CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VĂN HÓA TRUNG QUỐC
1.2 Khái quát văn hóa dân tộc Trung Hoa
1.2.1 Văn hóa truyền thống
Văn hóa truyền thống ở đây không phải loại bỏ các giá trị văn hóa thời hiện đại, không chỉ là văn hóa của một xã hội phong kiến, cổ cận, mà đó là những giá trị
văn hóa lƣu tồn từ đời này qua đời khác, từ phong kiến đến hiện đại, sâu sắc và khó đổi thay.
Nếu nhƣ quan niệm xã hội của phƣơng Tây hình thành từ thế kỷ 16 -17, tính phổ biến, bình đẳng và quyền tự quyết là hệ giá trị phổ biến tại các nhà nƣớc phƣơng Tây thì tại Trung Quốc, quan niệm xã hội lại theo một kiểu khác.
1.2.1.1 Phân chia giai cấp rạch ròi
Nhiều thế kỷ, Trung Quốc hầu nhƣ không để ý đến trật tự thế giới bên ngoài. Các vƣơng triều phong kiến đã hình thành một quan niệm, vạn vật trong thế giới đều dƣới sự thống trị của trời, khắp gầm trời không đâu không phải đất của vua. Trung Quốc luôn có hai cách đối xử với ngƣời nƣớc khác, một là xem họ nhƣ “thánh nhân”, hai là xem họ nhƣ “dã thú”, chia xã hội thành cao quý và bần tiện.
Hệ quả của mấy nghìn năm hoàng quyền xâm phạm vào con ngƣời, đến tài sản, sự sinh tồn và điều tiết toàn bộ dòng chảy của xã hội đã khiến cho tâm lý vua quan – dân đen, chủ - tớ nảy sinh và chi phối toàn bộ lối sống của ngƣời Trung Quốc. Tâm lý chủ - tớ trên quan trƣờng và trong xã hội đã bóp nghẹt tính độc lập của con ngƣời, khuyến khích sự phụ thuộc vào bề trên. Kẻ dẫn đầu tỏ ra uy phong, lẫm liệt, quyền lực dồn trong tay, đạo đức dễ dàng suy thoái, quan lại chức càng cao lại càng trở nên bần tiện. “Quan thanh liêm” trở nên vô nghĩa và thậm chí còn bị chê trách nặng nề “quan tham tự biết có bệnh, không dám công nhiên làm trái, quan thanh liêm cho rằng mình không cần tiền thì điều gì không thể làm được” [47, tr.105]. Trong mô hình xã hội Trung Quốc cổ đại, mỗi ngƣời đều đóng thân phận của cả hai loại, vừa là chủ, vừa là tớ. Nhƣ Lỗ Tấn từng nói “họ là dê cừu, đồng thời cũng là ác thú, khi gặp ác thú dữ tợn hơn họ, họ lại là dê cừu, gặp được dê cừu yếu hơn họ lại là ác thú” [47, tr.87]. Đặc tính tâm lý này đã lan sâu rộng đến từng ngõ ngách, thấm vào dòng máu mỗi ngƣời Trung Hoa, sức ảnh hƣởng của nó dƣờng nhƣ khiến mọi cải tổ sau đó đều trở nên bất lực.
Phong trào Ngũ Tứ đề xƣớng khoa học và dân chủ. Đó là sự kiện mới mà trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc không có. Mặc dù vậy, ngƣời ta vẫn nhận xét rằng: “Phong trào Ngũ Tứ đã va chạm lớn đến nho giáo. Nhƣng còn lâu
mới đủ để loại bỏ triệt để trên mức độ rộng toàn dân bộ phận phản nhân tính trong nho giáo” [42, tr.128]. Địa vị chính trị tạo ra những đặc quyền, phá hoại khả năng tự điều chỉnh của thị trƣờng, từ đó phá hoại trật tự thị trƣờng, thao túng và làm xã hội mất cân đối. Vì vậy mà dù giàu có, hƣng thịnh hay khủng hoảng, xã hội Trung Quốc qua các thời đại vẫn luôn ở vào những tình trạng đa dạng của sự bất ổn.
