Thực trạng cơ sở học thuật về Biển Đông tại Trung Quốc và Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố văn hóa trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc (Trang 86 - 89)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VĂN HÓA TRUNG QUỐC

3.1 Phát triển cơ sở học thuật, nghiên cứu về Biển Đông

3.1.1 Thực trạng cơ sở học thuật về Biển Đông tại Trung Quốc và Việt Nam

Trung Quốc là một quốc gia lớn và mạnh nhất trong vấn đề Biển Đông hiện nay. Họ cũng là quốc gia đuối lý nhất, từ lý lẽ lịch sử đến tính pháp lý trong luật quốc tế. Thế nhƣng, Trung Quốc lại là một quốc gia hùng mạnh nhất trong việc tuyên truyền những lý lẽ sai trái của mình.

Hệ thống nghiên cứu Biển Đông từ cấp trung ƣơng đến địa phƣơng đƣợc đầu tƣ bài bản và quy mô. Ở cấp trung ƣơng, viện nghiên cứu lớn nhất chuyên về Biển Đông, có tên “Viện nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc”. Tiếp đó, tại hệ thống các cơ sở nghiên cứu trung ƣớc khác, có “Sở nghiên cứu Nam Hải thuộc viện Khoa học xã hội Trung Quốc”, Bộ tƣ lệnh hải quân, Sở nghiên cứu tình báo khoa học kỹ thuật hải dƣơng. Ở cấp địa phƣơng, các tỉnh ven biển đều có các cơ quan nghiên cứu biển đảo. Những nơi này có chức năng hoạt động thu thập, biên soạn tài liệu, tổ chức hội thảo, phát hành, tuyên truyền chủ quyền biển đảo… Tiếp đó, tại các trƣờng đại học trong cả nƣớc, Trung Quốc luôn có các chuyên ngành nghiên cứu sâu về biển đảo, các chƣơng trình nghiên cứu sinh đƣợc cấp kinh phí, các hoạt động chuyên đề về biển đảo, các sách về Biển Đông đƣợc xuất bản và dịch sang tiếng nƣớc ngoài. Các ấn phẩm này sau đó đƣợc truyền bá rộng rãi khắp thế giới, bằng nhiều con đƣờng khác nhau. Hàng trăm luận án thạc sĩ và tiến sĩ trong và ngoài nƣớc đƣợc Chính phủ khuyến khích thực hiện. “Dự án “Biển Đông sâu thẳm” của Quỹ Khoa học tự nhiên quốc gia Trung Quốc đƣợc tài trợ 22 triệu USD, còn dự án xây dựng mạng lƣới quan sát dƣới đáy đại dƣơng đƣợc đầu tƣ tới 200 triệu USD”[151]. Và còn rất nhiều dự án nghiên cứu Biển Đông khác của Trung Quốc.

Những bài viết khoa học của học giả Trung Quốc về vấn đề lãnh hải đăng trên các tạp chí uy tín của thế giới và khu vực nhƣ: Marine Policy, Marine Custom Management, Marine and Coastal Law Journal (các tạp chí về hàng hải và luật biển), American Journal for International Law (tạp chí nghiên cứu luật pháp, của Mỹ), Southeast Asia Studies (tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, của Singapore)[159]. Trên các phƣơng tiện thông tin truyền thông, các tờ báo chính thống của Trung Quốc nhƣ tờ Hoàn Cầu, tên tiếng anh là Global Times của Nhân

dân Nhật báo, các ấn phẩm của Tân Hoa xã, báo giấy và báo mạng, các tờ báo quốc tế… từ rất lâu, Chính phủ Trung Quốc tung ra các chiến lƣợc truyền bá thông tin sai lệch về Biển Đông phục vụ cho mƣu đồ thôn tính vùng biển này của mình.

Nghiên cứu Biển Đông đƣợc công bố của Trung Quốc

Bảng 3.1. Số bài tạp chí 23.527 Nguồn: http://sgtt.vn/Goc-nhin/167101/Ba-tru-cot-trong-chinh-sach-thong-tin-ve- chu-quyen-Bien-Dong.html 108 3299 6696 6405 7019 0 2000 4000 6000 8000 Trước 1980 1980-1989 1990-1999 2000-2005 2005-2010

Bảng 3.2. Số luận văn tiến sĩ và hội thảo đƣợc thực hiện từ 1999 đến 2010 Nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/78513/bien-dong-va-

nhu-cau--hoc-thuat-hoa-.html

Năm Số Luận án Tiến Sĩ Số Hội thảo

1999 2 9 2000 4 19 2001 5 43 2002 12 27 2003 12 55 2004 21 64 2005 16 68 2006 43 69

