CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VĂN HÓA TRUNG QUỐC
2.2 Yếu tố văn hóa trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc
2.2.3 Hải quân là một phƣơng tiện của văn hóa Biển Đông Trung Quốc
Trong tƣ tƣởng ngàn đời của ngƣời dân Trung Quốc, một đất nƣớc mạnh nhƣ họ cần có một đội quân mạnh, “một đội quân có thể chinh phục bất kỳ ai trên bất kỳ
chủ lực, Trung Quốc đặt đó là chức trách, sứ mệnh “dƣỡng binh thiên nhật, dụng binh nhất thời”, “quân đội lúc nào cũng phải sẵn sàng, tuy nhiên, quân đội vẫn phải căn cứ theo yêu cầu của Trung ƣơng”_Thiếu tƣớng La Viện, Ủy viên Chính hiệp, nhà nghiên cứu Viện Khoa học quân sự trong kỳ họp quốc hội Trung Quốc [134]. Sự thay đổi tầm chiến lƣợc của Trung Quốc cũng khiến việc sử dụng thứ quyền lực này thay đổi.
Trƣớc năm 1990, Hải quân Trung Quốc đóng vai trò thứ yếu so với lục quân. Kể từ thập niên 1990 đến nay, hải quân đƣợc chú trọng, đƣợc hiện đại hóa nhanh chóng, trở thành một lực lƣợng hùng mạnh đáp ứng những mục tiêu chính trị biển và đại dƣơng mà Trung Quốc hƣớng tới.
Hải quân trở thành một nét văn hóa quân đội của chính trị Trung Quốc hiện đại. Họ đã làm hết sức mình để phát đƣa tàu của mình vƣơn ra các vùng biển quốc tế để dƣơng oai diễu võ. Mỗi năm quân đội nƣớc này chi hàng tỉ USD cho việc phát triển năng lực hải quân, mua vũ khí và tàu chiến. Khi phát triển hùng mạnh họ dùng sức mạnh này nhƣ một công cụ để thực hiện mục tiêu chính trị bành trƣớng bao đời của mình. "Phương hướng phát triển chung hiện nay nên là thúc đẩy công nghệ quốc phòng bởi có như vậy thì quân đội ta mới có thể nâng cao khả năng tác chiến”[133], ông Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh. Sau khi chiến lƣợc mới của Chủ tịch Đào đƣợc đƣa ra, hàng loạt các hoạt động đã diễn ra để khích lệ các binh sĩ cũng nhƣ sĩ quan đề cao tinh thần cảnh giác và nhận thức rõ về nhiệm vụ của mình trong bối cảnh cạnh tranh quân sự không ngừng biến hóa. Với ý đồ thôn tính Biển Đông, một vùng biển lý tƣởng, là địa bàn để hạm đội biển Trung Quốc tiến hành các mƣu đồ của mình, có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển trở thành một cƣờng quốc hải dƣơng. Vì lý do này, hải quân Trung Quốc là lực lƣợng xung yếu gây ra những căng thẳng chính trị với các quốc gia trong khu vực Biển Đông cũng nhƣ làm phức tạp tình hình quốc tế.
Khởi nguồn của những căng thẳng giữa Trung Quốc và các nƣớc Đông Nam Á là từ khi nƣớc này nhận toàn bộ vùng biển giữa bờ nam nƣớc này và bờ bắc đảo Borneo [112]. Các tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ của các nƣớc nhận chủ
quyền đều bị bắt giữ, tuy nhiên chỉ có Trung Quốc là sử dụng vũ lực để xác nhận tuyên bố của mình trên Biển Đông.
