Văn hóa hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố văn hóa trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc (Trang 42 - 46)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VĂN HÓA TRUNG QUỐC

1.2 Khái quát văn hóa dân tộc Trung Hoa

1.2.2 Văn hóa hiện đại

Kể từ khi văn hóa phƣơng Tây du nhập vào Trung Quốc, tƣ tƣởng chính trị và quan niệm đạo đức đã thay đổi nhiều, nhiều nét văn hóa hủ lậu đã bị đào thải. Trung Quốc thay đổi nhiều kể từ sau cuộc Cách mạng văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xƣớng. Tƣởng nhƣ đã chấm dứt vào năm 1976 nhƣng trên thực tế, cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc vẫn kéo dài tới tận hôm nay. Mao Trạch Đông tấn công thẳng thừng vào tƣ tƣởng chính trị truyền thống của Trung Quốc, tiến hành cải cách dựa trên các giá trị mới, thay đổi quyết liệt, ngay lập tức. “Tuy nhiên, vẫn thể chế ấy, con ngƣời ấy, hệ thống có trên có dƣới ấy…, Trung Hoa thời Mao Trạch Đông vẫn có màu sắc của một triều đại phong kiến”[142], và thời hiện đại họ vẫn chịu ảnh hƣởng nặng nề của Nho giáo và những tƣ tƣởng gốc rễ xa xƣa.

Do đó, xem xét các giá trị văn hóa hiện đại Trung Quốc, không thể không nhắc đến những tiếp biến văn hóa phƣơng Tây đã du nhập vào đất nƣớc này, cùng những giá trị văn hóa truyền thống đƣợc cải biến.

1.2.2.1 Dân chủ và nhân quyền

Không phải đến thời nay, những nhân tố làm nên dân chủ và nhân quyền mới xuất hiện. Văn hóa truyền thống Trung Quốc đã từng có sự thừa nhận về vai trò của con ngƣời. Lâm Ngữ Đƣờng, một nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, cho rằng: “chỉ có thiên kiến mới có giá trị, ngƣời khác đều là kẻ buôn bán, nhờ vả và tự tƣ tự lợi” [47, tr.232]. Khổng giáo thì ủng hộ “chủ nghĩa dân túy” kêu gọi xây dựng một chính quyền nhân đức, trong đó có yêu cầu phải đảm bảo một số quyền dân chủ cho nhân dân. Mạnh Tử nói: “khi ngƣời cai trị theo đuổi một chính sách nhân đức, quần chúng nhân dân sẽ sẵn lòng trao gửi cuộc sống của họ cho những ngƣời lãnh đạo và cầm quyền”. Khổng Tử nhấn mạnh rằng: “Nhân dân là nền tảng của một nhà nƣớc; khi nền tảng vững chắc và gắn kết chặt chẽ, nhà nƣớc sẽ đƣợc an ninh và yên ổn. Trong một nhà nƣớc, nhân dân là quan trọng nhất: tiếp đến là xã tắc; kẻ cai trị là ít quan trọng nhất”, “ngƣời cai trị sẽ còn tồn tại chừng nào anh ta còn vì dân và sẽ bị loại bỏ khi anh ta không còn vì dân nữa”. Thậm chí Khổng giáo còn đƣa ra ý tƣởng

thể bãi miễn và thay thế khi không hài lòng với kẻ chuyên quyền, trời trao cho họ quyền lực đó. Thế nhƣng, có một chân lý rằng, tất cả những điều trên chỉ là giấc mơ của ngƣời dân Trung Quốc xƣa.

Khi phƣơng Tây thâm nhập vào Trung Quốc, khái niệm dân chủ truyền thống đã đƣợc nhìn nhận lại và phát triển lên một hình thức mới tiến bộ hơn dù thực tiễn các yếu tố dân chủ, nhân quyền truyền thống vẫn chƣa thể xóa bỏ triệt để và Chính phủ Trung Quốc vẫn luôn nhấn mạnh đến lợi ích tập thể phải đƣợc đặt trƣớc quyền lợi của cá nhân. Đặng Tiểu Bình vạch ra: “Nước Trung Quốc cũ đã để lại cho chúng ta: truyền thống chuyên chế phong kiến tương đối nhiều, truyền thống pháp chế dân chủ rất ít. Từ sau giải phóng, chúng ta chưa xây dựng các chế độ đảm bảo quyền lợi dân chủ của nhân dân một cách tự giác và hệ thống, pháp chế rất không hoàn bị và không được coi trọng [47, tr.210]”. Trƣớc kia, nhân quyền mà Trung Quốc nói tới chủ yếu là nhân quyền tập thể, và thƣờng chỉ nói vấn đề nhân quyền với nƣớc ngoài là chính. Thì sau này, Trung Quốc đã sử dụng một định nghĩa rộng hơn về dân chủ và quyền con ngƣời, trên mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa…ngƣời dân Trung Quốc cũng thừa nhận sự cải thiện nhân quyền của chính phủ [99]. Đầu thế kỷ XXI, khái niệm nhân quyền bắt đầu đi vào hệ thống từ ngữ của Đảng và Nhà nƣớc Trung Quốc mà không bị tránh né nhƣ trƣớc. Cuối năm 2002, Trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức đề nghị viết điều khoản “Bảo vệ nhân quyền của công dân” vào Hiến pháp. Năm 2003, lần đầu tiên trong lịch sử, một tu chính án về nhân quyền đã đƣợc bổ sung vào Hiến pháp nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với nội dung “Nhà nƣớc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền”. Sau 7 năm, Trung Quốc đã thoát ra khỏi danh sách 10 nƣớc đứng đầu về vi phạm nhân quyền, trong báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ năm 2008 [60], mặc dù trong báo cáo vẫn còn nêu ra nhiều vấn đề về nhân quyền còn tồn tại phổ biến tại Trung Quốc.

Kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ quyền con ngƣời giai đoạn 2012- 2015 đã đƣợc công bố ngày 11.06.2012, trong đó đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp cụ thể trong 3 năm nhằm phát triển sự nghiệp quyền con ngƣời. Đây là kế hoạch hành động quốc gia lần thứ hai về bảo vệ quyền con ngƣời của Trung Quốc,

tiếp theo kế hoạch lần thứ nhất giai đoạn 2009-2010. Nhà nƣớc Trung Quốc đã chú trọng đến việc hiện thực hóa các lý thuyết tƣ tƣởng Trung Quốc truyền thống về nhân quyền, đặt quyền bảo đảm sinh sống và quyền phát triển của nhân dân lên vị trí hàng đầu, thiết thực bảo đảm và cải thiện dân sinh; giải quyết các vấn đề liên quan lợi ích thiết thực của quần chúng, nâng cao bảo đảm các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, nỗ lực làm cho thành quả phát triển đến đƣợc toàn thể nhân dân.

Chính phủ Trung Quốc đã tiến bộ hơn trong việc không còn can thiệp vào đời tƣ của ngƣời dân, họ cũng có những điều luật mới, tôn trọng tính khách quan, có lợi cho nhân dân hơn. Tháng 5.2010, Trung Quốc đã ban hành một quy định mới [83], qua đó tòa án sẽ không đƣợc xét duyệt các lời khai thu thập đƣợc thông qua tra tấn, vì trong lịch sử đã có trƣờng hợp lấy lời khai của nạn nhân sau khi bị tra tấn, thực tế ngƣời này vô tội, và sau 10 năm tù giam vụ việc mới đƣợc đƣa ra ánh sáng.

Vẫn phải thừa nhận rằng, nhân quyền về tự do chính trị vẫn còn là một vấn đề nhạy cảm và gây nhiều tranh cãi trong xã hội Trung Quốc. Mặc dù Hiến pháp năm 1982 của Trung Quốc đảm bảo quyền tự do ngôn luận của nhân dân, song trong thực tế, Chính phủ tham gia mạnh mẽ vào việc kiểm duyệt tin tức thông qua Ban Tuyên giáo, dù không có điều luật nào cho phép Ban này đƣợc có quyền nhƣ vậy.

Chính phủ Trung Quốc đã quá nổi tiếng với sự bức cung và cƣỡng bách với những quan điểm bất đồng đối với chính phủ. Sự kiện Thiên An Môn năm 1989, khi phong trào ủng hộ tự do chính trị bị đàn áp, hàng trăm ngàn ngƣời bị thảm sát đã khiến dƣ luận trong và ngoài nƣớc hết sức bất bình. Ngày nay, chính phủ vẫn giám sát chặt chẽ ngôn luận của nhân dân tại những nơi công cộng. Các diễn đàn Internet bị theo dõi nghiêm ngặt, thƣ bƣu chính quốc tế có thể bị trì hoãn hoặc biến mất mà không rõ lý do, email cá nhân cũng có thể bị can thiệp. Tại các công cụ tìm kiếm và mạng xã hội, Trung Quốc đã yêu cầu thực hiện cài đặt chặn các tin nhắn có mục đích chống chính quyền Trung Quốc, chủ tịch Skype năm 2008, Josh Silverman đã tiết lộ trên BBC [87]…Trung Quốc ngăn cấm các phong trào vận động ủng hộ độc

lập cho bất kỳ khu vực nào, cũng nhƣ các tiếng nói phê phán công khai sự độc tài thống trị của Đảng Cộng sản trong Chính phủ Trung Quốc.

