Sau này cầu Tối được đổi tên là cầu Dươn g Tài để ghi nhớ gương chiến đấu, hy sinh dũng cảm của hai chiến sỹ công binh là Lê Đăng Dương và Phan Văn Tài khi đang làm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngã ba Đồng Lộc- quyết chiến điểm trên mặt trận giao thông vận tải trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) (Trang 85 - 88)

dũng cảm của hai chiến sỹ công binh là Lê Đăng Dương và Phan Văn Tài khi đang làm nhiệm vụ phá bom trên cầu.

nhiệm vụ mới do Đảng bộ Hà Tĩnh đề ra, quân và dân Hà Tĩnh đẩy mạnh thực hiện công tác bảo đảm GTVT theo đúng quan điểm: phục vụ vận tải vô điều kiện; thơng tồn tuyến, tốt toàn diện, tự lực tự cường bảo đảm GTVT, chiến thắng thiên tai địch họa. Tác phong công tác được xác định là “bốn bám”: bám sát mọi diễn biến trên đường, cầu phà; bám sát thiên tai địch họa; bám sát mọi hoạt động trên đường; bám sát cơ sở và vật tư, dụng cụ. Đồng thời thực hiện sự kiểm tra ba vòng, dự phịng ba cấp: cơng nhân kiểm tra, cán bộ kiểm tra, cấp trên kiểm tra; cơ sở dự phòng, địa phương dự phòng, Trung ương dự phịng. Trên tinh thần đó, với những nỗ lực vượt bậc trong các tháng 9 và 10 năm 1968, quân dân Hà Tĩnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa chi viện tiền tuyến, làm thất bại âm mưu “chặn cổ họng” của địch trên mảnh đất quê hương. Điều này có sức cổ vũ lớn lao đối với quân dân ta tại quyết chiến điểm Ngã ba Đồng Lộc.

Một lần nữa vấn đề cấp bách đặt ra đối với Tỉnh uỷ, Uỷ ban Hành chính tỉnh và Ban chỉ đạo bảo đảm GTVT tại Ngã ba Đồng Lộc là tập trung khả năng lãnh đạo để nhanh chóng phá được thế độc tuyến, giải toả ùn tắc tại trọng điểm trong thời gian ngắn nhất.

Thời gian trước, để giải toả cho Đồng Lộc ta đã mở một số đường tránh, đường xế nhưng do yêu cầu thời gian gấp, chất lượng chưa cao, khi bị địch đánh phá thì xuống cấp nhanh chóng, việc khắc phục để thơng tuyến vơ cùng khó khăn. Rút kinh nghiệm từ việc mở đường đó, lần này các lực lượng được triển khai đồng bộ, khẩn trương với quyết tâm thống nhất cao: phải mở cho bằng được hai tuyến đường 70A và 70B để khắc phục thế độc tuyến, giải quyết ách tắc do lưu lượng người và hàng hoá dồn về qua Ngã ba Đồng Lộc. Đường 70A dài 5km nối Đức Thọ - Truông Bát khẩn trương được thi công. Con đường này nối liền với đường 15 nhưng tránh được điểm nút cầu Cơn

Bạng, cầu Tùng Cóc. Đường 70B dài 8km, nối từ đoạn cuối đường 70A về phía Nam đi Hương Khê, tránh được trọng điểm Khe Út.

