CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VĂN HÓA TRUNG QUỐC
3.5 Phát triển các hoạt động văn hóa liên kết quốc tế
“Việt Nam có thể nói là một Đông Nam Á thu nhỏ. Nói một cách khái quát văn hóa Việt Nam là một phức thể gồm ba yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng và văn hóa biển” [04, tr.05]. Hiện nay, trong vấn đề Biển Đông, tại khu vực Đông
Nam Á có hai nhóm nƣớc: một nhóm nƣớc có lợi ích chiến lƣợc và kinh tế ở Biển Đông (Việt Nam, Philipines, Indonesia, Malaysia, Brunei) và nhóm còn lại có lợi ích gắn bó với Trung Quốc (Myanmar, Campuchia, Lào và Thái Lan). Lào, Campuchia và Myanma không muốn tham gia, phần vì ít liên quan đến Biển Đông, phần vì có lợi ích gắn bó với Trung Quốc, có lúc Campuchia đã phản đối nêu vấn đề Biển Đông thành một số hoạt động chung của ASEAN. Thái Lan muốn tránh né vấn đề Biển Đông, vì vị thế riêng của mình và có quan hệ khá đặc biệt với Trung Quốc. Nhƣ vậy, là 4/10 quốc gia thành viên ASEAN trên thực tế “không mặn mà” và chỉ muốn đứng ngoài vấn đề Biển Đông. Cũng vì điều này mà thái độ của các quốc gia đối với vấn đề Biển Đông cũng thể hiện những lập trƣờng khác nhau, dẫn đến hành động không thống nhất đối với tranh chấp Biển Đông.
Đối với một nƣớc đang phát triển với tốc độ nhanh, việc nâng cao "sức mạnh cứng" có thể tƣơng đối dễ dàng. Mức dự trữ cao, đầu tƣ của nhà kinh doanh nƣớc ngoài to lớn, chuyển nhƣợng kỹ thuật đầy đủ và chính sách kinh tế hợp lý đều có thể nâng cao đƣợc “sức mạnh cứng” của đất nƣớc. Nâng cao “sức mạnh mềm” văn hóa lại không đơn giản và có thể gặp nhiều vấn đề phức tạp, nhƣ cải cách về các mặt thể chế, quan niệm, nhƣng phải đƣợc đặt ngang với sức mạnh cứng của truyền thống. Nhìn vào bài học Nhật Bản và Liên Xô trƣớc đây, nếu không tiến hành cải cách nhƣ vậy, thì vấn đề mất cân bằng “cứng”, “mềm” sẽ không giải quyết đƣợc. Đối với một nƣớc nhỏ và còn yếu nhƣ Việt Nam, để phát triển đất nƣớc thật sự cần đến “sức mạnh mềm” văn hóa hơn cả. Lịch sử đã chứng minh, những cải thiện trong quan hệ ngoại giao, chiến lƣợc của Việt Nam với bất cứ đối tác hùng mạnh nào, dù trực tiếp hay gián tiếp, đều thu đƣợc những kết quả hữu hình. Trong hoàn cảnh bị đe dọa từ đất nƣớc khổng lồ nhƣ Trung Quốc, nếu không tìm kiếm đƣợc nhiều bạn bè thì sẽ không ai có thể giúp đỡ mặn mà với một ngƣời bạn không thân. Không những thế, chúng ta phải tìm cách làm bạn thân, bạn chiến lƣợc với nhiều quốc gia. Một trong những con đƣờng mềm mỏng và dễ tiếp cận là thông qua văn hóa.
