CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VĂN HÓA TRUNG QUỐC
3.1 Phát triển cơ sở học thuật, nghiên cứu về Biển Đông
3.1.2 Một số giải pháp đề xuất
3.1.2.1 Xây dựng đồng bộ hệ thống học thuật từ cấp trung ƣơng đến địa phƣơng.
Cơ sở xây dựng học thuật cho vấn đề Biển Đông cần đƣợc hoạch địch cụ thể và rõ ràng trong chiến lƣợc của quốc gia. Theo đó, nội dung có thể đƣợc đầu tƣ nghiên cứu theo các hạng mục nhƣ:
Các chứng cứ lịch sử: hoạt động chủ quyền, hệ thống bản đồ qua các thời kỳ, di khảo lịch sử.
Các căn cứ luật pháp quốc tế: Luật Biển Việt Nam, Luật Biển Quốc tế, DOC, UNCLOS, …
Chiến lƣợc phát triển kinh tế biển: du lịch, dịch vụ, văn hóa…
Hệ thống chứng cứ vi phạm chủ quyền của Trung Quốc trên vùng lãnh hải Việt Nam tại Biển Đông của Trung Quốc.
Kiến thức giáo dục ý thức, lòng yêu nƣớc của mỗi ngƣời dân.
Biểu đồ 3.2: Hệ thống dữ liệu học thuật về Biển Đông
Dữ liệu Phát triển kinh tế biển Dữ liệu Chứng cứ vi phạm chủ quyền của Trung Q uốc Dữ liệu Giáo dục lòng yêu nước
Dữ liệu khác Dữ liệu cứ sử Việt
Nam tại Biển Đông
Dữ liệu Luật pháp Q uốc tế về biển đảo
Một số cơ sở học thuật nền tảng
Trong vấn đề Biển Đông, tuy không rộng lớn và hùng mạnh nhƣ Trung Quốc, nhƣng trái lại, Việt Nam có một sức mạnh vô cùng lớn đó là chân lý. Chân lý ấy đƣợc lịch sử chứng minh và phù hợp với mọi nguyên tắc, pháp lý của luật biển quốc tế. Để phục vụ cho việc khẳng định chủ quyền và thuyết phục “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông, các cơ sở học thuật về Biển Đông của Việt Nam cần trang bị đầy đủ và khoa học.
Một số tài liệu quan trọng trong việc xây dựng cơ sở học thuật như:
Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (United Nation Convention on Law of the Sea – UNCLOS) là thỏa thuận quốc tế đạt đƣợc từ loạt hội nghị năm 1973 đến 1982 và với phần bổ sung năm 1994. UNCLOS ra đời nhằm thỏa mãn nhu cầu đƣa quyền lãnh hải đi vào trật tƣ, thay thế những luật cũ không còn phù hợp (
nhƣ cách tính phạm vi ba hải lý bằng điểm rơi của một quả đại bác bắn từ bờ, theo sáng kiến của luật gia Hà Lan Cornelius Bynkershoek (1673 – 1743). Khi một số nƣớc vẫn còn sử dụng cách tính đại bác rơi (ba hải lý), thì từ 1946-1950, Argentina, Chile, Peru và Ecuador bắt đầu mở rộng quyền kiểm soát lãnh hải ra phạm vi 200 hải lý. Cho đến trƣớc năm 1967, có 25 quốc gia sử dụng cách tính đại bác rơi, 66 nƣớc dùng luật 12 hải lý, 8 nƣớc dùng luật 200 hải lý. Sự lộn xộn này dẫn đến việc thành lập một hội nghị đầu tiên về Luật biển có quy mô quốc tế năm 1956. Các hội nghị tiếp theo sau đó đƣợc tổ chức kéo dài cho đến năm 1982, với sự tham gia của 160 quốc gia. Nội dung của UNCLOS 1982 đƣa ra khái niệm đặc khu kinh tế biển – EEZ, theo đó, phạm vi 200 hải lý (370km) là thuộc chủ quyền của một quốc gia và họ đƣợc quyền khai thác tài nguyên biển trong vùng này. Khái niệm thềm lục địa cũng đƣợc đƣa ra, đó là phần trong lòng biển đƣợc xem là vùng đất kéo dài, thềm lục địa quốc gia có thể kéo dài hơn 200 hải lý, cho đến khi nào thẻo đất kết thúc. Việt Nam là một trong 130 quốc gia bỏ phiếu thông qua và cùng 118 quốc gia ký UNCLOS năm 1982, tại Vịnh Montego, Jamaica. Ngày 23.06, Quốc hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn và trở thành thành viên thứ 63 của UNCLOS. Nằm trên bờ biển dài trong khu vực Biển Đông, UNCLOS là một công cụ pháp lý quan trọng để Việt Nam bảo vệ chủ quyền hải đảo tại Biển Đông. Theo các quy định của UNCLOS, Việt Nam đƣợc mở rộng chủ quyền, các quyền thuộc chủ quyền và quyền tài phán của mình ra các vùng biển và thềm lục địa rộng khoảng 1 triệu km². Sau khi UNCLOS có hiệu lực, Việt Nam đã giải quyết đƣợc một loạt các vấn đề phân định biển với các quốc gia láng giềng. “Việt Nam đã phân định ranh giới biển với Thái Lan năm 1997; phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc bộ với Trung Quốc năm 2000; phân định ranh giới thềm lục địa với Indonesia năm 2003. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã thỏa thuận tiến hành hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn với Malaysia năm 1992; vùng nƣớc lịch sử với Campuchia năm 1982” [109]. Đầu tháng 5.2009, Việt Nam nộp báo cáo Quốc gia trình Ủy ban Ranh giới ngoài thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc mở rộng ở phía Nam chung với Malaysia và báo cáo riêng của Việt nam về khu vực thềm lục địa ở
khu vực phía Bắc. Quan điểm pháp lý của Việt Nam về vấn đề khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa đã đƣợc hợp pháp hóa theo những quy định của UNCLOS.
Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông, viết tắt là DOC, đƣợc Trung Quốc và các nƣớc ASEAN ký ngày 4.11.2002 tại Phnom Penh, Campuchia trong Hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN lần thứ 8. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà Trung Quốc và ASEAN đạt đƣợc liên quan đến vấn đề Biển Đông. Việc ký kết DOC là thành quả nỗ lực của các nƣớc trong khu vực, đặc biệt là bốn nƣớc có liên quan trực tiếp đến những tranh chấp xảy ra tại vùng biển này (Việt Nam, Philipines, Malaysia, Brunei). Theo đó, các bên đã ký khẳng định cam kết của mình đối với các mục tiêu, nguyên tắc của Hiến chƣơng Liên Hiệp Quốc, Công ƣớc Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 UNCLOS, Hiệp ƣớc hữu nghị và hợp tác khu vực Đông Nam Á TAC, Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình của Trung Quốc và những nguyên tắc đƣợc thừa nhận phổ biến khác của luật pháp quốc tế, đƣợc coi là quy tắc căn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nƣớc với nhà nƣớc. Các bên cũng cam kết tìm kiếm cách thức xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm lẫn nhau, hài hòa với những nguyên tắc nêu trên, trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau…
Hệ thống chứng cứ lịch sử về chủ quyền trên Biển Đông của Việt Nam qua các thời kỳ:
1. Thời kỳ nhà nƣớc phong kiến, Việt Nam đã có danh nghĩa pháp lý đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa dựa trên quyền phát hiện và chiếm cứ hiệu quả đối với lãnh thổ vô chủ.
2. Sau khi thiết lập chế độ bảo hộ tại Việt Nam, Pháp đã đại diện cho Việt Nam trong việc thực thi và bảo vệ chủ quyền trên các quần đảo.
3. Khi Pháp rời khỏi Đông Dƣơng.
4. Nhà nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời ngày 2 tháng 7 năm 1976 là bên kế thừa hợp pháp của hai nhà nƣớc trƣớc đó, tiếp tục sở hữu danh nghĩa pháp lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa cho đến nay.
Luật Biển Việt Nam, văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng công ƣớc Luật Biển năm 1982. Luật Biển VN gồm 7 chƣơng và 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2013. Phạm vi điều chỉnh của luật gồm các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa và các quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của VN; hoạt động trong các vùng biển VN; phát triển kinh tế biển, quản lý và bảo vệ biển, đảo... Luật Biển cũng thể hiện rõ ràng cơ sở pháp lý xác định các vùng biển VN phù hợp với UNCLOS 1982, phù hợp với nguyên tắc “đất thống trị biển”, theo đó tất cả các vùng biển đều đƣợc xác định từ đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Đƣờng cơ sở này phải đƣợc Chính phủ xác định và công bố sau khi đƣợc Ủy ban Thƣờng vụ QH phê chuẩn.
3.1.2.2 Xây dựng kế hoạch truyền thông, tuyên truyền
Từ cơ sở học thuật trên, cần có kế hoạch phân bổ lƣợng thông tin và loại thông tin theo đúng đối tƣợng, để việc truyền bá thông tin đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất.
Biểu đồ 3.3: Hệ thống thông tin tuyên truyền
Theo đó, hệ thống thông tin cần đảm bảo nhu cầu trong nƣớc và quốc tế. Cụ thể: Thông tin tuyên truyền Thông tin phổ quát Thông tin chuyên sâu Thông tin phổ quát quốc tế Thông tin chuyên sâu quốc tế
Thông tin phổ quát: ban hành rộng rãi tới từng địa phƣơng, trƣờng học, cơ sở…, đến mọi tầng lớp nhân dân trong cả nƣớc. Thông tin chuyên sâu: cho các cấp bộ, ngành đứng đầu cả nƣớc; giới nghiên cứu, học thuật.
Thông tin phổ quát quốc tế (tiếng Anh và các ngoại ngữ khác): đƣợc xây dựng và phát hành rộng bằng nhiều cách, đến các quốc gia thông qua các hoạt động giao lƣu văn hóa, cộng đồng Việt kiều, ngƣời di cƣ, xuất khẩu lao động, xuất khẩu du học, các hoạt động thƣơng mại, du lịch và hợp tác phát triển…
Thông tin chuyên ngành quốc tế (tiếng Anh và các ngoại ngữ khác): ban hành đến giới chuyên môn, Chính phủ, các nhà nghiên cứu…thông qua các hoạt động ngoại giao chính trị, giao lƣu văn hóa cấp cao, trao đổi nghiên cứu sinh, các khóa hợp tác nghiên cứu…