CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VĂN HÓA TRUNG QUỐC
2.2 Yếu tố văn hóa trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc
2.2.5 Văn hóa thời cơ trên Biển Đông
Quan niệm về thời cơ trong tƣ duy chiến lƣợc của Trung Quốc liên quan nhiều đến quan niệm về thời thế, nghĩa đơn giản là “đúng lúc”. Trong những năm đầu của cải cách mở cửa, phƣơng châm chủ đạo của Trung Quốc là “giấu mình chờ thời”, do Đặng Tiểu Bình đƣa ra. Sang đến thế kỷ của biển và đại dƣơng, “thời” của Trung Quốc đƣợc cho là đã đến.
Ngoại giao Biển Đông Trung Quốc là ngoại giao lợi dụng thời cơ, lấn dần từng bƣớc. Lịch sử đã minh chứng hoàn toàn sự sắp đặt khéo léo và khôn ngoan của Trung Quốc khi họ tận dụng điểm yếu của chính quyền miền Nam Việt Nam trƣớc giải phóng 1975 để chiếm lấy Hoàng Sa. Năm 1974, Trung Quốc đã dựng lên màn kịch “Cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa”[146] (theo nguyên văn cụm từ tiếng Trung) để mô tả chiến thắng của hải quân nhân dân Trung Quốc, họ không tiếc lời ca ngợi, những mỹ từ không thể đẹp hơn nữa cho hành động vi phạm chủ quyền trắng trợn và ngang nhiên của mình. Các đội tàu cá, tàu chiến đƣợc trang bị vũ khí chiến thuật, máy bay, tên lửa, tàu ngầm…với tƣơng quan lực lƣơng không cân xứng mà một thời cơ thuận lợi, ngày 11-01-1974, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa [85], đang đƣợc chính quyền Sài Gòn quản lý, là một phần
lãnh thổ của họ. Ngay sau tuyên bố này, hải quân Trung Quốc đã mở màn chiến dịch xâm chiếm Hoàng Sa bằng cách tung nhiều chiến hạm và tàu đánh cá vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa. Ngay sau khi Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm toàn bộ các đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam quản lý, ngày 19-1-1974 và 14-2-1974 chính quyền Sài Gòn đã ra tuyên cáo về việc Trung Quốc “xâm lăng trắng trợn bằng quân sự” và tái khẳng định về chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa [85]. Chiến tranh kết thúc, Việt Nam liên tục tuyên bố chủ quyền với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Năm 1979, Việt Nam lên án việc Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong công bố Bị vong lục về vấn đề biên giới Việt Trung của Bộ Ngoại Giao ngày 15.03.1979 [97]. Gặp hàng loạt các phản ứng gay gắt của Việt Nam, Trung Quốc thể hiện rõ sự khó chịu của mình và quan hệ Việt Trung bắt đầu bƣớc vào một thời kỳ quan hệ căng thẳng.
Ngoại giao Biển Đông tiến theo từng giai đoạn. Trung Quốc đã đi một chặng đƣờng dài để khắc phục thế bất lợi về địa lý của nƣớc này ở Biển Đông, bằng cách đầu tƣ vào công nghệ với tốc độ nhanh hơn so với Đông Nam Á, trong khi quá trình hiện đại hóa vũ khí và quân sự của các nƣớc khác mới chỉ bắt đầu. Sau khi tập trung tinh lực phát triển kinh tế, Trung Quốc đã nắm lấy cơ hội, sử dụng thời cơ khi mà các quốc gia trong khu vực đều có lợi ích chồng chéo với Trung Quốc xoay quanh vấn đề Biển Đông, quốc gia này đã lên tiếng thực hiện đàm phán song phƣơng với từng quốc gia, tránh né vấn đề quốc tế hóa, bất lợi cho mình. Vấn đề quốc tế hóa Biển Đông bắt đầu đƣợc hình thành trong các quốc gia có cùng tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông trƣớc sự tấn công, bành trƣớng ngày một gia tăng của quốc gia này.
