Trích nội dung Hội nghị Thường vụ Quân khu uỷ 4 ngày 19-20 tháng 8 năm 1966 Dự Hội nghị có các đồng chí Lê Hiến Mai, Trần Văn Quang, Trương Công Cẩn, Vũ Lăng,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngã ba Đồng Lộc- quyết chiến điểm trên mặt trận giao thông vận tải trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) (Trang 32 - 38)

Hội nghị có các đồng chí Lê Hiến Mai, Trần Văn Quang, Trương Công Cẩn, Vũ Lăng, Đàm Quang Trung và Trần Sơn. Đồng chí Lê Thanh, Tham mưu trưởng và đồng chí Nguyễn Ích Tỷ, Phó tham mưu trưởng quân khu được mời dự. Văn bản lưu tại bảo mật Quân khu 4.

Mai Xuân Điển; anh hùng cảm tử phá bom từ trường Vũ Hùng út một mình điều khiển chiếc canô 90 sức ngựa với tốc độ cao kích thích cho bom nổ để thơng tuyến; các “trung đội thép” xung kích trên các đoạn đường ác liệt, các trạm điều chỉnh trên các trục đường ở Nghệ An, tiêu biểu như các chiến sỹ ở Truông Bồn, Bến Thuỷ..., rồi phong trào thi đua sôi nổi ở các đơn vị: công trường 50, 12A, Quyết Thắng, bến phà Ròn, Gianh, Quán Hàu, Xuân Sơn, Long Đại (Quảng Bình)...

Với phong trào “Tồn dân làm giao thơng vận tải” đã thu hút được sự

tham gia, đóng góp tích cực của nhân dân trên địa bàn Khu 4. Ở Thanh Hoá, các cụ phụ lão, các cháu thiếu niên đã trồng và bảo vệ được trên 13 vạn cây các loại, nguỵ trang được gần 100 cầu cống lớn nhỏ, có tác dụng che mắt địch; đặc biệt đã làm được 2 cầu nghi trang ở Vạy và Ghép có tác dụng thu hút bom đạn địch, hạn chế bớt sự đánh phá của chúng vào các trọng điểm... Ở Nghệ An, từ tháng 6 năm 1965 đến tháng 6 năm 1966 đã huy động gần 2 triệu ngày công ứng cứu bảo đảm giao thông và sửa chữa các tuyến đường số 7, 15... mở rộng các trọng điểm Truông Bồn - Cổ Văn - Rú Trét và làm đường tránh; ở Quảng Bình lại có sáng kiến áp dụng chiến thuật “sâu đo” trong vận tải. Hàng vào bắc Gianh được rải ra nhiều bến từ xã Quảng Phúc lên đến xã Quảng Trường, Cảnh Hoá. Nhờ có tinh thần của nhân dân thuộc lịng công thức: “Đảng uỷ là chủ hàng, dân quân là công nhân bốc xếp, nhà dân là kho tàng” mà hàng hố của Nhà nước ln được bảo đảm an toàn... Trong chiến dịch vận tải VT5, chiến dịch tiếp nhận gạo từ tàu Hồng Kỳ (Trung Quốc) tại đảo Hịn La (tỉnh Quảng Bình), đã huy động hàng vạn người tham gia, bốc dỡ hàng chục vạn tấn hàng về nơi an toàn chỉ bằng các phương tiện tự có của nhân dân...

Chiến trường càng đánh lớn, việc bảo đảm nhu cầu cho chiến trường miền Nam, Lào và Mặt trận đường số 9 - bắc Quảng Trị ngày càng tăng. Năm

