6. Tính đến năm 1964 tồn tỉnh có trên 4.000 người làm giao thông vận tải chuyên nghiệp, chủ yếu làm nhiệm vụ khôi phục, tu sửa đường sá, cầu cống và mở thêm một số đường mới để
2.1. Ngã ba Đồng Lộc và sự hình thành quyết chiến điểm trên mặt trận GTVT ở Khu
trận GTVT ở Khu 4
Ngã ba Đồng Lộc là một địa danh nằm trên địa bàn huyện Can Lộc thuộc phía đơng bắc tỉnh Hà Tĩnh. Đây là một huyện đồng bằng ven biển nằm trong tọa độ: 18 độ 20 phút đến 18 độ 30 phút vĩ độ Bắc và 105 độ 37 phút đến 105 độ 40 phút kinh độ Đơng; phía bắc giáp thị xã Hồng Lĩnh và huyện Nghi Xuân, phía nam giáp huyện Thạch Hà, phía tây giáp huyện Đức Thọ và Hương Khê, phía đơng là biển. Huyện Can Lộc có diện tích tự nhiên 424 km2
, dân số là 175.298 người (năm 1965) chiếm 6% diện tích và 13% dân số của tỉnh Hà Tĩnh.
Là một huyện có diện tích đồng bằng lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh với gần 25.281 ha (chiếm gần 68% diện tích đất tự nhiên), Can Lộc trở thành vùng trọng điểm trồng lúa. Nơi đây lại có đường giao thơng thủy và bộ đi sang nước bạn Lào theo hai ngả lên Hương Sơn (quốc lộ 8) và Hương Khê (quốc lộ 15 và 12), có hai dãy núi Trà Sơn và Hồng Lĩnh. Từ xa xưa cho đến sau này, Can Lộc đã trở thành căn cứ địa chống ngoại xâm của dân tộc ta nói chung và Hà Tĩnh nói riêng.
Trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX, vùng núi Trà Sơn (chạy dài hơn 20 km từ xã Thường Nga qua Phú Lộc, Nhân Lộc, Thượng
Lộc, Đồng Lộc, Sơn Lộc và Mỹ Lộc) là căn cứ địa của nghĩa quân Can Lộc do Đề Chanh và Đề Trạch chỉ huy7
.
Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Trà Sơn là cửa ngõ của An toàn khu (A.T.K) Khu ủy Trung Bộ đóng ở Hương Khê. Chạy dưới chân núi Trà Sơn có quốc lộ 15A từ Bắc vào nối với tỉnh lộ số 2 từ thị xã Hà Tĩnh lên giao nhau ở Ngã ba Khe Giao thuộc xã Mỹ Lộc rồi vượt Truông Bát lên Hương Khê đi vào Quảng Bình lên tuyến Đơng Trường Sơn và sang nước bạn Lào. Ngoài ra, từ các xã Đồng Lộc, Thượng Lộc, Phú Lộc cịn có các đường mòn vượt Trà Sơn lên Hương Khê như Truông Xai, Truông Vắt. v.v. Với vị trí hiểm yếu như vậy, đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trà Sơn - Đồng Lộc giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong thế trận vận tải trên địa bàn Hà Tĩnh và Khu 4.
Do vị trí xung yếu về giao thơng thủy - bộ trên đất Hà Tĩnh, huyện Can Lộc trở thành địa bàn bị không quân - hải quân Mỹ đánh phá ác liệt trong cả hai lần gây ra chiến tranh phá hoại (1965-1968 và 1972). Chúng đánh Can Lộc chủ yếu là đánh vào các tuyến GTVT. Đặc biệt, trong thời kỳ Mỹ tiến hành cái gọi là “ném bom hạn chế” (từ tháng 4 đến tháng 10-1968) huyện Can Lộc trong đó trọng điểm là Ngã ba Đồng Lộc trở thành nơi đọ sức quyết liệt nhất giữa ta và địch trên mặt trận GTVT ở Khu 4 và miền Bắc XHCN nói chung.
Đế quốc Mỹ sử dụng lực lượng không quân và hải quân đánh Can Lộc chủ yếu là đánh vào hệ thống GTVT. Thời gian đầu, máy bay địch tập trung ném bom nhằm ngăn chặn, khống chế giao thông bằng cách đánh phá cầu, đường như đánh sập cầu Nghèn, cầu Già trên quốc lộ số 1, cầu Tùng Cóc trên