1.2.1.2 Bình đẳng và nhân quyền là ảo tƣởng
Đạo đức trong nho giáo thiếu đi một quan niệm bình đẳng và nhân quyền. Chen Duxiu, một học giả quan hệ quốc tế Trung Quốc, khi so sánh sự khác biệt giữa các tƣ tƣởng chính thống của những nƣớc phƣơng Đông và phƣơng Tây đã nói rằng, tại các quốc gia phƣơng Đông thì “cá nhân không bao giờ có bất kỳ một quyền nào” [46, tr.81]. Phƣơng Đông mà ông đề cập chủ ý nói đến Trung Quốc. Trong thời ông sống, văn hóa Khổng giáo đại diện cho dòng chảy chính của văn hóa Trung Quốc. Trong văn hóa Khổng giáo không tồn tại các quyền cá nhân. Khổng Tử chia ngƣời thành hai loại quân tử và tiểu nhân, ngƣời lao động trí óc và ngƣời lao động chân tay. Bất luận gia đình hay xã hội, nhà nƣớc đều duy trì kết cấu bằng sự khống chế và can thiệp vào quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời. Khi giữa quan lại mâu thuẫn, dù trái hay phải, ngƣời dƣới đều phải khuất phục ngƣời trên, con và cha thì cha luôn đúng, lãnh đạo ra chỉ thị và dân chúng phải nghe theo, chân lý luôn thuộc về tay của kẻ đƣợc tôn. Quan hệ xã hội bị phân biệt rõ rệt khiến cho nhân quyền con ngƣời bị xâm phạm.
Chỗ yếu rõ rệt nhất của nền văn hóa cổ đại Trung Quốc là xã hội Trung Quốc bị tầng lớp quan liêu quý tộc thao túng, lợi dụng, nên không biết đến giá trị con ngƣời. Cá nhân con ngƣời đối với con ngƣời thấp hơn con số không, là vô cực âm, là cái bị chứa đựng mọi tội lỗi. Giữa con ngƣời và con vật không có một ranh giới nào. “Giá trị của con ngƣời là do địa vị xã hội quy định. Địa vị xã hội lại do bộ máy quan liêu đế chế của Trung Hoa xác lập, một bộ máy chặt chẽ nhất, đông đảo nhất, và tàn nhẫn nhất của lịch sử loài ngƣời. Rồi giá trị của bộ máy quan liêu đó lại là do vị hoàng đế quy định theo sở thích của ông ta” [53, tr.186]. Những lý tƣởng về dân
Dƣơng: “Dân vi quý, quân vi khinh” (Dân là quý, vua là thƣờng) là những lý tƣởng chƣa bao giờ trở thành hiện thực. “Ngƣời Trung Quốc xƣa nay có bao giờ biết dân chủ, tự do, pháp trị là gì” [03, tr.26]. Sau một triều vua lại đến một triều vua đều không có gì thay đổi. Hệ tƣ tƣởng chính trị của ngƣời Trung Quốc cũng có một số khái niệm lý tƣởng gần với phƣơng Tây song chỉ là những khái niệm sách vở. Sự thật là tuyệt đối không thể có những điều này, quyền tự do của nhân dân luôn bị khống chế trong phạm vi của những ngƣời thống trị.
Khuôn mẫu con ngƣời mà văn hóa Trung Quốc và chế độ chuyên chế phong kiến đã kết hợp tạo ra là phải ngăn cản dục vọng, tiêu diệt cá tính của con ngƣời, để cá nhân chìm đắm, đứng yên thậm chí thụt lùi trong quần thể chúng sinh, kìm hãm sáng kiến và chân lý, không cho phép cá nhân nào tự thiết kế suy nghĩ cho mình, lựa chọn, xác định mục tiêu của mình và làm chủ vận mệnh của mình. Và vì thế, mặc nhiên khi sinh ra và tồn tại trong xã hội này, họ đều có chung một niềm khao khát là thoát khỏi kiếp dân thƣờng.
