CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VĂN HÓA TRUNG QUỐC
1.1 Cơ sở lý luận:
1.1.5 Chủ nghĩa dân tộc với văn hóa
Chủ nghĩa dân tộc là một trong những động lực chính trị và xã hội quan trọng nhất trong lịch sử, nó là một hệ tƣ tƣởng, một “hình thức văn hóa” của quốc gia hay dân tộc. Ngƣời ta từng thấy chủ nghĩa dân tộc giữ vai trò ảnh hƣởng đặc
biệt trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai với sự nổi lên của chủ nghĩa phát xít, một hệ tƣ tƣởng dân tộc chủ nghĩa cấp tiến và độc đoán.
Hầu hết các khuynh hƣớng chính trị ở các quốc gia đều chịu ảnh hƣởng bởi chủ nghĩa dân tộc, tuy nhiên sự ảnh hƣởng ấy nhƣ thế nào và có màu sắc ra sao thì phụ thuộc vào yếu tố văn hóa có trong chủ nghĩa dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc thƣờng đƣợc xem là chân chính khi nó gắn lợi ích quốc gia hòa hợp với chủ nghĩa quốc tế. Và văn hóa giúp chủ nghĩa dân tộc trở nên chân chính hơn. Khi đi kèm với chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa nhà nƣớc và mâu thuẫn hoặc đối trọng với chủ nghĩa tự do để bảo vệ quyền lợi cá nhân hay nhóm lợi ích, chủ nghĩa dân tộc thƣờng mang ý nghĩa tiêu cực. Và văn hóa cũng tham gia vào quá trình này.
Có một khái niệm dễ bị hiểu lầm hoặc bị lợi dụng để ngụy tạo cho chủ nghĩa dân tộc, đó là chủ nghĩa yêu nước. Không có sự phân chia rạch ròi giữa hai khái niệm này, tuy nhiên trong khối màu tổng thể, chủ nghĩa yêu nƣớc là những mảng sáng. Còn bản chất của chủ nghĩa dân tộc vẫn là một khái niệm “mơ hồ”, sáng tối đan xen, nghĩa là lúc bao hàm, lúc lại đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa yêu nƣớc. Tuy nhiên, dù nhƣ thế nào, chúng đều nằm trong sự cố kết của những nhóm ngƣời có cùng văn hóa.
Suy cho cùng, mục đích cố hữu của tất cả các nhà dân tộc chủ nghĩa là tìm kiếm nhiều quyền lực hơn và nhiều đặc quyền hơn, không phải cho bản thân họ, mà là cho dân tộc hoặc đơn vị mà họ thuộc về hoặc đã chọn. Do đó, mục đích này chịu sự dẫn dắt của văn hóa. Chủ nghĩa dân tộc thể hiện quyền lực của nhà nƣớc trên cơ sở đại diện cho dân tộc, chủ nghĩa dân tộc cũng góp phần hình thành nên các phong trào giải phóng dân tộc hay ly khai hoặc các phong trào có ảnh hƣởng các chính sách dân tộc của nhà nƣớc. Nó cũng là khởi nguồn cho rất nhiều tƣ tƣởng bài ngoại, chiến tranh…Và không loại trừ, lòng yêu nƣớc có thể bị chủ nghĩa dân tộc chi phối mạnh mẽ.
George Owell, một nhà bình luận về văn hóa của Anh, khi nghiên cứu tầng giới trí thức ở Anh vì ở đó chủ nghĩa dân tộc đƣợc nghiên cứu thuần khiết và không
bị lẫn lộn với chủ nghĩa yêu nƣớc, ông cho rằng: “chủ nghĩa dân tộc là kẻ thù tồi tệ nhất của hòa bình” [152], chủ nghĩa dân tộc cảm thấy cách sống của họ, đất nƣớc họ, dân tộc họ vƣợt trội so với các dân tộc khác. Và điều đó dẫn nhóm ngƣời này tìm cách áp đặt cách suy nghĩ này vào mọi tình huống. Khi những điều kiện này không đƣợc đáp ứng thì chiến tranh thƣờng xảy ra. Trong khi đó, lòng yêu nƣớc lại đƣợc ông mô tả: đó là sự sẵn sàng cống hiến, sự ngƣỡng mộ đất nƣớc và lối sống cụ thể, sẵn sàng bảo vệ nó bằng bất kì giá nào. Điểm khác nhau cơ bản của George Orwell là lòng yêu nƣớc mang tính bị động trong khi chủ nghĩa dân tộc mang tính hung hăng nhiều hơn.
