Chủ nghĩa dân tộc bành trƣớng Biển Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố văn hóa trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc (Trang 57 - 69)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VĂN HÓA TRUNG QUỐC

2.2 Yếu tố văn hóa trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc

2.2.1 Chủ nghĩa dân tộc bành trƣớng Biển Đông

2.2.1.1 Chủ nghĩa dân tộc xuyên suốt trong các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông

Đây là một đặc điểm nhận dạng yếu tố văn hóa xuất hiện xuyên suốt trong bất cứ chính sách nào tại Biển Đông của quốc gia này. Năm 1951, Chu Ân Lai từng tuyên bố: "Dự thảo Hiệp ƣớc quy định là Nhật Bản sẽ từ bỏ mọi quyền đối với đảo Nam Uy (đảo Spratly, tức Trƣờng Sa) và quần đảo Tây sa (quần đảo Paracel, tức quần đảo Hoàng Sa), nhƣng lại cố ý không đề cập tới vấn đề tái lập chủ quyền trên hai quần đảo này. Thực ra, cũng nhƣ các quần đảo Nam Sa và quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây sa và quần đảo Nam Uy lúc nào cũng là lãnh thổ của Trung Quốc. Mặc dù những đảo này đã có lúc bị Nhật Bản chiếm đóng một thời gian trong trận chiến tranh xâm lăng do đế quốc Nhật Bản gây ra, sau khi Nhật Bản đầu hàng thì chính phủ Trung Hoa đã thâu hồi những hòn đảo này”[24]. Mặc dù Trung Quốc không đƣa ra tuyên bố phản đối nào tại Hội nghị vì không tham dự hội nghị này, nhƣng trong tuyên bố chủ quyền ngày 15.8.1951, Trung Quốc đã lên tiếng về bản dự thảo Hiệp ƣớc Hòa bình với Nhật Bản do Mỹ - Anh soạn thảo khi Chính phủ Trung Quốc không thấy sự có mặt của hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa.

Năm 1958, Chính quyền Mao quyết định bắn phá đảo Kim Môn, châm ngòi cho cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai, khiến xung đột quân sự với Mỹ leo thang, lợi dụng bối cảnh này, Bắc Kinh đã biến cuộc khủng hoảng trở thành cơ hội, nhằm chiếm đoạt lợi ích tại Biển Đông. Tuyên bố năm 1958 đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc gắn tuyên bố chủ quyền lãnh thổ với đòi hỏi quyền chủ quyền các vùng biển, trong trƣờng hợp này, quyền chủ quyền với các vùng lãnh hải [129]. Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tƣớng Việt Nam, Phạm Văn Đồng, gửi Thủ tƣớng Trung Quốc, Chu Ân Lai, một bức công hàm với hai nội dung cơ bản: Một là, Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ VNDCCH chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố [106]. Trong Công hàm của

Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào nhƣ Trung Quốc đã xuyên tạc.

Thực tế, bức công hàm ra đời trong bối cảnh quan hệ Việt Nam dân chủ Cộng hòa và Trung Quốc có mối quan hệ khắng khít, vừa là đồng chí vừa là anh em. Bộ đội Việt Nam đã tấn công vùng Trúc Sơn từ tay lực lƣợng khác và trao trả cho Trung Quốc năm 1949. Trung Quốc cũng từng chiếm đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay kẻ thù khác và trao trả lại cho Việt Nam năm 1957 [129]. Khi hạm đội Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc, trong bối cảnh cấp bách và khẩn trƣơng đó, Trung Quốc cần sự giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa, Công hàm 1958 ra đời nhƣ một nghĩa cử ngoại giao đẹp, đƣợc Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng thể hiện rất thận trọng, và không hề có nội dung tuyên bố từ bỏ chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Tuy nhiên, hơn nửa thập kỷ sau, Trung Quốc đã vin vào cớ này, hoán đổi lịch sử nhằm đạt mục đích thôn tính “đƣờng lƣỡi bò” của mình.