1.2.1.3 Chủ nghĩa sùng bái quyền lực
Lẽ dĩ nhiên, bình đẳng chỉ mang tính tƣơng đối trong bất cứ xã hội, quốc gia nào. Bất bình đẳng chen chân và tạo điều kiện cho con ngƣời đánh giá mức độ dân chủ của quốc gia. Khi đặc tính phân biệt xã hội, tâm tính chủ - tớ trở nên hà khắc, quyền dân chủ con ngƣời bị xâm phạm, tƣ tƣởng tôn sùng, thần thánh hóa vai trò quan thần sẽ đi liền với chủ nghĩa sùng bái quyền lực. “Một ngƣời đắc đạo, gà chó lên đời”, câu tục ngữ này gần nhƣ phản ánh mặt tiêu cực trong văn hóa xã hội Trung Quốc, khi mà quyền lực tập trung trong tay vua quan, đồng nghĩa với việc không còn ai muốn làm dân đen.
Xã hội bê tha, quan lại lộng quyền… là đời sống quan triều chủ yếu trong xã hội Trung Quốc phong kiến, khi ấy ngƣời dân mong làm quan không phải để sống bằng lƣơng bổng, mà làm quan để sống bằng tham ô, hối lộ. Nếu nhƣ ở xã hội phƣơng Tây, “chủ nghĩa sùng bái vàng” vừa là một động lực phát triển, vừa đi kèm với mối lo sợ của sự xuống cấp, tha hóa các giá trị quốc gia thì ở Trung Quốc, trong xã hội phong kiến hay xã hội hiện đại, ngƣời ta làm mọi điều để đƣợc trở thành
quan. Trẻ nhỏ từ nhỏ đã đƣợc răn dạy đi học để làm quan, làm quan để phát tài, phát tài nhờ lộng quyền. Ngƣời đi học vì thế chỉ chăm chăm vào công danh bổng lộc, ngƣời học vì am hiểu và học để chịu làm dân thƣờng thì không nhiều. Thực chất, làm quan phát tài không phải là việc xấu, nhƣng vì phát tài mà làm quan để tham ô, hố lộ, hay vì ham quan mà đua nhau làm quan để lộng quyền, phó mặc sự khổ cho dân chúng thì đó là một xã hội “bách bệnh”.
Thích dùng quyền lực, đấu tranh bằng quân sự
Khi có quyền lực, ngƣời mạnh dễ thôn tính kẻ yếu. Vì thế, không thiếu logic khi đánh giá chủ nghĩa sùng bái quyền lực có gốc rễ từ đặc tính ham chiến, hiếu thắng, muốn giải quyết, đấu tranh mọi vấn đề bằng sức mạnh và các phƣơng pháp quân sự. Lời dạy ngàn đời mà dân tộc Trung Hoa đã khắc cốt ghi xƣơng đó là “thiên hạ tuy yên, nhƣng quên chiến tranh thì nguy!”. Trƣờng thành quốc phòng của Trung Hoa luôn đƣợc xây đắp và tăng cƣờng củng cố qua các thời kỳ. Các thế hệ lãnh đạo đời trƣớc nhắn nhủ thế hệ đời sau rằng, để đƣợc hòa bình, yên ổn, nhân dân đƣợc sống hạnh phúc thì cần phải ra sức tăng cƣờng xây dựng quốc phòng.