1966, khối lượng vận chuyển tăng gấp đôi năm 1965, trong khi cường độ oanh tạc của địch trở nên dữ dội, ác liệt hơn nhiều. So với năm 1965, chỉ riêng số bom nổ chậm của địch ném xuống đường sá, cầu phà ở Khu 4 năm 1966 tăng 4 lần và năm 1967 tăng 18 lần. Trên các đoạn đường hiểm yếu phía Tây, các bến vượt, phương tiện vượt sông và vận tải, các chân hàng và hệ thống cầu cống là mục tiêu đánh phá liên tục của không quân Mỹ. Cứ mỗi tuần trăng, trước mỗi đợt ngừng bắn, trước mùa mưa, đợt mưa, địch tập trung đánh hỏng đường sá, cầu, ngầm, gây nhiều khó khăn cho ta trong việc khắc phục hậu quả và tổ chức vận chuyển... Giao thông vận tải trên địa bàn Khu 4 ngày càng trở nên nóng bỏng, đầy gian khổ, hy sinh. Trước tình hình đó, từ tháng 12 năm 1966, Trung ương Đảng và Quân uỷ Trung ương giao cho Bộ Tư lệnh Quân khu 4 chỉ huy thống nhất các lực lượng bảo đảm giao thông vận tải trên các tuyến đường chiến lược số 1, 7, 8, 12, 15 thuộc địa bàn. Lực lượng vận tải Quân khu tổ chức thêm ba binh trạm mới, hình thành hệ thống binh trạm (1, 2, 3, 4, 5), bố trí trên 6 khu vực: Vinh - Chu Lễ - Gianh - Long Đại - Trường Thủy - Thái Thủy. Hình thức tổ chức binh trạm như một đơn vị hậu cần tổng hợp vừa tiếp nhận, dự trữ, cấp phát cơ sở vật chất, trang bị, vũ khí kỹ thuật vừa vận chuyển đảm bảo cho một hướng chiến thuật hoặc chiến dịch. Theo đó, cơ quan bảo đảm giao thơng được củng cố từ tỉnh đến xã, cơ quan quân sự tỉnh, huyện và các công ty, phịng giao thơng làm tham mưu cho cấp uỷ. Các địa phương phát triển thêm lực lượng bảo đảm giao thông tại chỗ, lấy lực lượng giao thông công binh làm chủ lực, thanh niên xung phong làm nòng cốt, kết hợp giữa làm giao thông thường xuyên với tổ chức các chiến dịch. Nhân dân các địa phương đã cùng lực lượng bảo đảm giao thơng mở 619km đường vịng, chuẩn bị 1.319.859m3đất, 152.384m3 đá dự trữ. Lực lượng của Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh tập trung xây dựng nhanh 462km đường mới trên các tuyến đường số 20, 21, 22A, 22B và 15; làm 1.000 cầu gỗ,

1.515m cầu phao, 88 phà. Các cầu bị hỏng có cầu thấp, cầu dự bị; nơi nước cạn thì làm ngầm. Mỗi điểm vượt sơng đều có từ ba đến bốn bến, mỗi vùng trọng điểm địch đánh phá, có hai tới ba đường vòng tránh. Nhân dân đóng góp hơn 1 triệu ngày cơng san lấp hố bom, sửa chữa đường sá, làm đường giao liên, đường vòng tránh và các thiết bị báo hiệu, trồng cây nguỵ trang cầu cống, bến vượt; làm cầu giả, phà giả để nghi binh lừa địch. Đến tháng 12 năm 1967 Thanh Hoá đã mở thêm và sửa chữa 200km trên tuyến đường chiến lược, 784km đường liên huyện, hơn 1.500km đường thôn xã, làm mới 2.115m cầu phao bằng luồng, 21 phà loại 18 tấn. Tỉnh Hà Tĩnh làm mới và sửa chữa 122 lượt cầu gỗ, làm thêm 8km đường ray, 103km đường dây thông tin phục vụ bảo đảm giao thông. Tỉnh Nghệ An tổ chức nạo vét 29km kênh nhà Lê...[32; tr.185-186].

Lực lượng vận tải do Bộ và Quân khu tổ chức được bố trí theo các cung, trạm do các binh trạm quản lý. Ngồi ra, cịn có các lực lượng của tỉnh đội và các đơn vị quân đội được chính quyền và nhân dân giúp đỡ đã tự đảm nhận 40 đến 60% tổng khối lượng vận chuyển.