Trong các tuyên bố chủ quyền sau đó, ngôn ngữ tuyên bố của Trung Quốc thƣờng đƣợc diễn đạt nhất quán một nội dung: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa (hay là các đảo ở Biển Đông) và các vùng nước liền kề”[129]. Trong năm 1992, Luật về Lãnh hải và vùng tiếp giáp của nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong đó tái khẳng định nội dung tuyên bố 1958 và với những ngôn ngữ cụ thể hơn. Năm 1998, luật về Vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đƣợc Quốc hội Trung Quốc thông qua , trong đó Trung Quốc tuyên bố thêm quyền các vùng biển nhiều hơn đƣợc ghi trong luật năm 1992. Trong luật Vùng đặc quyền kinh tế không đề cập đến vấn đề chủ quyền, nhƣng khi kết hợp với luật năm 1992 thì tạo thành một tuyên bố đầy đủ những yêu sách về chủ quyền và các quyền chủ quyền tại Biển Đông [129]. Năm 2011, lời diễn giải hai luật này đã đƣợc kết hợp và gửi công hàm đến Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Giới hạn thềm lục địa (CLCS). Và trong đó, đã nói rằng các đảo thuộc quần đảo Trƣờng Sa hoàn toàn “có quyền” tạo ra vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

“Đƣờng lƣỡi bò” màu đỏ là quy định biên giới biển do Trung Quốc tạo ra trong các tuyên bố chủ quyền, đƣợc Trung Quốc cho là dựa trên “phản ánh lịch sử” nhƣng lại thiếu sử cứ. Họ cho rằng, quan điểm chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông có trƣớc thời điểm ký kết UNCLOS. Đồng thời, dù quan điểm của Trung Quốc mâu thuẫn với quan điểm của các quốc gia láng giềng trong khu vực, Trung Quốc cho rằng UNCLOS không thể xác định tất cả mọi thứ. Và việc tham gia vào UNCLOS của họ đƣợc lý giải là vì các quốc gia láng giềng tham gia, họ không thể đứng ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh lý do có tính hình thức này, nhiều quốc gia vẫn hiểu rằng Trung Quốc không muốn bỏ sót cơ hội kiểm soát ứng phó của các quốc gia liên quan đến vấn đề Biển Đông. Thế nhƣng, việc chủ quyền của Trung Quốc tại vùng Biển Đông có trƣớc thời điểm ký kết UNCLOS qua “phản ánh lịch sử” lại không thể đƣợc quốc gia này minh chứng.

Để trở thành một vùng nƣớc đƣợc coi là lịch sử, căn cứ theo quy định chung của các tập quán quốc tế và phán quyết của tòa án thì quốc gia đó phải chứng minh:

1- sự thực thi chủ quyền của mình đối với vùng được yêu sách; 2- sự liên tục của việc thực thi quyền lực đó theo thời gian; 3- quan điểm của các quốc gia khác với yêu sách đó [75, pg.26]. Quốc gia yêu sách danh nghĩa lịch sử phải đƣa ra bằng chứng đối với các vùng nƣớc có vấn đề đang tranh cãi. Trung Quốc không đƣa ra bất cứ điều kiện nào thỏa mãn nội dung trên. Trong khi đó, Việt Nam đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa bằng các văn bản hành chính nhà nƣớc cũng nhƣ bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa trong giai đoạn đầu kể từ khi Trung Quốc đặt sự chú ý của mình đến Biển Đông là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân Việt Nam chống lại sự xâm lƣợc của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.

Những tuyên bố theo hƣớng mềm mỏng hơn trong vấn đề Biển Đông đƣợc Trung Quốc sử dụng kết hợp, nhằm nâng cao mức độ thân thiết với các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Bản Tuyên bố Ứng Xử của các bên tại Biển

Đông là một hƣớng triển khai theo hƣớng này. Trung Quốc tuyên bố sẽ tôn trọng giải pháp hòa bình tại Biển Đông, nhƣng không chấp nhận một giải pháp đa phƣơng, trung hòa lợi ích giữa các bên. Bắc Kinh khăng khăng một giải pháp đàm phán song phƣơng với các quốc gia có yêu sách chủ quyền liên quan. Trung Quốc vẫn muốn duy trì một sự mơ hồ về lịch sử bên một lời khẳng định chủ quyền rõ ràng. Một thái độ “táo bạo” chỉ có ở một quốc gia với chủ nghĩa bành trƣớng lâu đời, bề dày kinh nghiệm của lịch sử thôn tính đất đai lục địa. Ngoại giao mềm mỏng

củ cà rốt và ngoại giao cây gậy vẫn bộc lộ một bản chất không thể chối cãi trong văn hóa Biển Đông của quốc gia này, văn hóa bành trƣớng sô vanh lâu đời.

2.2.1.2 Chủ nghĩa dân tộc thấm sâu vào tƣ tƣởng lãnh đạo từ trí thức đến ngƣời dân bình thƣờng, từ cấp trung ƣơng đến địa phƣơng.