Công tác thông tin đối ngoại cần được quan tâm nhiều hơn nữa với những hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng. Vấn đề Biển Đông còn tập trung thách thức mà các quốc gia toàn cầu đang hƣớng đến: biến đối khí hậu, chạy đua vũ trang, vũ khí hạt nhân, chống khủng bố cƣớp biển, khủng hoảng kinh tế, tranh chấp chủ quyền … Nhiều trào lƣu văn hóa cũng đƣợc diễn ra tại đây. Ngoài việc duy trì một nền ngoại giao hòa bình với nƣớc lớn, Việt Nam còn phải duy trì ngoại giao văn hóa với các quốc gia trên thế giới tạo ra sức mạnh văn hóa tổng hợp trên mặt trận Biển Đông. Các hình thức giới thiệu văn hóa đến với bạn bè thế giới cần đƣợc chú trọng hơn. Trong khu vực, Việt Nam cần đẩy mạnh quan hệ giao lƣu văn hóa với các quốc gia bằng việc chủ động tạo cơ hội và tận dụng cơ hội. Các cuộc thi thể thao, Olympic, các diễn đàn khoa học về những vấn đề môi trƣờng, an ninh, văn hóa xã hội là cầu nối đƣa Việt Nam đến gần với các nƣớc anh em hơn. Trƣớc thách thức hai khối riêng biệt trong vấn đề Biển Đông của khu vực Đông Nam Á, cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi họp thúc đẩy tiến trình vì hòa bình hợp tác, phát triển cho Biển Đông. Không chỉ thế, các hoạt động phát triển văn hóa ở đây còn có thể thông qua việc sử dụng công cụ của các ngành công nghiệp khác nhƣ công nghiệp giải trí để quảng bá, tuyên truyền sự thật biển đảo…
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các giá trị văn hóa biển đảo của dân tộc ra thế giới, tận dụng thời cơ thuận lợi của toàn cầu hóa kinh tế, đẩy mạnh giao lƣu văn hóa đối ngoại để các quốc gia có cái nhìn hiểu biết hơn nữa về văn hóa, lịch sử Việt Nam. Phƣơng tiện thông tin đại chúng bùng nổ là cơ hội tốt để hình ảnh Việt Nam và chủ quyền biển đảo đƣợc quảng bá rộng rãi. Đặc biệt hơn khi trong vòng 10 năm trở lại đây, tỷ lệ sử dụng Internet tại Việt Nam có tốc độ tăng trƣởng nhanh nhất trong khu vực. Tận dụng lợi thế phát triển này nhƣng Việt Nam cũng cần có chính sách đảm bảo yêu cầu về an toàn thông tin.
Ngành công nghiệp văn hóa là một trong những loại hình phát triển dựa trên sức mạnh mềm vốn có của dân tộc. Sử dụng văn hóa để phát triển kinh tế, phát triển chính trị và phát triển nội lực chung của dân tộc là một nhu cầu đúng đắn. Việt Nam cần biết tận dụng nguồn tài nguyên văn hóa dồi dào của mình để làm giàu sức
mạnh mềm. Giữa nền kinh tế thị trƣờng và toàn cầu hóa năng động, thông qua phát triển công nghiệp văn hóa để xây dựng “sức mạnh mềm”, tạo ra sức mạnh dân tộc tổng hợp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
Từ lâu vấn đề văn hóa biển Việt Nam đã đƣợc nhiều học giả, nhà nghiên cứu đặt ra. Tuy còn có những ý kiến khác biệt nhất định nhƣng ngày càng có thêm nhiều nhà nghiên cứu cho rằng văn hóa Việt Nam có truyền thống biển lâu đời, đặc sắc. Trong xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, vấn đề biển và tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa biển có vai trò thiết yếu không chỉ đối với các lĩnh vực kinh tế, xã hội mà cả với các lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trong thế kỷ XXI, đây không chỉ là công việc của các bộ, ban, ngành trong Chính phủ, của giới kinh tế và các nhà hải dƣơng học mà còn là việc chung của toàn dân tộc. Vì vậy, đòi hỏi các đoàn thể quần chúng, các giai tầng trong xã hội cùng có chung nhận thức, tích cực phối hợp, tham gia nghiên cứu, học tập, biến nhận thức thành hành động thiết thực.
Tiểu kết
Xây dựng một văn hóa biển hùng mạnh để đối phó với ứng xử của Trung Quốc đòi hỏi Việt Nam phải tập trung sức mạnh tổng lực trên mọi mặt trận. Bắc Kinh không thể từ bỏ thứ chủ nghĩa dân tộc và giấc mộng bá quyền nghìn năm nay của mình. Việc cần làm khi muốn thắng kẻ khác, lại là một kẻ mạnh hơn ta rất nhiều, không phải là ngồi yên chờ thời thế, may mắn đến với vận mệnh dân tộc, cũng không phải là bƣớc đi vội vã để mục đích chƣa đạt thì trăm sự đã đổ bể. Trong xu thế mới, việc giải quyết một vấn đề quan hệ quốc tế phức tạp đòi hỏi sự ra tay của những sức mạnh mềm với văn hóa, mà trọng tâm trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông là văn hóa biển.
