tốt đẹp từ quốc tế. Dân tộc nhỏ cần những bạn bè lớn, cần vũ khí ngoại giao mạnh.