Chủ nghĩa dân tộc bị phân chia thành nhiều loại khác nhau. Việc phân loại các hình thức này không thể hoàn chỉnh đƣợc vì thế giới bị xâu xé bởi vô vàn quan điểm chồng chéo lên nhau một cách cực kỳ phức tạp, hơn nữa chủ nghĩa dân tộc là một chủ đề rộng và còn nhiều tranh cãi, mơ hồ. Trong cách phân loại của George Owell, ông chia chủ nghĩa dân tộc thành ba loại: Tích cực, Chuyển đổi và Tiêu cực, mặc dù có những dạng dân tộc chủ nghĩa có thể đƣợc liệt kê vào cả loại này và loại kia. Một số nhà nghiên cứu khác lại phân định chủ nghĩa dân tộc dƣới các dạng thức khác nhƣ: Thuần túy quốc gia; Chủ nghĩa dân tộc tự do (civic nationalism); Chủ nghĩa vị chủng; Chủ nghĩa dân tộc bành trƣớng (Trung Quốc); Chủ nghĩa dân tộc cánh tả (left-wing); Chủ nghĩa dân tộc cực đoan; Chủ nghĩa dân tộc Độc tài (Ultranationalism); Phê phán chủ nghĩa Dân tộc…
Dƣới các hình thức kinh khủng nhất nhƣ: chủ nghĩa bành trƣớng, bá quyền, chủ nghĩa đế quốc, thực dân, chủ nghĩa khủng bố… hòa bình thế giới bị đe dọa bởi vô số các thế lực đại diện cho chủ nghĩa dân tộc. Thảm kịch của chúng có thể nhìn thấy qua những cuộc chiến tranh hãi hùng trong lịch sử nhân loại nhƣ Thế chiến thứ 2, sự diệt chủng của ngƣời Do Thái, và những hình thức và những hệ lụy vô cùng đáng sợ… Quyền lợi của các dân tộc khác bị chà đạp, mọi hành vi đều đƣợc lý giải bằng những ngụy biện trắng trợn. Giá trị văn minh mà họ cho là thƣợng đẳng khiến các dân tộc khác phải xa lánh, lo sợ.
Nói về chủ nghĩa bá quyền và bành trướng, một hình thức đặc biệt của chủ nghĩa dân tộc, thƣờng chỉ xuất hiện tại các quốc gia lớn và mạnh. Chủ nghĩa bành trƣớng và bá quyền là một phạm trù lịch sử, là sản phẩm của xã hội có giai cấp. “Khi xã hội cộng sản nguyên thủy phân hóa chuyển sang chế độ xã hội chiếm hữu nô lệ, những bộ tộc mạnh đã chèn ép các bộ tộc yếu, tiến hành bành trƣớng và thiết lập bá quyền của mình. Chế độ phong kiến phát triển chủ nghĩa bành trƣớng và bá quyền hơn nữa. Chủ nghĩa tƣ bản và giai đoạn tột cùng của nó là chủ nghĩa đế quốc đã đƣa chủ nghĩa bành trƣớng và bá quyền đến mức cao chƣa từng có. Nhƣ Lê – nin đã nhận định, một số đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa đế quốc là các cƣờng quốc tƣ bản hoàn thành việc phân chia thế giới và lãnh thổ” [56, tr.07]. Nhƣ vậy, chủ nghĩa dân tộc với cốt lõi là chủ nghĩa bành trƣớng và bá quyền đại diện cho đặc trƣng dân tộc nƣớc lớn, là một “thói quen”, tƣ tƣởng của văn hóa chính trị quốc gia lớn. Tuy nhiên, tùy vào các đặc trƣng dân tộc khác mà chủ nghĩa này có những biểu hiện và tính chất ảnh hƣởng đến quan hệ quốc tế khác nhau.