Quan niệm về chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố văn hóa trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc (Trang 69 - 72)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VĂN HÓA TRUNG QUỐC

2.2 Yếu tố văn hóa trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc

2.2.2 Quan niệm về chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc

Thời cổ đại, quan niệm chủ quyền trên vùng Biển Đông của Trung Quốc gần nhƣ không đƣợc hình thành. Vì ngƣời Trung Quốc xem biển lúc này là một điều cấm kỵ, họ không thể kiểm soát và không nên đụng đến. Vùng Biển Đông là vùng biển gần nhất với lục địa Trung Hoa. Vì vậy, những nỗi lo lắng từ vùng biển này của triều đình Trung Quốc nhiều hơn bất cứ vùng biển xa nào. Nhiều chính sách ngăn chặn nghiệt ngã đã đƣợc đƣa ra để hạn chế việc giao lƣu kinh tế, thƣơng mại, văn hóa. Quan niệm về chủ quyền trên Biển Đông là một khái niệm xa vời trong hệ tƣ tƣởng của nhân dân Trung Quốc thời kỳ này.

Bản đồ chủ quyền trên Biển Đông với đƣờng 11 đoạn chỉ bắt đầu đƣợc hình thành từ năm 1947 dƣới thời chính quyền Quốc Dân Đảng. Bộ Nội chính đã công bố Bản đối chiếu tên cũ – mới của các đảo ở Nam Hải. Cũng trong năm này, xuất bản Bản đồ sơ lược vị trí các đảo ở Nam Hải [30], ghi rõ các quần đảo Đông Sa, Nam Sa, Trung Sa đều thuộc lãnh thổ của Trung Hoa Dân Quốc. Sau khi chấm dứt chế độ chiếm đóng của Nhật, chính phủ Quốc Dân Đảng bắt đầu tiến hành công tác thăm dò, khảo sát ra vùng Biển Đông. Đến tháng 2 năm 1948, đƣờng 11 đoạn lần đầu tiên xuất hiện công khai trong phụ đồ “Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải” của “Bản đồ khu vực hành chính Trung Hoa Dân Quốc” do Cục Phƣơng vực Bộ Nội chính Trung Hoa Dân Quốc phát hành. Năm 1949, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời vẫn xác lập cƣơng vực trên Biển Đông theo đƣờng 11 đoạn cũ của Trung Hoa Dân Quốc. Cho đến năm 1953, hai đoạn trong Vịnh Bắc Bộ đã đƣợc bỏ đi [127], cƣơng vực còn lại trở thành đƣờng chín đoạn.

Dƣới thời Trung Hoa Dân Quốc cho tới thời Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đƣờng 11 đoạn hay đƣờng chín đoạn chƣa bao giờ đƣợc Chính phủ hai nhà nƣớc này công bố về ý nghĩa của đƣờng ranh giới này, đó là ranh giới về chủ quyền đối với các đảo hay chủ quyền đối với các vùng nƣớc, mà chính phủ Trung Quốc đã có nhiều hành động thực tế nhằm thôn tính vùng chín đoạn này. Quan điểm về chủ

quyền trên vùng Biển Đông trong phạm vi đƣờng chín đoạn cho đến nay vẫn chƣa đƣợc giải thích rõ ràng, với các tài liệu pháp lý nghiêm túc xác lập chủ quyền của mình.

Bản đồ chín đoạn trên Biển Đông của Trung Quốc ra đời thời gian đầu không gặp phải sự phản đối của các quốc gia láng giềng hay các quốc gia trên thế giới, do tình hình thế giới bấy giờ xoáy sâu vào việc giải quyết nội bộ của từng nƣớc, các phong trào độc lập dân tộc và sự xáo trộn của khối Liên Xô - xã hội chủ nghĩa… Dựa vào lý do này, tấm bản đồ chín đoạn trên vùng Biển Đông đã đƣợc Trung Quốc hiểu ngầm đó là sự mặc nhiên chấp nhận của các quốc gia trên thế giới. Quan niệm về chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển này trở thành một khái niệm đơn giản, không bị các quốc gia khác can thiệp.

Trong tuyên bố năm 1958 của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại điều 1 có nhấn mạnh: “Chiều rộng lãnh hải nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Điều khoản này áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm lục địa Trung Quốc và các đảo ven bờ của lục địa cũng nhƣ các đảo Đài Loan và xung quanh đó, quần đảo Bành Hồ, Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa và tất cả các đảo khác thuộc Trung Quốc bị phân cách với đất liền và các đảo ven biển của nó bởi biển cả”[165]. Rõ ràng, khái niệm chủ quyền trên vùng Biển Đông của Trung Quốc lúc này đƣợc giới hạn trong phạm vi các đảo bị tách với lục địa bởi biển cả, chứ không bao gồm “vùng nƣớc lịch sử”.

Cuộc đụng độ giữa Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam, năm 1974 tại Hoàng Sa và năm 1988 tại Trƣờng Sa, Trung Quốc đã gửi đi thông điệp rằng ranh giới chín đoạn là ranh giới biển lịch sử của Trung Quốc. Hai cuộc đụng độ này đánh dấu sự tranh chấp chủ quyền quyết liệt của Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam sau các lần chiếm đóng năm 1956, 1964-1974… Tháng 04.1988, Trung Quốc đã thông qua một nghị quyết thành lập tỉnh Hải Nam, trong đó bao gồm cả Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam [124]. Pháp lệnh về lãnh hải và vùng tiếp giáp của Trung Quốc năm 1992, Trung Quốc cũng cho rằng lãnh hải 12 hải lý xung

quanh những vùng đất yêu sách chủ quyền và vùng tiếp giáp 12 hải lý dành cho thuế quan và các mục đích tƣơng tự chứ không xác định “vùng nƣớc lịch sử”...