2007 41 56

2008 43 46

2009 35 59

2010 4 1

Tổng 238 516

Tại Việt Nam, vấn đề tuyên truyền chủ quyền của chúng ta chƣa mạnh và mới chỉ đƣợc quan tâm trong vài năm gần đây. Số ngƣời nghiên cứu sâu về Biển Đông không nhiều. Theo Thạc sỹ Luật học Hoàng Việt, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông phản ánh tình hình: một số ít trong số đó (số các học giả nghiên cứu Biển Đông) đƣợc đào tạo tại một số nƣớc phát triển (trong lĩnh vực luật pháp quốc tế và quan hệ quốc tế), còn có nhiều nhà nghiên cứu mang tính chất “nghiệp dƣ”, “tay ngang”. Thậm chí có lúc những bài viết liên quan tới “vấn đề nhạy cảm” này ít khi đƣợc các tạp chí chuyên ngành trong nƣớc đăng tải”[107]. Không chỉ giới khoa học trong nƣớc mà nguồn chất xám từ các nhà khoa học Việt Nam, quốc tế trên khắp thế giới. Rất nhiều trí thức Việt Nam quan tâm đến chủ quyền quốc gia trên Biển Đông. Họ nghiên cứu và đóng góp các hoạt động cá nhân cho đất nƣớc, “ thể kể tên một số người như TS. Luật Tạ Văn Tài, từng giảng dạy tại Đại học Harvard, Mỹ; TS Thái Văn Cầu, chuyên gia tại cơ quan không gian NASA, Mỹ, TS Dương Danh Huy, làm việc tại Anh, TS Giáp Văn Dương, giảng dạy tại Trường Đại học quốc gia Singapore… Những người này rất tâm huyết với đất nước và đã có các công trình nghiên cứu về biển Đông ở các lĩnh vực khác nhau”[121]. Nếu đƣợc khuyến khích và tạo cơ hội để tham gia đóng góp thì thông tin về Biển Đông không chỉ tăng về lƣợng mà còn về chất, giúp ích cho chiến lƣợc biển dài lâu của dân tộc. Việt Nam có một số trang web trực tiếp cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về Biển Đông nhƣng tất cả những trang này nội dung không đƣợc chú trọng, còn mang tính tự phát, phiên bản tiếng Anh đƣợc cập nhật rất ít ỏi.

Về chất lƣợng bài, nhìn chung, các bài viết về Hoàng Sa, Trƣờng Sa có độ sâu nghiên cứu, lập luận chặt chẽ và quy mô không nhiều, các bài viết chƣa đảm

bảo tính khoa học bằng tiếng Anh, trên các tạp chí quốc tế sự xuất hiện không dày, những điều này hoàn toàn gây bất lợi cho cuộc đấu tranh chủ quyền của dân tộc.

Những bài viết khoa học liên quan tới vấn đề lãnh hải và Hoàng Sa – Trƣờng Sa chỉ đƣợc đăng tải bằng tiếng Việt trên các tạp chí chuyên ngành của Việt Nam, nhƣ Tạp chí Hán Nôm, Nghiên cứu Lịch sử, Lịch sử Quân sự, Nghiên cứu phát triển – tạp chí của Thừa Thiên – Huế), số lƣợng in hạn chế, phát hành trên diện rất hẹp, và gần nhƣ là “lƣu hành nội bộ”. Một nhà nghiên cứu độc lập, ông Phạm Hoàng Quân, cho biết: “ở Trung Quốc, việc tuyên truyền về Hoàng Sa – Trƣờng Sa và lãnh hải đƣợc phân chia thành ba cấp. Cấp thấp nhất là cấp phổ thông, cho quần chúng. Cấp hai và cấp ba là cho các độc giả có trình độ cao hơn và các nhà nghiên cứu chuyên sâu. Nhƣ ở Việt Nam thì chẳng cấp nào phát triển cả”[129].

Với tốc độ lây lan thông tin nhanh và với số lƣợng tuyên truyền ngày một tăng nhƣ hiện nay, chẳng mấy chốc khi đi tìm những thông tin liên quan đến vấn đề Biển Đông, thế giới sẽ bị choáng ngợp bởi các bài của các học giả Trung Quốc đăng tải đầy rẫy trên mọi phƣơng tiện. Khả năng chọn lọc, phân tích đúng sai của con ngƣời cũng sẽ bị ảnh hƣởng một khi hấp thu quá nhiều và ồ ạt các lƣợng thông tin giống nhau. Rồi một ngày đây, những thông tin Hoàng Sa, Trƣờng Sa là của Việt Nam sẽ đi về đâu nếu chúng ta vẫn để tiếng nói của mình ở mức độ và phạm vi nhƣ lâu nay? Rõ ràng, với Biển Đông, đã đến lúc Việt Nam cần học hỏi cách truyền bá thông tin mà Trung Quốc đã thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố văn hóa trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)