Trên các tuyến giao thông thuộc địa bàn Khu 4, bên cạnh 600 đội dân quân - công binh gồm 3.578 người ở Nghệ An, Hà Tĩnh, 132 đội qn xung kích ở Quảng Bình, các huyện trọng điểm trong quân khu đều tổ chức đại đội chủ lực bảo đảm giao thông. 273 đội rà phá bom TN bằng các dụng cụ thô sơ được tổ chức huấn luyện và đưa vào hoạt động. Cán bộ, chiến sĩ ở 140 đài quan sát cắm tiêu bom TN và bom nổ chậm được bố trí ở các trọng điểm đánh phá của địch thực sự là những con người gan vàng, dạ thép. Lúc địch ném bom, đánh phá, họ có mặt tại vị trí quan sát từng đoạn đường, từng khúc sơng đánh dấu điểm bom rơi; quả nào đã nổ, quả nào chưa nổ. Vừa dứt tiếng máy bay, các chiến sỹ nhanh chóng bị vào giữa “túi bom” làm nhiệm vụ. Tiêu biểu như tiểu đồn 27 cơng binh với các đồng chí: Nguyễn Tấn Kiêng, Võ

Xuân Nở, Hà Huy Ty, Trần Ngọc Mật, Cao Viết Danh, Nguyễn Văn Nhỏ, Nguyễn Đức Điềm...Đó là trung đội nữ dân qn cơng binh do Võ Thị Đởn chỉ huy dù trong điều kiện sống chết chỉ tấc gang vẫn kiên quyết không rời trận địa. Cả trung đội của chị đã bám chắc, trụ vững trên đoạn đường này suốt thời gian địch đánh phá ác liệt, bảo đảm mạch máu giao thông...[32; tr.188]

Bằng sự nỗ lực lớn, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã phá được thế độc tuyến, đơn luồng. Lợi dụng lúc địch đánh ở trọng điểm này ta mở chiến dịch vận tải ở chỗ khác. Trong các đợt không quân Mỹ ngừng hoạt động, lực lượng giao thông vận tải tranh thủ mở các chiến dịch vận chuyển, tạo chân hàng dự trữ, tạo nguồn hàng liên tục. Nơi nào địch đánh phá quyết liệt, khơng thể phát triển đường ơ tơ thì ta tổ chức vận tải thơ sơ bằng gùi, cõng, xe thồ, xe ba gác bố trí theo từng chặng ngắn. Nhờ công tác bảo đảm giao thông tốt và tổ chức vận tải đạt hiệu quả, trong năm 1967 hàng vào Quảng Bình tăng gấp 2,67 lần so với năm 1965 và 19 lần năm 1966. Kế hoạch vận chuyển cho Mặt trận đường 9 đạt 360%; vận chuyển cho Trung- Hạ Lào đạt 134%. Khối lượng hàng vận chuyển bằng đường sắt vào Nghệ An năm 1967 tăng 31% so với năm 1965, chiếm 53% tổng khối lượng vận chuyển. Khối lượng vận chuyển đường sông, đường biển tăng: Quảng Bình tăng 322 lần so với năm 1966, chiếm 14% tổng khối lượng vận chuyển, Nghệ An tăng 147 lần...[32; tr.187-189].

Sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968) của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam và thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc (1965- 1968), cuối tháng 3 năm 1968, Mỹ tuyên bố “xuống thang” chiến tranh, “ném bom hạn chế”. Nhưng thực chất của quyết định này là Mỹ thực hiện thủ đoạn bỏ “diện”, tập trung “đánh điểm”. Không quân và hải quân Mỹ tập trung mọi nỗ lực đánh phá ngăn chặn địa bàn từ vĩ tuyến 20 trở vào. Cuộc đọ sức, đấu trí giữa một bên tiến hành chiến tranh ngăn chặn với một bên tiến

hành chiến tranh chống ngăn chặn đã được đẩy lên đỉnh điểm ở “vùng cán xoong”. Tạp chí khơng qn (Mỹ), tháng 4 năm 1969 viết: “Trên một diện

tích hẹp bằng 1/4 miền Bắc, số trận ném bom tăng 2,6 lần, còn khối lượng, mật độ bom, đạn mà Mỹ rải xuống tăng 20 lần”.

