Xây dựng hệ thống quản lý các lĩnh vực liên quan đến biển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố văn hóa trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc (Trang 94 - 95)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VĂN HÓA TRUNG QUỐC

3.2 Xây dựng hệ thống quản lý các lĩnh vực liên quan đến biển

Đây là một trong những nội dung quan trọng trong chính sách biển của Philipines, Indonesia. Việc xây dựng một mô hình hệ thống quản lý các lĩnh vực liên quan đến biển không chỉ có ý nghĩa thiết thực trong việc phát triển kinh tế biển đảo mà còn xây dựng một văn hóa biển mang tính chiến lƣợc, thúc đẩy quá trình xác lập chủ quyền đạt đƣợc hiệu quả tốt trƣớc tình hình vùng biển Việt Nam chịu nhiều thách thức. Tại Indonesia, sự ra đời của Bộ Thủy sản và các vấn đề biển ở cấp trung ƣơng đã có vai trò quan trọng trong việc điều phối các vấn đề khai thác và sử dụng biển [27, tr.70]. Philipiness áp dụng mô hình quản lý trên cơ sở cộng đồng (community – based management), trao quyền cụ thể và rộng rãi, có kiểm soát cho các chính quyền địa phƣơng, đây là những tổ chức kinh tế chính của các vùng ven biển. Mô hình quản lý biển của các quốc gia này thu hút sự chú ý của nhiều quốc gia trên thế giới.

Trung Quốc - một nền kinh tế lớn đang triển khai mạnh chiến lƣợc phát triển kinh tế Biển Đông. Sự chậm trễ hoặc những thiếu sót của chúng ta trong lĩnh vực này chắc chắc sẽ gây ra nhiều bất lợi về kinh tế, môi trƣờng, an ninh quốc phòng, chủ quyền quốc gia. Nhiều năm qua, Trung Quốc tập trung nhiều vào nghiên cứu

chiến lƣợc biển, đặc biệt là chiến lƣợc khai thác phát triển Biển Đông. Từ chiến lƣợc khai thác Biển Đông, Trung Quốc đã tiến tới xây dựng quy hoạch phát triển Biển Đông. Trung ƣơng có chiến lƣợc và quy hoạch kinh tế biển toàn quốc, địa phƣơng, đặc biệt là các tỉnh ven biển cũng đều có riêng các chiến lƣợc và quy hoạch phát triển kinh tế biển.

Việt Nam cần hình thành các trung tâm điều phối các vấn đề về biển, nghiên cứu về biển, phát triển kinh tế biển… có quy mô và sức thu hút cạnh tranh lớn. Hình thành các doanh nghiệp biển hiện đại với những công nghệ biển tiên tiến. Sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhà nƣớc đối với chính sách này có thể thể hiện dƣới nhiều hình thức, nhƣ phân cấp quản lý, quy hoạch phát triển, hỗ trợ tài chính, sử dụng các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc, các chính sách thƣơng mại, quân sự, ngoại giao (tăng cƣờng hoạt động trên Biển Đông)…

Việc hình thành một hệ thống quản lý biển với vai trò của các trung tâm nghiên cứu biển, nơi tập trung các hoạt động nghiên cứu phát triển biển, có tác động lan toả, có sức hút và đóng góp ảnh hƣởng về quan điểm chủ quyền của Việt Nam ra bên ngoài. Viện Biển Đông Việt Nam đƣơ ̣c thành lâ ̣p và đi vào hoa ̣t đô ̣ng tƣ̀ 01.09.2012 [27]. Viện là trung tâm nghiên cứu về chính sách và theo dõi các diễn biến tình hình. Lẽ dĩ nhiên, không chỉ có Viện Biển Đông, mà để thực hiện vấn đề xây dựng, quản lý hệ thống các lĩnh vực liên quan đến biển, đòi hỏi phải tiến hành các biện pháp đồng bộ, kịp thời và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố văn hóa trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)