Vị trí đị a chính trị, đị a chiến lƣợc của Biển Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố văn hóa trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc (Trang 53 - 56)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VĂN HÓA TRUNG QUỐC

2.1 Vị trí đị a chính trị, đị a chiến lƣợc của Biển Đông

Cách đây hơn một thế kỷ, Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao Mỹ John Hay đã đề cao vai trò của biển, khu vực Thái Bình Dƣơng, ông nói: “Địa Trung Hải là biển của quá khứ, Đại Tây Dƣơng là biển của hiện tại, Thái Bình Dƣơng là biển của tƣơng lai”. Quả vậy, tập trung sự chú ý của chính trƣờng thế giới những năm gần đây, Biển Đông đã dậy sóng dữ dội sau một thời gian gần nhƣ yên ả, với tỉ lệ các cuộc họp nóng quan trọng của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có sự tham gia của cả Trung Quốc và Mỹ. Cách các quốc gia ứng xử để giành quyền lợi của mình trên vùng biển này cũng để lại nhiều câu chuyện trong văn hóa quan hệ quốc tế.

Nằm trong vùng biển này, Việt Nam đang đứng vào một cuộc đua tranh mang tính chiến lƣợc. Con đƣờng phát triển kinh tế biển cũng là con đƣờng phát triển quốc gia mà Việt Nam hƣớng tới đang chịu ảnh hƣởng bởi thái độ của các quốc gia đối với vấn đề Biển Đông. Tại sao đây lại là một vùng biển thu hút sự chú ý của không chỉ các quốc gia có lãnh thổ liên quan mà còn của các “ông trùm” thế giới? Hiểu rõ về vùng biển này là yếu tố quan trọng để lý giải những câu chuyện văn hóa đang diễn ra tại đây.

Tên gọi và vị trí địa lý:

Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km vuông, trải rộng từ vĩ độ 3 lên đến vĩ độ 26 Bắc và từ kinh độ 100 đến 121 Đông, là một biển nửa kín [138]. Ngoài Việt Nam, Biển Đông đƣợc bao bọc bởi tám nƣớc khác là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Bruney, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia. Tên tiếng Anh là The South China Sea và tiếng Pháp là Mer de Chine Méridionale, là một biển rìa Tây Thái Bình Dƣơng. Tên gọi phổ biến nhất và thƣờng có trong mọi ngôn ngữ đƣợc dịch ra là biển phía Nam Trung Hoa. Ủy ban quốc tế quy định việc đặt tên gọi

của các biển và đại dƣơng dựa vào địa danh của lục địa lớn gần nhất hoặc mang tên một nhà khoa học phát hiện ra chúng để tiện cho việc tra cứu. Theo đó, Biển Đông nằm ở phía Nam đại lục Trung Hoa nên có tên gọi là biển Nam Trung Hoa. Có thể kể ra các ví dụ nhƣ là Ấn Độ Dƣơng, là đại dƣơng ở phía nam Ấn Độ, giáp nhiều nƣớc ở châu Á và châu Phi, nhƣng không phải là của riêng nƣớc Ấn Độ; hay biển Nhật Bản, đƣợc bao quanh bởi Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những cách đặt tên khác nhau, có thể tùy theo vị trí, phƣơng hƣớng của biển đối với quốc gia đó. Philippines gọi là biển Luzon (theo tên hòn đảo lớn Luzon của Philippines) hoặc biển Tây Philippines. Trong các tài liệu cổ về hàng hải của Bồ Đào Nha vào thế kỉ 15-16 còn có tên là Biển Chăm Pa. Lịch sử tên gọi này tại Trung Quốc khá phong phú. Thời Hán và Nam Bắc triều, ngƣời Trung Quốc gọi biển này là "Trƣớng Hải" (Hán văn phồn thể: 漲海, Hán văn giản thể: 涨海), "Phí Hải" (Hán văn: 沸海), từ thời Đƣờng dần dần đổi sang gọi là "Nam Hải" (南海). Hiện tại "Nam Hải" là tên gọi quan phƣơng của biển này ở Trung Quốc. Từ thời cận đại, do tên gọi của biển này trong nhiều ngôn ngữ mang ý nghĩa là biển nằm ở phía nam Trung Quốc nên khi dịch sang Trung văn đã làm phát sinh thêm tên gọi “Nam Trung Quốc Hải” (Hán văn phồn thể: 南中国海, Hán văn giản thể: 南中國海) và “Trung Quốc Nam Hải” (Hán văn phồn thể: 中國南海, Hán văn giản thể: 中国南海). Do tại Trung Quốc “Biển Đông” (Đông hải) đƣợc dùng để chỉ biển Hoa Đông nên nhiều ngƣời thƣờng lẫn lộn hai khái niệm “Biển Đông” khác nhau này [93][114][108].