Những năm đầu thế kỷ 21, Trung Quốc tăng cƣờng các hoạt động kiểm soát quân sự trên Biển Đông. Cụ thể: “Năm 2000, Trung Quốc đã phóng 3 vệ tinh lên quỹ đạo để thiết lập cho riêng họ hệ thống vệ tinh định vị khu vực Beidou, còn gọi là “Big Dipper”, có thể phủ sóng khắp Biển Đông. Năm 2007, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, là khu vực nằm trong vùng tranh chấp chủ quyền với Việt Nam. Cùng với việc xây dựng căn cứ tầu ngầm bí mật trên đảo Hải Nam, hải quân và không quân Trung Quốc đã tiến hành xây dựng các căn cứ trên quần đảo Hoàng Sa, trong đó có sân bay quân sự lớn nhất trên biển và trạm thu thập tin tức tình báo siêu cấp. Các loại ăng-ten đƣợc bố trí dày đặc trên một đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa, đảo này thông qua một hành lang nhân tạo xây dựng trên biển đã nối liền với đảo Vĩnh Hƣng. Ăng-ten đƣợc trang bị trên đảo có thể theo dõi đƣợc toàn bộ hoạt động trên Biển Đông, tới tận Malaysia” [100]. Song song với khu đồn trú của căn cứ hải quân và không quân chủ lực, các phƣơng tiện nhỏ hơn nhiều ở quần đảo Trƣờng Sa và Hoàng Sa đƣợc hải quân lắp đặt giúp cho hoạt động viễn chinh trên vùng biển này trở nên nóng dần lên rất nhiều.
Ngày 02.11.2010, lực lƣợng hải quân PLA của Trung Quốc tiếp tục chứng tỏ chủ nghĩa bành trƣớng của mình bằng sự quyết liệt trong quân sự với cuộc tập trận hải quân quy mô lớn lần thứ 4 tại Biển Đông [95]. Trƣớc đó, hải quân PLA đã tiến hành 3 cuộc tập trận lớn xen giữa hội nghị ARF. Các cuộc tập trận của PLA đã minh chứng cho sự phát triển nhanh chóng năng lực hải quân nhằm duy trì những hoạt động hải quân rộng và mạnh ngoài khơi Biển Đông.
Năm 2011, Trung Quốc nhổ bỏ các cột dựng bãi đá ngầm Amy Douglas mà Philipiness tuyên bố chủ quyền [112], quấy rối tàu Philipiness và tiến hành cắt cáp hai tàu thăm dò dầu khí trong phạm vi chủ quyền của Việt Nam. Sau đó, quốc gia này đã cảnh cáo việc Việt Nam cho phép công ty dầu lửa của Ấn Độ thăm dò các lô ở Biển Đông. Các nƣớc Đông Nam Á liên tục hứng những làn “đại bác căng thẳng” mà Trung Quốc bắn tỉa vào thế sự, khiến họ luôn ở vào tình trạng lo lắng về một an
ninh khu vực và chủ quyền, các nƣớc bắt đầu chú ý đến năng lực của Trung Quốc và những điểm mạnh yếu của họ khi bƣớc vào một thách thức mới.
Nhằm khỏa lấp những leo thang tâm lý của các quốc gia về Biển Đông, đồng thời để tránh việc can thiệp của lực lƣợng hải quân khi tiến hành các hoạt động giám sát trên biển, sẽ gây ra xung đột trên biển, khiến cho mục tiêu diễn biến hòa bình trên biển không đƣợc đảm bảo, Trung Quốc đã lên kế hoạch thành lập “lực lượng cảnh sát biển” [82]. Lực lƣợng này sẽ tăng cƣờng giám sát, đảm bảo vai trò chủ lực thuộc về quân đội, lực lƣợng cảnh sát biển này sẽ nằm dƣới sự quản lý của chính quyền địa phƣơng, nhƣng thuộc sự chỉ huy trực tiếp của quân đội.
Trƣớc và sau, thời bình hay thời chiến, quân đội luôn đứng sau bất cứ hoạt động chính trị, ngoại giao nào của Trung Quốc, cần là dùng và luôn sẵn sàng để chiếm bất cứ phần nào của thế giới. Trong vấn đề Biển Đông, hải quân là lực lƣợng xung yếu. Do đây là đơn vị tập trung sức mạnh, đƣợc trao dồi kỹ năng “bành trƣớng” hiệu quả nhất để hiện thực hóa ý đồ thôn tính bằng những hoạt động thiết thực nhất.