Gia Hanh nay là xã Gia Hanh, huyện Can Lộc. [Dẫn theo: Lịch sử Hà Tĩnh, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội - 2000, tr. 357-358].
quốc lộ 15; sau đó khống chế khâu vượt sơng, đánh xăm xe hàng hai đầu bến phà Nghèn và Già. Trong quá trình ấy, máy bay Mỹ đủ loại: cánh quạt (AD 6), phản lực siêu âm F.105, F.4, A.5, A.6…), F.111 (cánh cụp, cánh xòe) và cả B.52 đánh phá 100% số xã ở huyện Can Lộc với gần 10.000 lần. Ngồi ra, chúng cịn sử dụng pháo hạm từ biển, tàu chiến bắn phá xã Thịnh Lộc 117 lần với gần 2000 đạn pháo. Bom đạn của đế quốc Mỹ dội xuống mảnh đất Can Lộc cũng đủ loại: ngoài đạn 20mm, rốc két, tên lửa, bom tấn, bom tạ nổ ngay và nổ chậm, chúng còn sử dụng bom từ trường, bom bi, bom la-de và thủy lôi..[22; tr. 54-55].
Trước những hành động đánh phá của Mỹ, được sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Đảng bộ huyện Can Lộc đã lãnh đạo nhân dân địa phương nhanh chóng chuyển sang chế độ sinh hoạt thời chiến, sẵn sàng đánh trả và đối phó thắng lợi với mọi thủ đoạn thâm độc của địch. Đảng bộ và nhân dân Can Lộc xác định bảo đảm GTVT là nhiệm vụ số một, trung tâm đột xuất, vô cùng gay go, gian khổ và ác liệt.
Thời gian đầu, do thiếu kinh nghiệm, tiềm lực và việc dự trữ vật tư, phương tiện còn mỏng, nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của địch thiếu nhạy bén nên nhiệm vụ bảo đảm GTVT ở Can Lộc gặp mn vàn khó khăn, lúng túng, bị động trong thực hiện nhiệm vụ, dẫn đến tổn thất về người, phương tiện, hàng hóa; lưu lượng thơng xe qua địa bàn đạt thấp.
Nhưng từ đầu năm 1966 về sau, với sự chỉ đạo nhạy bén, kiên quyết của Trung ương và Tỉnh ủy, sự nỗ lực cao độ của toàn Đảng bộ và nhân dân Can Lộc, phong trào “Toàn dân làm GTVT” với nhiều hình thức và biện pháp
phong phú, đa dạng đã được thực hiện. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, công tác bảo đảm GTVT của huyện Can Lộc đã đạt được kết quả nổi bật trên các mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất, thực hiện tốt cơng tác chính trị, tư tưởng và các biện pháp tổ chức lực lượng:
Trong suốt q trình làm cơng tác bảo đảm GTVT, huyện ủy Can Lộc đã có nhiều cuộc họp, ra nhiều nghị quyết, chỉ thị trong đó xác định nhiệm vụ bảo đảm GTVT thông suốt trên địa bàn là nhiệm vụ hàng đầu; từ đó xây dựng ý chí quyết tâm, thống nhất cao từ các cấp lãnh đạo đến từng chiến sỹ, từng người dân. Để làm nòng cốt cho phong trào “Toàn dân làm GTVT” ngoài
việc thành lập Ban bảo đảm giao thông ở huyện và xã do đồng chí chủ tịch huyện và xã làm trưởng ban, cán bộ cấp trưởng huyện đội, phịng giao thơng làm phó ban; các ngành cơng an, bưu điện, lương thực, thương nghiệp, y tế làm ủy viên, Huyện ủy đã chỉ đạo cơ quan huyện đội và các xã đội, ban chỉ huy tự vệ cơ quan tổ chức lực lượng dân quân tự vệ thành các đội chuyên trách. Trong đó, bao gồm:
- Đội dân quân tự vệ làm nhiệm vụ rà phá bom, tham gia làm đường tránh, đường xế.
- Đội chủ lực công nhân giao thông làm nhiệm vụ ứng cứu kịp thời ở các trọng điểm. Đội được thành lập giữa năm 1966 với 200 đội viên, đầu năm 1968 tăng lên 300 đội viên.
Bên cạnh đó là các tổ gác đèn ban đêm ở các ngã ba, bến phà của dân quân tự vệ phà Nghèn, Già, các xã Sơn Lộc, Mỹ Lộc, Đại Lộc, Minh Lộc, Đồng Lộc…
Thứ hai, ta chủ động mở đường tránh, đường xế, đường giao liên và giao thông nông thôn.
Trong công tác bảo đảm GTVT, Huyện ủy Can Lộc đã tập trung chỉ đạo các lực lượng chủ động làm các đường tránh, đường xế. Bằng sự nỗ lực cao nhất và những đóng góp to lớn của nhân dân, nhiều tuyến đường mới đã hình thành, góp phần củng cố thế trận vận tải trên địa bàn. Tổng số đường mới mở
của huyện Can Lộc trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất có chiều dài gấp đơi tổng chiều dài quốc lộ số 1 và 15 chạy qua địa bàn huyện, là thể hiện sức mạnh tổng hợp của quân và dân Can Lộc trên mặt trận GTVT.