Các nƣớc trên Biển Đông tăng cƣờng vũ trang khi nhận ra phải đối mặt với sự đe dọa của Trung Quốc. Đông Nam Á tìm đến Mỹ và các cƣờng quốc bên ngoài để đƣợc giúp đỡ. Lúc này lãnh đạo Trung Quốc đã nhận ra họ phải hành động ngay lập tức hoặc sẽ mãi mãi bỏ mất cơ hội thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông của mình. Họ tiến hành những biện pháp “cây gậy nhỏ”, vì cho rằng nó sẽ có hiệu quả ngay tức thời. Từ năm 2009, Trung Quốc sử dụng lực lƣợng tàu ngƣ chính để
“thi hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông”, thực chất là để phá hoại các tàu cá của các nƣớc, thì đến sự kiện Bình Minh 02, Trung Quốc đã sử dụng lực lƣợng tàu hải giám để cắt cáp, uy hiếp tàu Bình Minh 02 năm 2011. Với họ, bài học năm 1974 thì muốn thắng nhanh phải đánh nhanh. Nếu Bắc Kinh thực hiện ngoại giao kiên nhẫn, tham vọng bá quyền ở Biển Đông của họ sẽ bị tƣớc đoạt, Trung Quốc phải hành động ngay lập tức để ngăn chặn một cuộc đua “cạnh tranh chủ quyền” tại vùng biển chín đoạn.
Trong năm 2012, sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông của Trung Quốc thể hiện lối ngoại giao thời cơ liên hồi và mạnh mẽ của quốc gia này. Khác với tình hình năm 1974, lãnh đạo Trung Quốc ngày nay đã thực hiện chính sách ngoại giao cây gậy của mình vào một thời cơ có lợi hơn cho họ, ngoại giao cây gậy thời bình không công khai phô bày pháo hạm. Cuộc đối đầu ở bãi cạn Scarborough khi Philipines bắt giữ một ngƣ dân Trung Quốc đang đánh bắt cá bất hợp pháp trên vùng đặc quyền kinh tế của mình, Trung Quốc ngay lập tức đã “lấn tới” bằng can thiệp của tàu dân sự tới khu vực này và kéo dài sự cố suốt 2 tháng. Tiếp theo là việc ngăn chặn việc thảo luận vấn đề Biển Đông tại Hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN tháng 4 và hội nghị ngoại trƣởng ASEAN tháng 7, bằng việc sử dụng ảnh hƣởng ngoại giao của mình lên Campuchia. Và một sự gia tăng nổi bật khi Việt Nam thông qua Luật biển, công ty dầu khi ngoài khơi quốc gia Trung Quốc CNOOC đã ngay lập tức kêu gọi mở thầu 9 lô dầu khi trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Khi bị Việt Nam phản đối mạnh về việc tàu hải giám gây hấn trên vùng biển Việt Nam, Trung Quốc đã thay đổi “chiêu thức”, không sử dụng các tàu hải giám nữa mà cho các tàu cá cải trang có các tàu ngƣ chính đi kèm tấn công tàu Việt Nam. Những kiểu đáp trả chớp nhoáng nhƣ thế của Trung Quốc nằm trong một kế hoạch hành động của quốc gia này, chỉ chờ thời cơ đến để đƣợc tung ra.
Để lấy lại danh dự và tham vọng bị bỏ quên trong quá khứ, hơn nửa thế kỷ cho tới hôm nay, Trung Quốc đã không bao giờ cho phép mình lơ là mục tiêu đƣờng chữ U của mình trên Biển Đông. Bằng cách này hay cách khác, họ tự tạo thời cơ và chớp thêm cơ hội từ những đối thủ của mình để xây dựng một chiến
tuyến mang hình quả tạ, đè nặng lên các quốc gia Đông Nam Á. Thông qua những hành động nhỏ nhƣng nhất quán mục tiêu, chiến lƣợc ngoại giao thời cơ thiết lập hệ thống logic những ứng xử của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông. Khi các nƣớc ASEAN mong muốn có đƣợc một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông thì trái lại Trung Quốc lại muốn theo đuổi một chiến lƣợc đơn phƣơng, tự tung tự tác để bảo vệ lợi ích chủ quyền.