Bên cạnh việc xây dựng nội lực văn hóa phát triển, chú trọng đến những chính sách phát triển biển bài bản và chiến lƣợc, thúc đẩy một sức mạnh văn hóa đa phƣơng là điều tối quan trọng và cần thiết. Việc đấu tranh giành chủ quyền tại hai
liên, đoạn tuyệt mối hữu hảo đã từng đƣợc xây dựng trong quan hệ với Trung Quốc. Trái lại, bên cạnh một chính sách chủ quyền cứng rắn, chúng ta phải gia tăng hiệu quả chủ quyền bằng sức mạnh văn hóa song phƣơng, gắn kết mối rạn nứt đã có và xây dựng một chiến lƣợc ngoại giao mềm mỏng. Việc thực hiện công tác này không chỉ là các cơ quan ngoại giao, các tổ chức văn hóa, cơ quan truyền thông đại chúng, việc làm này đòi hỏi sự đồng tâm hiệp lực từ chính phủ đến địa phƣơng, từ lãnh đạo đến nhân dân…
KẾT LUẬN
1. Những đặc điểm lịch sử văn hóa Trung Quốc, một nƣớc có nền văn minh lâu đời, có ảnh hƣởng sâu sắc đến Trung Quốc hiện đại. Mỗi thời đại lại có một quy luật phát triển riêng. Truyền thống cũ đƣợc lƣu truyền trên cơ sở những điều kiện lịch sử mới, lại có những giá trị mới ra đời trên nền tảng của cái cũ. Một chủ nghĩa dân tộc ngự trị bền vững trong tƣ tƣởng của giới lãnh đạo, của ngƣời Trung Quốc xuyên suốt trong lịch sử. Cũng ở Trung Quốc, tình trạng lãnh đạo đi ngƣợc lại với các nguyên tắc đạo lý quốc gia, xóa bỏ cái gọi là “tập trung dân chủ”. Năm 1925, Lỗ Tấn trong “Tùy bút trƣớc đèn” đã viết: “Ngƣời Trung Quốc xƣa nay chƣa giành đƣợc tƣ cách hơn ngƣời, nhiều lắm chẳng qua là nô lệ, hiện nay vẫn còn nhƣ thế, nhƣng dƣới thời nô lệ thƣờng không có gì lạ” cho nên tình cảm của ngƣời Trung Quốc trải qua hai thời đại: một là thời đại muốn làm nô lệ mà không đƣợc, hai là thời đại tạm ổn để làm nô lệ. Xã hội chuyên chế phong kiến tuy đã kết thúc, nhƣng ảnh hƣởng của nó chƣa rũ sạch, thân phận không còn là nô lệ nhƣng tinh thần vẫn còn nô lệ”. Trung Quốc xƣa có tƣ tƣởng “lấy dân làm gốc” trong văn hóa truyền thống, cố nhiên giống với “dân chủ” và địa vị căn bản của nhân dân trong quốc gia này vẫn tồn tại nhƣng đƣờng lối để thực hiện thì không hề giống với dân chủ. Trong bộ máy thì thi hành các chính sách cán bộ bè phái và chủ nghĩa cơ hội tràn lan…Trung Quốc hiện đại cứ bám víu vào những tƣ duy truyền thống của mình để xây dựng một đƣờng lối đối ngoại mới bằng việc đối xử với các quốc gia khác nhƣ ở thời kỳ cổ đại, thời kỳ mà luật pháp quốc tế vẫn chƣa tồn tại.
2. Biển Đông đƣợc xem là cầu nối giữa các đảo và các nền văn minh trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới qua nhiều đời. Đó là một khu vực thống nhất, hài hòa hơn là chia rẽ, mâu thuẫn lợi ích. Nhƣng 60 năm qua, diễn biến của nó đã thay đổi hoàn toàn. Trung Quốc với vai trò là một siêu cƣờng lục địa không thể kiềm hãm cơn khát của mình trƣớc nguồn tài nguyên khoáng sản và dầu khí tiềm năng cũng nhƣ tầm địa chiến lƣợc, địa chính trị của vùng biển này. Một Biển Đông với
quanh đó phục vụ cho tất cả các hoạt động của con ngƣời ở Biển Đông theo nguyên tắc “tự do biển cả”, một nguyên tắc ngự trị của Luật biển quốc tế trong khu vực một thời gian dài đã bị phá vỡ. “Đƣờng lƣỡi bò” là một đƣờng tƣởng tƣợng dựa trên một nhu cầu lợi ích bên trong của chính trị Trung Quốc. Mục tiêu ngắn hạn là khai thác tài nguyên, mục tiêu lâu dài là biến Biển Đông trở thành công cụ để thực hiện giấc mộng bá quyền năm châu của ngƣời Trung Quốc. Dù với mục tiêu nào thì hành vi và ứng xử của Trung Quốc để đạt đƣợc cũng mang màu sắc truyền thống dân tộc.
Một lời khuyên phổ biến không chỉ trong quan hệ con ngƣời với con ngƣời mà trong hoạt động ngoại giao quốc tế vẫn luôn đƣợc phổ biến, đó là: hãy nhìn việc các nƣớc làm chứ không nên nghe những gì họ nói. Trung Quốc luôn miệng nói những lời dịu êm cho một giải pháp hòa bình tại Biển Đông nhƣng những hành động của Trung Quốc luôn phi lý và trái ngƣợc với những gì họ tuyên bố. Đối với Biển Đông, đƣờng lƣỡi bò đã thể hiện rõ bản chất hung hăng và ý đồ bành trƣớng tham lam của nƣớc này. Trung Quốc với những bản chất cố hữu từ truyền thống, họ đã để lại dấu ấn khó quên trên bàn đàm phán Biển Đông bằng phong cách ngoại giao “lấp lửng”, “nói một đằng, làm một nẻo”. Vòng văn hóa chính trị Biển Đông là một vòng văn hóa của những thói hung hăng, một “văn hóa pháo hạm” thời bình với sự xoay chuyển của một chủ thể đại diện cho thứ chủ nghĩa dân tộc bành trƣớng nƣớc lớn.
