Văn hóa yêu nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố văn hóa trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc (Trang 96 - 99)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VĂN HÓA TRUNG QUỐC

3.3 Phát triển nội lực văn hóa dân tộc

3.3.1 Văn hóa yêu nƣớc

Từ bao đời, lòng yêu nƣớc là truyền thống tốt đẹp của Việt Nam. Mỗi khi có giặc ngoại xâm, tinh thần ấy lại đƣợc dấy lên sục sôi, bất khuất chiến đấu vì sự sống còn của cả dân tộc. Lòng yêu nƣớc vốn rất sâu sắc và mãnh liệt trong các giai đoạn lịch sử đau thƣơng. Ngày nay, chúng ta đã quen thuộc với những bài học ca ngợi lòng yêu nƣớc của dân tộc trong quá khứ nhƣng lại quên đi trọng trách yêu nƣớc ngay chính trong thời bình.

Trong tác phẩm Lòng yêu nước của Ilia Erenbua, một tác phẩm văn học Nga: “Lòng yêu nƣớc ban đầu là lòng yêu những vật bình thƣờng nhất: yêu cái cây trồng ở trƣớc nhà, yêu dãy phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị hƣơng chua mát của trái lê mùa thu hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rƣợu mạnh… Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc…”. Yêu nƣớc, yêu Hoàng Sa, Trƣờng Sa không phải là những khẩu hiệu hô hào suông, những lời phát biểu to tát, trống rỗng, nó nằm ở những việc làm, hành động thực tiễn mà nhân dân ta đã cống hiến cho chủ quyền và sự phát triển của đất nƣớc. Theo Hồ Chí Minh là “phải làm cho văn hóa vào sâu trong tâm lý quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng,

nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. Văn hóa phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam, từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng hạnh phúc của mình nên hưởng”[04].

Trƣớc tình hình phức tạp của Biển Đông trong thời gian gần đây, văn hóa yêu nƣớc cần thể hiện đúng mực và thiết thực. Việt Nam có tƣơng quan lực lƣợng không cân xứng với Trung Quốc, khôn ngoan nhất không gì hơn là né tránh việc sử dụng sức mạnh quân sự, né tránh những căng thẳng làm phức tạp tình hình Biển Đông dễ dẫn đến mâu thuẫn cực độ là chiến tranh. Cách tốt nhất là thể hiện lòng yêu nƣớc một cách điềm đạm, khôn ngoan, Biển Đông nằm trong tay những ngƣời hiểu biết và có chân lý, chứ không nằm trong tay kẻ có quân sự. Chúng ta cần chủ trƣơng xây dựng lòng yêu nƣớc bằng lòng kiên trì giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, xây dựng và giữ vững môi trƣờng ổn định, hội nhập để xây dựng và phát triển đất nƣớc. Để làm đƣợc điều này, cần sự quyết tâm của tất cả mọi ngƣời, từ lãnh đạo đến nhân dân, từ trung ƣơng đến địa phƣơng.

Phát triển các hoạt động tình nguyện hƣớng ra biển đảo là một trong những việc làm cụ thể hóa lòng yêu nƣớc. Trƣớc tình hình Trung Quốc gây hấn, vi phạm trắng trợn chủ quyền biển, thể hiện tham vọng bá quyền, chủ nghĩa sô vanh nƣớc lớn, thế chủ động nằm trong tay Trung Quốc, đòi hỏi nƣớc nhỏ Việt Nam phải có những hành động khôn khéo để giữ vững chủ quyền dân tộc, hay nói cách khác chúng ta phải giành quyền chủ động trong thế bị động. Các hoạt động tình nguyện hƣớng ra biển đảo cần đƣợc tổ chức rải rác trên khắp đất nƣớc, đánh thức tâm thế của mọi tầng lớp nhân dân, từ trí thức đến ngƣời lao động về chủ quyền biển đảo của dân tộc, một phần đất đai ít sóng gió hơn trong lịch sử dân tộc.