Thời hiện đại, khi ƣu thế dân tộc trỗi dậy, các quốc gia cùng đứng vào một cuộc chiến phát triển quyết liệt và cạnh tranh, tính chất này vẫn không thay đổi. Chủ tịch Giang Trạch Dân đã chỉ ra: “Phải không ngừng tăng cƣờng thực lực kinh tế, thực lực quốc phòng và lực ngƣng tụ của dân tộc. Đó là điều kiện căn bản cho Trung Quốc xã hội chủ nghĩa vĩnh viễn đứng trên chỗ đứng không thể thất bại” [11, tr.315]. “Ba lực” mà Chủ tịch Giang Trạch Dân nói, thực tế là ba yếu tố cơ bản về sức mạnh tổng hợp của đất nƣớc. Sức mạnh tổng hợp của đất nƣớc không phải chỉ là sức mạnh vật chất mà quan trọng hơn là sự thống nhất của sức mạnh tinh thần và sự nâng cao lực ngƣng tụ của dân tộc. Trung Quốc luôn cho rằng một quốc gia thông qua sự giáo dục quốc phòng, xây dựng một quan niệm quốc phòng chính xác và vững chắc, hình thành một phong thái xã hội đƣợc mọi ngƣời quan tâm đến quốc phòng, ủng hộ quốc phòng thì đó mới là điều kiện trọng yếu để đƣa sự nghiệp của quốc gia ấy tới thịnh vƣợng.
Ngày nay, đặc trƣng của sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng là là tính tự vệ, phòng ngự, xu hƣớng của thế kỷ XXI, họ cho rằng “quân đội là sợi dây hợp tác, hòa bình và thịnh vƣợng” [84]. Dù liên tục lên tiếng tại các bàn đàm phán, hội nghị quốc tế rằng Trung Quốc cùng thế giới đấu tranh bằng phƣơng pháp hòa bình cho mọi vấn đề, thế nhƣng thực tế cho thấy, Trung Quốc không ngần ngại sử dụng lực lƣợng quân sự trong việc giải quyết tranh chấp với các nƣớc láng giềng.
Để đối phó với sự đe dọa của Mỹ và nhiều quốc gia phƣơng Tây, Trung Quốc luôn nhất quán một tƣ tƣởng rằng phải có đại quân, khi quyền lực quốc gia đƣợc kiểm soát thì mới có thể trở thành quốc gia dân chủ. Cộng đồng quốc tế có đƣợc kiểm soát thì mới có thể hình thành thế giới dân chủ. Họ vẫn đi theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa, dù chƣa có gì là sự chắc chắn của một đế chế mới trong tƣơng lai, một “chế độ công cụ” nhƣ những chú “mèo trắng, mèo đen, mèo nào cũng đƣợc miễn là bắt đƣợc chuột” mà Mao Trạch Đông chủ trƣơng sử dụng.
1.2.1.4 Chủ nghĩa bành trƣớng, bá quyền Trung Quốc mà cốt lõi là chủ nghĩa bành trƣớng, bá quyền dân tộc Đại Hán
Chủ nghĩa dân tộc Đại Hán là chủ nghĩa dân tộc nƣớc lớn, dùng sức mạnh, số đông để uy hiếp nƣớc nhỏ. Đặc tính coi mình là trung tâm của vũ trụ, tính độc tôn dân tộc của Trung Quốc tồn tại từ cổ chí kim.
Tham vọng bá quyền đã trở thành một “long mạch” xuyên suốt lịch sử quốc gia này. Lịch sử Trung Quốc đƣợc ghi chép có nguồn gốc khởi đầu từ thế kỷ 16 TCN, là một trong các nền văn minh lâu đời và có tính liên tục nhất trên thế giới. Đặc điểm xuyên suốt lịch sử Trung Quốc là sự xâm chiếm trƣờng kỳ, chủ nghĩa bành trƣớng không mệt mỏi.Các triều đại bóc lột ở Trung Quốc coi dân tộc Đại Hán là dân tộc “thƣợng đẳng”, coi các dân tộc láng giềng là Man, Di, Nhung, Dịch: tự cho Trung Quốc là “thiên quốc”, các nƣớc láng giềng là “phiến quốc”. Câu trích dƣới đây trong Kinh Thi thể hiện nổi bật chủ nghĩa bành trƣớng, bá quyền của Trung Quốc: “Dưới gầm trời không nơi nào không phải là đất của vua; trên đất ấy không người nào không phải là thần dân của vua” [56, tr.09]. Vua nói ở đây là vua Trung Quốc, đƣợc xem là con của trời, đại diện cho “trời” cai quản muôn dân.