Chủ nghĩa dân tộc đã lan rộng ra các khu vực thành thị, nông thôn, tác động sâu sắc từ tầng lớp quân đội đến công nhân, nông dân trí thức, cán bộ công chức, doanh nhân… Khẳng định về chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo và vùng nƣớc xung quanh nằm trong “đƣờng lƣỡi bò”, nhiều học giả Trung Quốc, trong đó có ông Cao Chí Quốc ( Gao Zhi Guo), Viện trƣởng Viện Chiến lƣợc Phát triển Biển, Cục Hải dƣơng Quốc gia Trung Quốc, đã từng nêu quan điểm: “Mặc dù Trung Quốc chưa bao giờ yêu sách toàn bộ các cột nước của vùng Biển Đông, nhưng tất cả các đảo và vùng nước kế cận trong đường biên giới này thuộc quyền tài phán và kiểm soát của Trung Quốc” [73, pg.289]. Các yêu sách về “đƣờng lƣỡi bò” của Trung Quốc giải thích rằng nên xem đó là những yêu sách vùng nƣớc lịch sử theo nghĩa truyền thống, tức là yêu sách về quyền chủ quyền và tài phán lịch sử, chứ không phải là yêu sách hoàn toàn và tuyệt đối.

Cổ Tú Đông, mô ̣t nhà nghiên cƣ́u ta ̣i Ho ̣c viê ̣n Quan hê ̣ Quốc tế Trung Quốc, từng dẫn lời một bài báo với nhan đề “Khiêu khích sẽ dẫn đến hành động đáp trả, rằng: “Trung Quốc nên làm cho các quốc gia hiểu rõ rằng một khi đụng chạm tới chủ quyền của Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ bóp nghẹ t không gian và thời gian xâm phạm của họ cho đến khi nào họ rút lui thì thôi ”[86]. Thực chất, những lý giải

dân tộc Trung Hoa. Khi quan điểm về tính chất pháp lý của “đƣờng lƣỡi bò” này của các học giả Trung Quốc cũng có nhiều sự khác biệt và không thống nhất, mọi lý giải về con đƣờng này chỉ là hình thức đƣợc tô vẽ ra để các quốc gia trên thế giới hiểu rằng, danh nghĩa và quyền lực của Trung Quốc trên vùng biển này mới là nội dung, bất kỳ quốc gia nào cũng cần nhớ đến cái tên Trung Quốc khi muốn làm bất kỳ điều gì liên quan đến Biển Đông.

Thiếu tƣớng Han Xudong, giảng viên Đại học Quốc phòng quân đội Trung Quốc (PLA) cho rằng đã đến lúc Trung Quốc cần từ bỏ học thuyết “chống bành trƣớng” của mình, “tâm lý phòng thủ phƣơng hại nỗ lực bành trƣớng ra nƣớc ngoài của Trung Quốc” [162], ông khẳng định cần có một chính sách mở rộng về quân sự, địa chính trị, kinh tế và cho rằng chỉ khi Trung Quốc đập tan khối tâm lý phi bành trƣớng, Trung Quốc mới có thể tăng tốc sự chuyển đổi từ cƣờng quốc khu vực thành một cƣờng quốc toàn cầu.

Nhìn chung, các tƣớng lĩnh của Trung Quốc đều có chung một lối tiếp cận trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Hùng biện của họ đơn giản là Trung Quốc không nên ngần ngại trong việc trừng phạt các quốc gia đang bất đồng với tuyên bố của Trung Quốc.

Trong một cuộc điều tra về thái độ của Trung Quốc trƣớc vấn đề Biển Đông, tiến hành năm 2012, do Trung tâm Điều tra Dƣ luận và Tình hình thuộc Hoàn cầu Thời báo [105], 1482 ngƣời dân từ 15 tuổi trở lên trong 7 thành phố (Bắc Kinh, Thƣợng Hải, Quảng Châu, Thành Đô, Tây An, Trƣờng Sa và Th ẩm Dƣơng). Đối với nội dung duy trì thái độ nhƣ thế nào trong việc bảo vệ lợi ích của họ tại Biển Đông, 42% trả lời rằng “áp dụng thái độ kiên quyết, từng bƣớc khôi phục việc khống chế thực tế đối với đại đa số các đảo bãi”. 28,6% số cho rằng “không cần biết giá phải trả nhƣ thế nào phải nhanh chóng thu hồi các đảo bãi bị Philippines và Việt Nam xâm chiếm”; 14,6% cho rằng “duy trì hiện trạng, bảo đảm chắc chắn tình hình không xấu hơn nữa”, và chỉ có 7,2% ngƣời chủ trƣơng “thuận theo tự nhiên, không vì chủ quyền đảo bãi mà xảy ra xung đột dữ dội với Philippines, Việt Nam”. 3,5% ngƣời còn la ̣i biểu thị “khó nói”.