Một số hoạt động tiêu biểu cần tiếp tục pháp huy như:

Phong trào “Cả nước vì Trường Sa” đƣợc phát động sớm nhất, từ những năm 1975, với những việc làm thiết thực đã làm thay đổi diện mạo huyện đảo Trƣờng Sa, giúp Trƣờng Sa xanh hơn, ấm hơn bằng các việc làm thiết thực: Điện cho Trƣờng Sa, Nƣớc ngọt cho Trƣờng Sa, Thông Tin viễn thông cho Trƣờng Sa;

Sách báo cho Trƣờng Sa; Rau xanh và cây xanh cho Trƣờng Sa [15, tr.226]. Mọi ngƣời, từ nhà khoa học, nhà quản lý, từ sinh viên học sinh đến công nhân viên chức, từ nhà tu hành đến giới báo chí, không chỉ góp phần xây dựng, phát triển quần đảo Trƣờng Sa mà còn thể hiện tâm thức vững vàng về chủ quyền, lòng yêu nƣớc bằng những việc làm thiết thực cho hòn đảo thân yêu của dân tộc.

Góp đá xây Trường Sa” là một chiến dịch truyền thông vận động đông đảo và rộng khắp mọi miền đất nƣớc hƣớng về Biển Đông bằng những hành động thiết thực. Những đóng góp, chia sẻ của ngƣời dân là những đợt sóng ngầm nuôi dƣỡng sức mạnh biển cả Việt Nam. Thƣợng tá Đỗ Minh Tuấn – Trƣởng ban thanh niên Quân chủng Hải quân đã nêu lên mục đích của chƣơng trình này: “Trong hơn 30 điểm đảo của huyện đảo Trƣờng Sa, có khoảng 1/3 điểm đảo vẫn cần phải xây dựng thêm. Nhiều năm qua, công binh hải quân đã xây dựng nhiều điểm đảo vững chắc, kiên cố nhƣng nhiều điểm đảo đã xuống cấp cần xây dựng lại. Chúng tôi mong muốn mỗi ngƣời dân, trƣớc hết là thanh niên, sinh viên, những ngƣời có ý thức với biển đảo Tổ quốc sẽ trực tiếp góp một viên đá để từ đó tập kết vào địa điểm hợp lý rồi đem ra Trƣờng Sa. Nơi xa xôi khó vận chuyển thì việc đóng góp có thể thực hiện bằng hình thức khác. Giá trị một ký xi-măng, một viên đá ở đất liền có thể không lớn nhƣng chuyển ra Trƣờng Sa sẽ mang nặng nghĩa tình và cần chi phí không nhỏ. Chúng tôi không quy định một viên đá là bao nhiêu mà tùy tâm của ngƣời đóng góp. Thật sự có rất nhiều ngƣời dân muốn ủng hộ Trƣờng Sa, biển đảo nhƣng không biết đóng góp thế nào. Nay chúng ta đƣa ra chƣơng trình này sẽ tăng cƣờng ý thức về chủ quyền biển đảo của ngƣời dân”[117]. Mục đích của chƣơng trình cũng là mục đích chung của tất cả các hoạt động vì biển đảo trong cả nƣớc, nhƣng cách làm đã thu hút đông đảo giới doanh nhân, văn nghệ sĩ, các hiệp hội đóng góp sức của vì sự bền vững của hải đảo Việt Nam.

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” cũng là một trong những hoạt động hƣớng tới Biển Đông sau những năm Trung Quốc có hành động gây hấn, vi phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. Năm 2012 hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hƣơng” với chủ đề “Doanh nhân ra biển, sinh viên ra đảo” do Trung ƣơng Đoàn

TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Tƣ lệnh Hải quân tổ chức là một hoạt động thể hiện tinh thần yêu nƣớc, lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ trong việc tham gia xây dựng,bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Tổ quốc. Tại hành trình sẽ có các phong trào thi đua, tổ chức các cuộc thi ảnh, thi kỹ năng sáng tác văn thơ, bài hát, hoạt động văn hóa văn nghệ, viết Nhật ký, các buổi nói chuyện chuyên đề, xem phim tƣ liệu về lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam, Công ƣớc Luật biển quốc tế. Những hoạt động nhƣ vậy có ý nghĩa chính trị to lớn đến tất cả ngƣời dân Việt Nam sống trên mọi miền của Tổ quốc cũng nhƣ khuấy động làn sóng yêu nƣớc của những Việt kiều nƣớc ngoài hƣớng về Tổ quốc cùng khẳng định chủ quyền biển đảo của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố văn hóa trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)