Với cách đặt tên phong phú này, địa danh biển hoàn toàn không có ý nghĩa về mặt chủ quyền trên biển. Vấn đề chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển đƣợc xác định và giải quyết theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Tài nguyên thiên nhiên và địa chiến lƣợc, địa kinh tế: Sinh vật biển đa dạng

Với vị trí địa lý và khí hậu đặc biệt, vùng Biển Đông có hệ sinh vật biển rất đa dạng, cả về cấu trúc thành phần loài, hệ sinh thái và nguồn gen. Nhiệt độ, mức

độ trao đổi môi trƣờng với các vùng xung quanh, hình thái thềm lục địa… khác biệt theo điều kiện tự nhiên trải dài trên các vĩ tuyến từ Bắc đến Nam, đã tạo ra những nét đặc trƣng của các hệ sinh thái của vùng biển.

“Cho đến nay, trong vùng biển này đã phát hiện đƣợc khoảng 11.000 loài sinh vật cƣ trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình” [92]. Vùng biển này chiếm một phần ba toàn bộ đa dạng sinh học biển thế giới. Biển Đông vì thế là vùng vô cùng quan trọng đối với hệ sinh thái. Nguồn tài nguyên sinh vật biển quan trọng đã mang đến những ƣu thế cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nƣớc xung quanh. Trữ lƣợng hải sản đánh bắt khoảng 3 – 3,5 triệu tấn, cơ cấu hải sản rất phong phú, có giá trị kinh tế cao có thể khai thác đƣợc hàng năm. Trong khu vực, có các nƣớc đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines. Trong đó Trung Quốc là nƣớc đánh bắt cá lớn nhất thế giới (khoảng 4,38 triệu tấn/năm) [138].

Biển Đông là một trong 5 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới, đƣợc xác định có trữ lƣợng dầu mỏ khoảng 1,2 km³ [48]. Trữ lƣợng khí tự nhiên đƣợc ƣớc tính khoảng 7.500 km³. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lƣợng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lƣợng dầu tại quần đảo Trƣờng Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng. Với trữ lƣợng này và sản lƣợng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu tấn/năm duy trì đƣợc trong vòng 15 - 20 năm tới. Trung Quốc khẳng định Biển Đông có trữ lƣợng 50 tỉ tấn dầu thô, hơn 20.000 tỉ mét khối khí đốt, gấp 25 lần trữ lƣợng dầu và tám lần trữ lƣợng khí đốt hiện có của nƣớc này [139]. Khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trƣờng Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng, trữ lƣợng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lƣợng dầu khí và đang đƣợc coi là nguồn năng lƣợng thay thế dầu khí trong tƣơng lai gần. Chính tiềm năng dầu khí chƣa đƣợc khai thác đƣợc coi là một nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế, nguy cơ đối mặt với các vấn đề chính trị có tính tranh chấp.

Nhƣ vậy, Biển Đông có ảnh hƣởng trực tiếp tới cuộc sống của hàng trăm triệu ngƣời dân các nƣớc có biên giới quanh nó. Đây không chỉ là địa bàn kinh tế

chiến lƣợc quan trọng đối với các nƣớc trong khu vực mà còn cả của châu Á - Thái Bình Dƣơng và Mỹ.

Hàng hải

Biển Đông nằm trên tuyến đƣờng giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dƣơng - Ấn Độ Dƣơng, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á, là đƣờng hàng hải đông đúc thứ hai trên thế giới. Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên [102]. Trung Quốc có 29/39 tuyến đƣờng hàng hải và khoảng 60% lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lƣợng dầu mỏ nhập khẩu đƣợc vận chuyển bằng đƣờng biển qua Biển Đông [92]. Thƣơng mại và công nghiệp hàng hải ngày càng gia tăng trên các tuyến đƣờng biển của Biển Đông.

Nhiều nƣớc ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đƣờng biển này nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Trung Quốc. Đây là mạch đƣờng thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thƣơng mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn 90% lƣợng vận tải thƣơng mại của thế giới thực hiện bằng đƣờng biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông [138].

Với địa kinh tế và địa chính trị rất quan trọng, Việt Nam và một số nƣớc đang ở trong cuộc đua tranh chủ quyền quyết liệt với Trung Quốc tại Biển Đông. Vùng biển này cũng bƣớc ra khỏi trạng thái êm đềm, ấm và nóng dần lên bởi đấu tranh lợi ích gay gắt giữa các quốc gia. Nơi đây trở thành sân chơi của những “ông trùm” với các quốc gia, mỗi quốc gia là một văn hóa ứng xử khác nhau, bộc lộ rất rõ trên một sân chơi đầy thử thách. Trong đó nổi bật lên ba khối văn hóa chính: ông trùm lớn nhất là văn hóa bành trƣớng và hai khối quốc gia, một ôn hòa, một mạnh mẽ phản đối, đại diện cho hai khối văn hóa còn lại. Có thể gọi, văn hóa Trung Quốc là văn hóa trọng tâm trong sân chơi này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Yếu tố văn hóa trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)