Biểu đồ 2.1: Điều tra thái độ của ngƣời dân Trung Quốc trƣớc vấn đề Biển Đông năm 2012

42.0%

28.6% 14.6%

7.2% 3.5%

Khống chế kiên quyết

Không cần biết giá phải trả, nhanh chóng thu hồi chủ quyền

Duy trì hiện trạng, không để tình hình xấu hơn

Thuận theo tự nhiên

Không nói gì

Nguồn: Trung Tâm Điều Tra Dƣ Luận và Tình hình, Thời Báo Hoàn cầu Chủ nghĩa dân tộc đang đƣợc chính phủ Trung Quốc sử dụng nhƣ là một con bài để thu hút đƣợc sự ủng hộ của dân chúng, cũng nhƣ chuyển hƣớng chú ý của dƣ luận trong nƣớc ra bên ngoài trong bối cảnh thế giới lên án gay gắt về hành động độc chiếm của Trung Quốc tại Biển Đông. Chính phủ Trung Quốc đã phủ rộng lý lẽ sai trái về Biển Đông của mình bằng cả những con đƣờng không chân chính. Các chính sách bao phủ hàng hóa, độc chiếm bằng kinh tế, sức ép viện trợ… đƣợc đánh diện rộng tại các nƣớc mà Trung Quốc sử dụng nhƣ là một quân bài cho mƣu đồ độc chiếm Biển Đông của mình.

Chính quyền Trung Quốc nổi tiếng về sự áp đặt chính trị quốc gia. Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc cũng đã tạo áp lực ngƣợc lại để thúc đẩy chính quyền thực hiện các hoạt động khẳng định chủ quyền. Họ lên kế hoạch thiết lập một lực lƣợng bảo vệ biển để đối phó với các tranh chấp, lực lƣợng này đến từ 6 bộ ngành liên quan, thành lập một khu vực hành chính đặc biệt tại Biển Đông - kế hoạch đƣợc đề xuất bởi Thiếu tƣớng La Viện, Ủy viên Chính hiệp, nhà nghiên cứu Viện Khoa học quân

sự trong kỳ họp quốc hội Trung Quốc tháng 3.2012. Tƣớng La Viện còn cho rằng: “khái niệm chủ quyền hiện nay phải mở rộng, ngoài lãnh thổ, biển, đảo ra còn phải có quốc thổ nổi trên biển”[134].

Hoạt động mở rộng du lịch tại quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) đã đƣợc Tổng cục Du lịch Trung Quốc khuyến khích và đẩy mạnh, hoạt động này của chính quyền Trung Quốc không chỉ nhằm thu lợi ích từ kinh tế mà còn góp phần khẳng định chủ quyền, dĩ nhiên mục đích thứ hai vẫn là mục đích chính. Tháng 11/2011, Sở Giao thông vận tải tỉnh Hải Nam đã cấp phép cho m ột công ty du lịch của Trung Quốc mở tuyến du li ̣ch tới Hoàng Sa . Trƣớc đó, Công ty du lịch Tam Á của Trung Quốc cũng công bố tour du li ̣ch hàng tháng tới Hoàng Sa , mỗi lần cho hàng trăm khách. Hành động này của Trung Quốc đã gây phẫn nộ dƣ luận Việt Nam trong nƣớc và các quốc gia trong khu vực. Khi vấn đề Biển Đông vẫn còn nằm trong vùng tranh chấp, trong Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký kết, quy định các bên cần kiềm chế và tránh có các hành động gây ảnh hƣởng tới hòa bình và ổn định trên Biển Đông, thì rõ ràng, động thái này là một phản ứng dữ dội đi ngƣợc lại với bút mực đã ký của Trung Quốc.

Trong cách điều hành của chính quyền, tin tức qua truyền thông công chúng rộng rãi luôn đƣợc sàng lọc và kiểm soát kỹ càng. Việc chọn lựa ý kiến của cộng đồng dân mạng Trung Quốc cũng là một công cụ đánh trận. Chỉ bằng ngôn từ hung hăng và bạo liệt, thái độ online là cách tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng nhất của các quốc gia khi muốn tìm hiểu phản ứng của nhân dân Trung Quốc. Tuy nhiên, ở thế kỷ 21, nhận thức chung của ngƣời dân Trung Quốc vẫn móp méo bởi: Việt Nam là xứ đô hộ, Việt Nam là một tỉnh của Trung Quốc; không cần tìm hiểu về lịch sử, về những chứng cứ Hoàng Sa, Trƣờng Sa, họ chỉ biết rằng “đƣờng lƣỡi bò” là của Trung Quốc. Phần lớn trong suy nghĩ của những ngƣời dân một nƣớc đại cƣờng nhƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố văn hóa trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc (Trang 57 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)