Thời kỳ 1965-1968, Can Lộc còn là địa bàn dừng chân, tập kết binh hỏa lực của các sư đoàn trên đường hành quân vào các mặt trận phía Nam, sang Trung - Hạ Lào. Vì vậy, ngày cũng như đêm, trên các tuyến giao liên trong huyện lúc nào cũng rộn rã tiếng bước chân hành quân của bộ đội, dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong. Để tạo điều kiện thuận lợi cho bộ đội cơ động, tuyến giao liên ven biển và miền núi phía Tây huyện Can Lộc từ Kim Lộc, Thuận Lộc qua Song Lộc, Trường Lộc và Mỹ Lộc vượt Truông Bát lên Hương Khê hoặc rẽ vào đường 23 được phát quang cây cối, bụi rậm, đào hầm hào hai bên đường. Nhân dân ở đây cịn nhường nhà ở để lập các trạm đón tiếp, bảo đảm giường phản, nơi ăn nghỉ cho hàng tiểu đoàn, trung đoàn bộ đội dừng chân…[22; tr. 59-60-61-62].
*
Trải qua hơn ba năm gây ra chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đối với miền Bắc Việt Nam, mặc dù đế quốc Mỹ đã tập trung một lực lượng lớn không quân, hải quân đánh phá với nhiều âm mưu và thủ đoạn xảo quyệt; sử dụng những thành tựu mới nhất của nền khoa học- kỹ thuật- công nghệ tiên tiến nhưng đã không đưa lại kết quả như dự tính. Một trong những thất bại lớn nhất của đế quốc Mỹ và tay sai trong cuộc chiến tranh này là đã không ngăn chặn được sự chi viện ngày càng tăng của hậu phương lớn miền Bắc cho cách mạng miền Nam, không làm lung lay được ý chí quyết tâm thống nhất đất nước của Đảng và nhân dân ta ở cả hai miền Nam - Bắc.
Đầu xuân 1968, quân và dân ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ở hầu khắp các thành phố, thị xã, thị trấn miền Nam. Thắng lợi của Tết Mậu Thân đã giáng địn quyết định vào ý chí xâm lược của giới chính trị và quân sự Mỹ, buộc Nhà trắng và Lầu năm góc phải có những thay đổi chiến lược trong tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngày 31 tháng 3 năm 1968, tổng thống Mỹ Giơn-xơn xuất hiện trên vơ tuyến truyền hình tồn liên bang đọc bài diễn văn quan trọng, tuyên bố rằng: Mỹ đơn phương chấm dứt ném bom Việt Nam Dân chủ cộng hoà từ vĩ tuyến 20 trở ra; Sẵn sàng cử đại diện đi vào đàm phán với Việt Nam Dân chủ cộng hồ; Khơng tiếp tục ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ mới. Đây là một biểu hiện thừa nhận sự thất bại hoàn toàn trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở Việt Nam của giới cầm quyền Mỹ. Thế nhưng, trên thực tế, Mỹ vẫn duy trì cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 20; vẫn duy trì các chuyến bay trinh sát đường khơng trên vùng trời, vùng biển miền Bắc và vẫn giành quyền ném bom trở lại toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà khi cần [20; tr. 231].
Tiến hành cái gọi là “ném bom hạn chế” Bắc Việt Nam nhưng thực chất là Mỹ tập trung bom đạn xuống dải đất nhỏ hẹp Khu 4 nhằm chặn đứng sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam, hòng cứu quân đội Mỹ- ngụy trên chiến trường đang bị thiệt hại và chống váng sau đợt 1 Tổng tiến cơng Mậu Thân của quân và dân ta. “…Chúng ta ở vào thế bế tắc với một sự cam kết rất cao, phải tìm ra một chiến lược mới” - đó là lời thú nhận thất bại từ một viên tướng quân sự cấp cao của Bộ quốc phịng Mỹ [35; tr. 250]. “Cần phải tìm ra một chiến lược mới” để cứu vãn sự sụp đổ của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, sự phá sản của chính sách leo thang bắn phá miền Bắc XHCN bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ. Tăng quân vào chiến trường miền Nam và “ném bom hạn chế” miền Bắc là một trong những kế hoạch của “chiến lược mới” đó. Thủ đoạn “ném bom hạn chế” miền Bắc thực chất là
một kế hoạch được “đẻ ra” trong sự “sa lầy” thảm hại của cuộc chiến tranh xâm lược mà Mỹ đang tiến hành ở Việt Nam và sự thất bại trước sức ép ngày càng cao của dư luận tiến bộ Mỹ cùng nhân dân các nước trên thế giới8; là sản phẩm tổng hợp của những bộ óc hiếu chiến ở Lầu năm góc đang điên cuồng tìm cách chống phá sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam.
Trong chiến dịch “ném bom hạn chế”, trung bình mỗi ngày, máy bay địch xuất kích trên 300 lần chiếc nhằm đánh vào các đầu mối giao thông, các mục tiêu quân sự và dân sự. Không quân, hải quân Mỹ liên tục khống chế việc vận chuyển và sửa chữa trên các tuyến giao thông 24/24 giờ mỗi ngày. Pháo hạm Mỹ tăng cường mật độ đánh phá các đoạn đường số 1 ven biển gấp 2 lần so với thời gian trước. Trên dải đất hẹp bằng 1/4 miền Bắc, chỉ trong vòng 7 tháng, mật độ bom đạn địch dội xuống tăng gấp 20 lần, số trận ném bom của máy bay Mỹ tăng 2,6 lần so với toàn bộ năm 1967. Cùng với các tỉnh trên địa bàn Khu 4, ngay từ giữa tháng 3 năm 1968, quân và dân Hà Tĩnh phải ngày đêm đối phó quyết liệt với các thủ đoạn đánh phá tàn bạo của giặc Mỹ.
Phát hiện tuyến giao thơng phía bắc Hà Tĩnh cịn đơn tuyến, nhiều nơi hiểm yếu khó khắc phục sau khi bị đánh phá, máy bay Mỹ chuyển hướng đánh phá ra phía bắc tỉnh, tập trung là các huyện Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân với âm mưu mới là: Đánh vào giao thông vận tải một cách triệt để và