Việc mở tuyến đường 70A và 70B thể hiện một quyết tâm rất lớn của Đảng bộ, chính quyền Hà Tĩnh và các lực lượng bảo đảm giao thông ở Đồng Lộc. Chỉ trong thời gian ngắn, trong điều kiện địch đánh phá quyết liệt, thời tiết không thuận lợi, quân và dân nơi đây vừa phải bảo đảm GTVT trên những tuyến đường còn lại vừa phải mở gấp các tuyến đường mới. Được sự chi viện của cấp trên, Ban chỉ huy tại Ngã ba Đồng Lộc tổ chức các đơn vị thành hai lực lượng chính trong đó lực lượng chủ lực đảm nhiệm mở hai tuyến đường 70A và 70B. Trận chiến đấu của các lực lượng tham gia mở đường với không quân Mỹ diễn ra hết sức quyết liệt, khẩn trương. Địch đánh dữ dội, lực lượng ta tổ chức phịng tránh tích cực. Địch đi ta lại làm, địch đánh ban ngày ta tranh thủ làm ban đêm, lợi dụng pháo sáng của địch để làm đường. Thời gian sau, do yêu cầu khẩn thiết của chiến trường, các lực lượng của ta vẫn thi công trong khi địch đánh phá. Được sự bảo vệ hiệu quả của lưới lửa phịng khơng tầm thấp, tầm cao mà lực lượng lúc này đã lên tới 12 đại đội pháo (pháo cao xạ 57mm và 37mm), các chiến sĩ giao thông kiên cường bám trụ mặt đường. Bộ đội công binh không quản ngại gian khổ, hy sinh ngày đêm rà phá bom mìn, bạt núi mở đường. Các đơn vị TNXP với phong trào: “Tiếng hát át tiếng

bom” đã thi đua sôi nổi ngày đêm để mở đường với nhịp độ nhanh nhất.

Trong cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt ấy, nhiều cán bộ, chiến sỹ đã anh dũng hy sinh cho tuyến đường mới... Đặc biệt để mở hai tuyến đường 70A và 70B phải kể đến sự đóng góp tự nguyện, tích cực của nhân dân địa phương. Nhân dân sẵn sàng dời nhà, dời cả ruộng vườn để nhường đường cho xe; bà con còn đưa đến cột nhà, gạch xây để lát đường, chống lầy và tham gia mở đường. Sự đóng góp và hy sinh lớn lao của nhân dân Can Lộc đã góp phần quan trọng cho những con đường mới được khai thông.

Đầu tháng 10, hai tuyến đường 70A và 70B với tổng độ dài 13 km được hoàn thành. Như vậy, trên tuyến vận tải qua Ngã ba Đồng Lộc đã có ba con đường tránh chạy song song đó là 70, 70A và 70B. Việc mở hai tuyến đường mới 70A và 70B đã nâng tổng số đường mới mở của Hà Tĩnh trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất lên đến 367km, gấp gần 4 lần đoạn quốc lộ số 1 chạy qua tỉnh. Từ đây, con đường chi viện chiến lược Bắc- Nam qua Ngã ba Đồng Lộc khơng cịn rơi vào thế độc tuyến như trước nữa.

Cùng với việc mở đường, thông tuyến, bảo đảm tốt nhất cho các lực lượng vận tải chủ lực hoạt động thường xun thì có một giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo kế hoạch vận tải của Trung ương là phát động và tổ chức phong trào vận tải nhân dân. Từ cuối tháng 4-1968, Hội nghị chuyên đề về bảo đảm giao thông của Khu 4 đã được triệu tập. Hội nghị quyết định tận dụng nhiều phương tiện, hợp lý hóa tổ chức vận chuyển; nâng tốc độ, tăng trọng lượng, giảm thời gian vận chuyển. Tuy nhiên, do chưa tạo được sự nhất trí cao trong lãnh đạo21

vàthiếu những biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể nên công việc tiến triển chậm. Nhưng từ thực tiễn của tình hình GTVT ở Khu 4, địch phong tỏa gay gắt, điều kiện thời tiết không thuận lợi do mùa mưa kéo dài, vận tải cơ giới gặp nhiều khó khăn, khối lượng vận chuyển bằng cơ giới qua địa bàn chỉ đạt từ 50 đến 82% tùy từng thời điểm. Trước tình hình đó, việc vận tải thủ công do nhân dân và nhiều lực lượng đảm nhiệm đã được Trung ương và Bộ tư lệnh bảo đảm giao thông Khu 4 trực tiếp chỉ đạo, chi viện mọi mặt nên đã phát triển mạnh mẽ.

21

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngã ba Đồng Lộc- quyết chiến điểm trên mặt trận giao thông vận tải trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)