Trước tình hình đó, để tăng cường cơng tác tổ chức, chỉ huy bảo đảm giao thông vận tải, ngày 3 tháng 7 năm 1968, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Thơng tri về việc tăng cường hơn nữa việc lãnh đạo và chỉ đạo bảo đảm GTVT ở Khu 4, trong đó quyết định: Bổ sung đồng chí Phan Trọng Tuệ - Bộ trưởng Bộ GTVT làm Trưởng ban chỉ đạo bảo đảm GTVT; đồng chí Lê Quang Hịa làm Chính ủy; đảm nhiệm Phó ban là các đồng chí: Lê Văn Tri - Phó tư lệnh Phịng khơng - Khơng qn; Hồng Văn Thái - Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần Tiền phương; Nguyễn Tường Lân - Thứ trưởng Bộ GTVT. Tiếp đó, để tăng cường tổ chức hệ thống chỉ huy thống nhất bảo đảm GTVT Khu 4, ngày 2-8-1968 Ban Bí thư ra Thơng tri nêu rõ: Thành lập Bộ Tư lệnh Bảo đảm GTVT Khu 4 (thay Ban Chỉ đạo bảo đảm GTVT Khu 4 trước đây). Bộ Tư lệnh này đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và của Thường vụ Hội đồng Chính phủ. Thành phần Bộ Tư lệnh Bảo đảm GTVT Khu 4 gồm:

+ Tư lệnh: Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ, Bộ trưởng Bộ GTVT. + Chính ủy: Thiếu tướng Lê Quang Hịa, Chính ủy Qn khu 4. + Phó Tư lệnh:

- Đại tá Hoàng Văn Thái, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Tiền phương (sau này đổi thành Bộ Tư lệnh 500).

- Đồng chí Nguyễn Tường Lân, Thứ trưởng Bộ GTVT.

- Đại tá Lê Văn Tri, Phó Tư lệnh Phịng khơng - Khơng qn. - Đồng chí Chu Mạnh, Chủ tịch UBHC tỉnh Nghệ An.

- Đồng chí Cổ Kim Thành, Chủ tịch UBHC tỉnh Quảng Bình.

Ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình thành lập Ban Chỉ huy bảo đảm GTVT do ba đồng chí vừa làm Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh bảo đảm GTVT Khu 4 đồng thời kiêm Trưởng ban5

[15; tr.324-325-326]. Từ đó, dưới sự chỉ huy thống nhất, chặt chẽ của Bộ Tư lệnh bảo đảm GTVT Khu 4 và Ban Chỉ huy bảo đảm GTVT các tỉnh, với lực lượng của Bộ tăng cường (ba sư đoàn phịng khơng 367, 377, 368, một sư đồn pháo binh 351, hai trung đồn cơng binh, năm tiểu đoàn vận tải cơ giới) và lực lượng phịng khơng của qn khu (6 trung đồn phịng khơng, 4 tiểu đồn cơng binh, 2 tiểu đồn vận tải, 528 đội trực chiến của dân quân các tỉnh) được bố trí trên các khu vực trọng điểm: Cầu Cấm, Phương Tích, Bến Thuỷ, sơng La, Đồng Lộc, Xuân Sơn, Long Đại, Linh Cảm... các lực lượng mặt đất đã kiên cường đánh trả có hiệu quả không quân, hải quân địch, bảo vệ tuyến chi viện thông suốt.

Với sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành, sức mạnh chiến tranh nhân dân - quân dân làm vận tải, kết hợp các hình thức, phương tiện vận tải thô sơ, truyền thống với cơ giới; kết hợp vận tải bằng đường bộ, đường sông, đường biển, đường sắt chiến đấu trong thế trận hiệp đồng binh chủng; từ vận chuyển nhỏ lẻ ta đã tiến tới tổ chức chiến dịch vận tải VT5 - chiến dịch 500, giành thắng lợi; đưa khối lượng hàng chuyển giao qua tuyến trong năm 1968 tăng hơn năm 1967.

Trong hơn 7 tháng (từ tháng 3 đến tháng 10 năm 1968) “ném bom hạn chế” trên địa bàn Khu 4 ta đã huy động được 10 triệu lượt người ra mặt đường, khôi phục và làm mới 2.500km đường cơ giới, 173 đường gng, đóng mới hàng chục phà, cầu phao, 200 thuyền gỗ. Khối lượng hàng vận chuyển vào miền Nam và Lào tăng gấp 2 lần so với năm 1967. Chiến thắng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngã ba Đồng Lộc- quyết chiến điểm trên mặt trận giao thông vận tải trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)