Nhƣ vậy, khái niệm chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên vùng biển này đối với các khu vực Hoàng Sa, Trƣờng Sa và những vùng lân cận vẫn chƣa bao giờ chính thức đƣợc nói ra trong phạm vi ranh giới chín đoạn một cách hợp lý. Trung Quốc vẫn chƣa thông qua luật tạo cho đƣờng chữ U bất kỳ hiệu lực trong trật tự luật pháp trong nƣớc. Giữa việc thành lập tỉnh, một đơn vị nhà nƣớc thuộc chủ quyền quốc gia và việc đƣa ra những tuyên bố xác định ý nghĩa của vùng lãnh hải chính đoạn hoàn toàn không logic, hợp pháp. Những giải thích về đƣờng chín đoạn này đều mang tính chất tùy tiện, thiếu hệ thống không giống nhƣ những khái niệm về chủ quyền lãnh thổ khác.

Cho đến thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, các quốc gia bắt đầu chú ý nhiều hơn về biển và tầm quan trọng của chủ quyền lãnh hải. Quan trọng hơn, họ đã tìm ra những kẽ hở trong đƣờng chín đoạn của Trung Quốc, một sự phi lý về cả mặt lịch sử và pháp lý đƣơng đại. Từ đây, khái niệm về chủ quyền biển trên vùng chín đoạn của Trung Quốc cũng khác.

Tại cuộc hội thảo lần thứ nhất về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông tổ chức tại Hà Nội tháng 3.2009, báo cáo của chuyên gia biển Hoàng Việt, thuộc Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, đã phân tích các yêu sách của Trung Quốc về khu vực “đƣờng lƣỡi bò” theo luật quốc tế, khẳng định “đƣờng lƣỡi bò” vi phạm Công ƣớc Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982. Một ngày sau khi Trung Quốc trình tấm bản đồ 9 đƣờng gián đoạn trên Biển Đông lên Tổng thƣ ký Liên Hiệp Quốc, ngày 7.5.2009, Việt Nam, Malaysia và tiếp đó là Indonesia đã phản đối, bác bỏ [148]. Ngày 5.4.2001, Philipiness gửi thƣ ngoại giao lên Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách đƣờng chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông [140], theo đó tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc, khi Trung Quốc không chỉ ra đƣợc những căn cứ lịch sử hợp lý và những tuyên bố về chủ quyền không hề căn cứ theo luật quốc tế.

Khi dƣ luận thế giới nhòm ngó đến vùng chín đoạn của Trung Quốc, những im lặng tƣởng chừng là chấp thuận với chủ quyền trên vùng chín đoạn đã không còn

đƣợc hiểu nhƣ vậy. Khái niệm chủ quyền trên vùng biển này của Trung Quốc đi vào một giai đoạn mới và chịu tác động sâu sắc bởi quan điểm chủ quyền bởi các nƣớc trong khu vực. Trung Quốc buộc phải tìm chứng cứ “hợp pháp hóa” những tuyên bố chủ quyền của mình.

Trung Quốc dẫn “bằng chứng lịch sử” trong bản đồ Trung Quốc hồi thế kỷ 13, khi Trung Quốc đang bi ̣ ngƣời Mông Cổ thống tri ̣. Tấm bản đồ này xuất phát từ mô ̣t chuyến đi của mô ̣t t àu của Nhà Nguyên thời đó , và họ lập luận mình là “ngƣời đầu tiên” đi la ̣i trên Biển Đông. Trung Quốc hiê ̣n bám lấy thỏa thuận giữa hai cƣờng quốc nƣớc ngoài thống trị Philippines - hoàn toàn không đếm xỉa đến lơ ̣i ích của Philippines – để tuyên bố rằng Manila không có chủ quyền đối với Scarborough. Trung Quốc ra sƣ́c khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông bằng cách viết lại lịch sử mà không hề xem xét đến những yếu tố địa lý, pháp luật quốc tế.

Ngoài ra, Trung Quốc còn ban bố các tài liệu ngụy tạo, tuyên bố của nhà nƣớc, phát biểu của các học giả nhằm tuyên truyền sai sự thật thông qua những phƣơng tiện thu hút rất đông thanh niên, cƣ dân mạng thiếu hiểu biết nhƣ tiểu thuyết trên mạng, trò chơi trực tuyến...

Yêu sách hình chữ U lạ lùng này là quá bất thƣờng và quá đáng vƣợt ngoài thực tế trong các thập niên từ 30 tới 60 đến nỗi không thể hiểu đƣợc theo cách có "sự mặc nhận đối với yêu sách bản đồ" một công nhận (ngầm) của cộng đồng nƣớc ngoài về những tham vọng "cực kỳ bất thƣờng" [07]. Nhƣ vậy, khái niệm chủ quyền của Trung Quốc đã vƣợt quá phạm vi cho phép, khi nêu ra những chứng cứ chủ quyền phi lý và đầy tính bịa đặt. Rõ ràng, quan điểm chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc là một khái niệm giản đơn và có thể “sáng tác”. Trung Quốc với yêu sách chủ quyền đã thể hiện khát vọng bành trƣớng sục sôi trên vùng biển mà ngày xƣa họ không hề xem đó của cải của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố văn hóa trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)