Năm 221 TCN Trung Quốc bắt đầu thống nhất trở thành vƣơng quốc, các triều đại kế tiếp đã phát triển thành một lãnh thổ rộng lớn nhƣ Trung Quốc ngày nay. Việc quy định bắt buộc sử dụng một hệ thống chữ viết chung dƣới đời nhà Tần thế kỷ thứ 3 TCN và phát triển một ý thức hệ tƣ tƣởng quốc gia dựa trên Khổng giáo ở thế kỷ thứ 2 TCN, đã đánh dấu sự xác lập nền văn minh Trung Quốc. Vào thời kỳ này, văn minh Trung Hoa có thể đƣợc xem là một nền văn minh ƣu tú và có nhiều nét nổi bật trong khu vực. Cũng chính vậy mà họ có lý do để truyền bá văn hóa rộng rãi và đi “đây đó” để xác lập sự hiện diện của mình trên lãnh thổ và các vùng lân cận.
Dƣới đời nhà Tần thời Chiến quốc, Trung Quốc đã hợp nhất 6 quốc gia khác trong đó có các dân tộc không nói tiếng Trung. Nền văn minh Trung Hoa lan tỏa ra khắp các hƣớng về phía Nam, với đỉnh cao là thời nhà Đƣờng khi lãnh thổ Trung Quốc tại phía Nam kéo dài đến miền Bắc Việt Nam hiện nay và phía Tây xuống tới vùng Trung Á. Với đặc tính dân tộc này, lãnh thổ Trung Quốc liên tục đƣợc mở rộng hoặc bị thu hẹp qua các triều đại tùy vào sức mạnh đƣơng thời. Nhìn chung, đó là một lịch sử đi thôn tính mà theo ngƣời Trung Quốc là sự chinh phục, khám phá các vùng đất mới để mở rộng bờ cõi trong sứ mệnh của một dân tộc trung tâm thế giới. Bằng mọi cách Trung Quốc đã tiêu diệt nền độc lập, quyền tự do, tiến hành “Hán hóa”, đàn áp ngƣời bản xứ, đe dọa và chiếm đất đai các nƣớc lân cận nhƣ Tân Cƣơng, Tây Tạng, Mãn Châu, phần lớn Mông Cổ….
Suốt thời kỳ phong kiến, Việt Nam luôn bị Trung Quốc nhòm ngó và kiểm soát lãnh thổ. Đó là các triều đại nhƣ Tần, Triệu, Hán, Ngô, Đƣờng,Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Trung Hoa dân quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các triều đại này đều đƣa quân sang Việt Nam để thôn tính hoặc kiểm soát chính quyền. Lịch sử Việt Nam 1000 năm Bắc thuộc đến thời kỳ chống Pháp và Mỹ ám ảnh bởi Chủ nghĩa bành trƣớng Trung Quốc. Không chỉ thế, họ còn viết lại lịch sử khu vực và lịch sử các dân tộc khác bằng cách biến những vùng đất đai, lãnh thổ không thuộc về Trung Quốc trở thành nguồn gốc của ngƣời Hán.
Đến thời hiện đại, Trung Quốc tiếp tục con đƣờng bành trƣớng của họ bằng việc sử dụng các loại sức mạnh sẵn có, trong đó có sức mạnh mềm đƣợc Trung Quốc sử dụng nhiều nhất. Khi Mao Trạch Đông thực hiện cuộc cách mạng văn hóa nhằm loại bỏ triệt để mọi tàn tích phong kiến, nhanh chóng tiến lên thế giới đại đồng và thực hiện giấc mơ lãnh đạo thế giới. Thế nhƣng trong chính quyết định phá bỏ mọi tàn tích phong kiến của Mao cũng thể hiện bản chất bá quyền phong kiến. Cốt lõi của Chủ nghĩa Mao là chủ nghĩa bành trƣớng, bá quyền. Trung Quốc đƣa ra thuyết “ba thế giới” và nhận Trung Quốc là thế giới thứ ba. Tiến hành chính sách sử dụng tài nguyên, khả năng kinh tế - kỹ thuật, quân sự và bằng cái gọi là “viện trợ”,