Rõ ràng, bên cạnh một chuẩn mực dân chủ nhân quyền mới, tiến bộ và hiện thực hơn, vẫn còn nhiều điều để bàn trong một xã hội mấy ngàn năm lịch sử phong kiến. Nƣớc Trung Quốc cũ để lại truyền thống chuyên chế phong kiến tƣơng đối nhiều, truyền thống pháp chế dân chủ rất ít. Trung Quốc ngày nay cũng chƣa xây dựng các chế độ đảm bảo quyền lợi dân chủ của nhân dân một cách tự giác và hệ thống pháp chế hoàn toàn không đƣợc coi trọng. Đó là những nguyên nhân làm cho những quan niệm thủ cựu, sai lầm về nhân quyền và dân quyền vẫn tiếp tục tồn tại dù đã có cách mạng, giải phóng trong xã hội Trung Quốc.

1.2.2.2 Một số nét văn hóa khác

Sức nặng của thứ bậc và tôn ti xã hội trong văn hóa Trung Quốc truyền thống nói chung và quan niệm của Khổng giáo về vai trò cá nhân đứng dƣới vai trò tập thể, cũng nhƣ không đánh giá cao các sáng kiến cá nhân trong hệ thống giáo dục và chính trị đã để lại một di sản cho văn hóa hiện đại Trung Quốc, ngƣời ta gọi là “văn hóa sao chép”.

Đặng Tiểu Bình khi khởi xƣớng cải cách phát triển đất nƣớc, ông nhiệt liệt khuyến khích việc sao chép các kỹ thuật phƣơng Tây, Trung Quốc không ký các công ƣớc quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ và xây dựng hệ thống pháp luật bảo hộ trong lĩnh vực này. Hàng nhái chiếm 15-30% sản xuất công nghiệp quốc gia và đóng góp tới 8% GPD và tạo công ăn việc làm cho hơn 5 triệu lao động [130]. Một nền kinh tế với sự khuyến khích ngầm của chính quyền trong việc sản xuất hàng nhái là một nét văn hóa hiện đại, đi ra từ những thói quen lâu đời và những tƣ tƣởng truyền thống.

“Ngƣời Trung Quốc có tính sĩ diện cao, bất cứ việc gì cũng đƣợc dạo đầu bằng những lời hay ý đẹp, nhƣng đến khi động đến quyền lợi của mình thì những lời hay ý đẹp lập tức bị quên sạch, mà suy cho cùng thì những lời nói đó cũng chẳng phải là lời hứa, nếu có nói một đằng làm một nẻo thì cũng là chuyện bình thƣờng, do đó việc Trung Quốc phản bội tín nghĩa thực sự giống nhƣ cơm bữa, làm ơn mắc

oán, thậm chí những việc lấy oán trả ân cũng bình thƣờng diễn ra”[23, tr.352-353]. Lấy đạo của ngƣời ta trị lại bản thân ngƣời đó là cách ngƣời Trung Quốc dùng để đối phó với rất nhiều cuộc chiến ngầm với các nƣớc phƣơng tây, các quốc gia láng giềng. Trung Quốc đã tăng cƣờng lấy cái của thiên hạ sao chép và đánh vào những “huyệt sào” của đối thủ. Hàng nhái, hàng giả của các thƣơng hiệu lớn xuất hiện tràn lan, gây hoang mang và làm trụy bại nguồn kinh tế, làm cho thế lực, đối tác dù áp dụng âm mƣu nào, chiến thuật ra sao không cần đánh cũng tự phá. Cho đến hôm nay, thế giới đã không còn lạ lùng về “văn hóa sao chép” và văn hóa “nói một đằng làm một nẻo” của Trung Quốc.

Trong hồ sơ văn hóa dày cộp của Trung Quốc, cũng không thể không nói về văn hóa tiệc tùng, một nét văn hóa sâu đậm trong các hoạt động chính trị của quốc gia này. Mỗi năm các buổi tiệc tùng chiêu đãi chính thức ở nƣớc này ngốn khoảng 73 tỷ USD tiền ngân sách chi cho hội họp, chiêu đãi và tiếp khách [172]. Do đó, gần đây chính phủ Trung Quốc đã đƣa ra một số biện pháp nhằm tấn công vào một thói quen đã ăn sâu trong tâm thức của nhiều cán bộ, công chức, những cuộc ăn nhậu kéo dài hàng giờ, và thƣờng là trả bằng tiền nhà nƣớc. Thói quen đã trở thành văn hóa thể hiện một đặc tính dân tộc trong cách làm việc và suy nghĩ của giới lãnh đạo Trung Quốc, cơ chế quản lý lỏng lẻo trong một xã hội quan liêu và nhiều lạc hậu.

Rõ ràng, sự ngự trị lâu đời những văn hóa truyền thống đƣợc giữ lại cho văn hóa hiện đại phát triển một hình thức mới, với những nét văn hóa mô phỏng một xã hội còn nhiều rối ren trong bộ máy chính quyền, những hoen ố mang màu sắc phong kiến vẫn còn để lại dƣ âm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố văn hóa trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)