Tiểu kết
Nguyên nhân của một “đƣờng lƣỡi bò” vô lý không đơn thuần bắt nguồn từ lợi ích dân tộc, sâu xa hơn đó là hệ quả của một nguồn gốc nhân tính con ngƣời, những ảnh hƣởng từ một xã hội phong kiến với những tƣ tƣởng “hũ tƣơng” còn tồn tại.
“Đƣờng lƣỡi bò” vô lý không chỉ tập hợp những tƣ tƣởng lạc hậu còn sót lại của Trung Quốc mà nó còn tạo ra một hình thức văn hóa biển mới chƣa từng có tại Biển Đông. Khác xa với một văn hóa hàng hải êm đềm, hài hòa, Trung Quốc với cuộc chiến Biển Đông và hoài vọng tham lam của mình đã kéo vào một luồng văn hóa ứng xử mới của thế giới đƣơng đại. Văn hóa biển lên ngôi và tạo dựng những ảnh hƣởng chi phối đến mọi mặt của đời sống quan hệ quốc tế đại dƣơng.
3. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG DƢỚI GÓC ĐỘ VĂN HÓA - KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM
Mọi nỗ lực nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đến nay đều chƣa mang tới một kết quả khả quan. Vƣớng mắc lớn nhất là Trung Quốc luôn dùng mọi biện pháp để đƣa ra yêu sách về chủ quyền của họ đối với Biển Đông, dù yêu sách này hoàn toàn không có cơ sở pháp lý trong luật pháp quốc tế. Dù yêu sách này của Trung Quốc luôn bị quốc tế chỉ trích vì những cứ sử bịa đặt yếu kém nhƣng thế giới vẫn chƣa thể làm ngƣng nghỉ ý đồ thôn tính vùng chín đoạn trên Biển Đông của nƣớc này. Mặc dù theo GS. Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, “nguy cơ đối đầu vũ trang giữa các tàu quân sự là rất thấp. Nguy cơ đối đầu giữa các tàu bán quân sự là thấp. Mối nguy về một dạng tai nạn hoặc sự vô ý của các chỉ huy địa phƣơng luôn hiện hữu”, mặc dù các nƣớc đều biết rằng nguy cơ về một cuộc chiến tranh bùng nổ tại Biển Đông là không cao, thế nhƣng nguy cơ về những cuộc chiến “không đại bác” lại mạnh mẽ hơn bất cứ cuộc chiến nào, nó có sức công phá lớn và có thể gây tắc nghẽn mọi “mạch máu” của Biển Đông. Vì thế, các quốc gia liên quan phải có trách nhiệm tìm kiếm giải pháp toàn diện để có thể đƣa Biển Đông về thời kỳ của một vùng biển êm đềm.
Dƣới quan điểm dân tộc, Việt Nam không thể ngồi và trông chờ ngƣời Trung Quốc thay đổi quan điểm, tƣ tƣởng, ứng xử đối với Biển Đông. Chúng ta phải thay đổi chính mình, biến mình thành một dân tộc “tự cƣờng” ngay trên vùng biển nhà; biến lòng yêu nƣớc, ý chí bảo vệ chủ quyền dân tộc trở thành một sức mạnh kiên cố hơn bất cứ sức mạnh nào, cho dù đó là thứ chủ nghĩa dân tộc bành trƣớng nƣớc lớn lâu đời của Trung Quốc…
Dƣới đây xin đề xuất một số giải pháp về vấn đề Biển Đông từ góc nhìn văn hóa cho Việt Nam.