Khái niệm “Văn minh chính trị” do Các Mác đề ra năm 1844, đến đầu thế kỷ 21 đƣợc lãnh đạo Trung Quốc đề cập trong chính cƣơng của đảng và Hiến pháp của Nhà nƣớc. Văn minh chính trị tức là hiện đại hóa chính trị, là trạng thái tiến bộ của đời sống chính trị xã hội loài ngƣời, là thành quả văn minh mà loài ngƣời đã đạt đƣợc trong hoạt động chính trị, chủ yếu bao gồm ba mặt: văn minh về quan niệm chính trị, văn minh về hành vi chính trị và văn minh về chế độ chính trị [45, tr.07]. Trong Biển Đông, nếu xét văn minh về quan niệm chính trị thì đó là văn minh nƣớc lớn, chủ quyền là bá quyền những vùng không thuộc về mình; văn minh về hành vi chính trị thì đó là văn minh của ngoại giao “lời nói không cánh mà bay”, là hành vi của chiến thuật “lấy thịt đè ngƣời”; nói về văn minh của chế độ chính trị thì đó là
văn minh của chế độ thiếu dân chủ, nhân quyền và công bằng, một chế độ với thái độ lạ lùng trong một xu thế hòa bình chung trên thế giới.
3. Để giải quyết một vấn đề cần phải tìm hiểu, phân tích cơ sở tồn tại của nó. Trong Biển Đông, muốn giải quyết chủ quyền của dân tộc, Việt Nam không thể bỏ qua việc tìm hiểu về các cơ sở của những yêu sách và ứng xử của Trung Quốc tại đây. Một xã hội với những thể chế và văn hóa còn nhiều nét tƣơng đồng, việc tìm hiểu Trung Quốc cũng giúp chúng ta tự kiểm điểm lại mình và vạch ra con đƣờng đúng đắn cho chủ quyền dân tộc.
Trung Quốc đã mang vào văn hóa hàng hải Biển Đông một văn hóa ứng xử mới, đƣợm màu sắc văn hóa, chính trị dân tộc Trung Hoa. Văn hóa biển Việt Nam cần phải thể hiện sức mạnh của mình bằng những chính sách văn hóa hƣớng biển để chinh phục một sức mạnh văn hóa đang đi ngƣợc với trào lƣu thế giới. Khi mọi nỗ lực ở Biển Đông đến giờ phút này vẫn chƣa đạt đƣợc hiệu quả gì, ngƣời ta nhìn thấy một ASEAN nhiều chia rẽ và tiềm ẩn những nguy cơ xung đột vũ trang có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Văn hóa hàng hải trên Biển Đông sẽ êm dịu và hài hòa chỉ khi văn hóa hàng hải của mỗi quốc gia đi vào một quỹ đạo, quỹ đạo của phát triển hòa bình.
4. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, tác giả đã đánh giá những ứng xử Biển Đông của Trung Quốc thông qua mối quan hệ giữa văn hóa, con ngƣời và chính trị. Thực chất, để tìm hiểu và đánh giá văn hóa trong ứng xử quốc tế của một quốc gia, cần nghiên cứu sâu sắc đến các thành tố điển hình nhƣ: con ngƣời - con ngƣời chính trị, môi trƣờng xã hội - môi trƣờng chính trị, hệ thống chính trị, văn hóa - văn hóa chính trị. Giữa các thành tố này có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại và tạo ra những tác động sâu sắc đến ứng xử quan hệ quốc tế nói chung cũng nhƣ trong ứng xử Biển Đông. Tuy nhiên, trong phạm vi của Luận văn Thạc sĩ, tác giả không thể nghiên cứu toàn bộ các thành tố trên và vận dụng nó vào ứng xử Biển Đông của Trung Quốc, cũng nhƣ không thể nghiên cứu về ứng xử của Việt Nam qua các thành tố này. Tác giả hy vọng, Luận văn sau khi phân tích ứng xử của Trung Quốc thông qua văn hóa sẽ đóng góp những giải pháp hữu dụng trong chiến lƣợc bảo vệ chủ quyền hải đảo của Việt Nam. Đồng thời, từ kết quả đã nghiên cứu
của Luận văn, tác giả mong muốn sẽ phát triển nội dung đề tài Biển Đông thông qua